Tin tức

Địa chỉ khám bệnh tiểu đường ở Thanh Hóa chất lượng, uy tín

Ngày 18/10/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tiểu đường là một trong số những bệnh lý mạn tính ngày càng có nhiều người mắc phải. Nguyên nhân hình thành bệnh tiểu đường là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa hormone insulin. Bệnh thường diễn tiến thầm lặng nhưng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị từ sớm và đúng cách. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu bệnh tiểu đường là gì và gợi ý địa chỉ uy tín khám bệnh tiểu đường ở Thanh Hóa bạn không nên bỏ qua.

1. Tổng quan về bệnh tiu đưng

1.1. Phân loại tiểu đường

Tiểu đường hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường xảy ra do cơ thể bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa đường. Glucose chính là nguyên liệu thiết yếu giúp sản sinh năng lượng cho cơ thể. Chỉ số lượng đường trong máu của cơ thể sẽ nằm ở những mức sau:

  • Người bình thường: 70 - 100 mg/dL (tương đương 4.0 - 5.5 mmol/l);
  • Người tiền tiểu đường: 100 - 125 mg/dL ( tương đương 5.6 - 6.9 mmol/L);
  • Người bị tiểu đường: 126 mg/dL (7 mmol/L).

Một số nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Một số nguyên nhân gây tiểu đường

Tiểu đường được phân thành 3 loại như sau:

  • Tiền tiểu đường: là khi chỉ số đường huyết nằm ở mức 100 - 125 mg/dL chưa phải dạng tiểu đường chính thức. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát thì nguy cơ loại này trở thành tiểu đường type 2 trong tương lai là rất cao;
  • Tiểu đường type 1: là do phản ứng tự miễn trong cơ thể khiến insulin bị sản xuất thiếu hụt, bệnh nhân thay vào đó phải bổ sung insulin nhân tạo và điều này cần phải được duy trì suốt đời;
  • Tiểu đường type 2: xảy ra khi insulin do tuyến tụy tiết ra bị sụt giảm do với bình thường hoặc cơ thể kháng insulin. Loại này khác với tiểu đường type 1 ở điểm là mặc dù cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng lại không dùng insulin hiệu quả;
  • Tiểu đường thai kỳ: xuất hiện ở những phụ nữ mang thai do sự thay đổi hormone thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ có thể hết sau sinh nếu mẹ bầu kiểm soát đường huyết tốt, còn ngược lại nếu tiểu đường thai kỳ không được điều trị hiệu quả thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai, khi sinh nở và tiến triển thành tiểu đường type 2 sau sinh.

1.2. Triệu chứng của tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể được nhận biết thông qua những dấu hiệu như sau:

  • Người bệnh tiểu nhiều;
  • Thường xuyên cảm thấy đói và khát;
  • Mệt mỏi;
  • Thị lực giảm sút;
  • Vết loét hay tổn thương trên da lâu lành;
  • Nước tiểu có đường (có thể suy đoán được nếu thấy kiến bu vào nơi nước tiểu vương vãi).
  • Nữ giới: ngứa và khô da, nhiễm trùng tiết niệu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục,...;
  • Nam giới: yếu cơ, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương.

2. Những điều cần lưu ý khi khám bệnh tiểu đường

Khám bệnh tiểu đường là một hoạt động thăm khám nên làm bởi vì hiện nay càng ngày càng có nhiều người bị tiểu đường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chẳng hạn như tổn thương thận, nhiễm trùng da, trầm cảm, cắt cụt chi, mắc bệnh võng mạc, thai lưu, hạ đường huyết sơ sinh, tiền sản giật, đột quỵ, mắc bệnh về tim mạch,... Đặc biệt biến chứng về tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở những người mắc bệnh tiểu đường. 

Trước khi khám bệnh tiểu đường, người bệnh cũng nên ghi nhớ một số lưu ý như sau:

  • Nhịn ăn và nhịn uống (trừ nước lọc) tối thiểu 8 giờ trước khi đi khám theo lời dặn của bác sĩ;
  • Mang theo sổ khám bệnh (nếu có từ trước), cũng như các loại thuốc đang sử dụng.

Người bệnh cần ghi nhớ một số lời dặn của bác sĩ trước khi xét nghiệm tiểu đường

Người bệnh cần ghi nhớ một số lời dặn của bác sĩ trước khi xét nghiệm tiểu đường

Người bệnh có thể liên hệ trước với cơ sở đăng ký thăm khám để được hướng dẫn chi tiết, cụ thể những điều cần quan trọng cần lưu ý.

3. Những danh mục xét nghiệm cần thực hiện khi khám bệnh tiểu đường 

Dưới đây là những danh mục thường được tiến hành khi khám bệnh tiểu đường bạn có thể tham khảo:

3.1. Xét nghiệm đường huyết khi đói

Xét nghiệm này thường được chỉ định vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 8 giờ (lúc bụng đói). Nếu kết quả bệnh nhân nhận được với chỉ số đường huyết là 100 - 125 mg/dL (tương đương 5.6 - 6.9 mmol/L) thì tức là người bệnh đang mắc tiền tiểu đường, từ mức 126 mg/dL(7 mmol/L) trở lên là đã bị mắc tiểu đường. 

3.2. Xét nghiệm HbA1C

Loại xét nghiệm này được tiến hành để kiểm tra mức đường huyết trung bình trong cơ thể người bệnh trong vòng 2 - 3 tháng gần nhất. Kết quả sẽ được chiếu theo mức tiêu chuẩn nêu trên.

3.3. Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Đây là hình thức xét nghiệm có thể được thực hiện ở bất cứ thời điểm nào, không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn để kiểm tra. Nếu chỉ số tiểu đường ở xét nghiệm này là 200 mg/ dL trở lên thì có thể kết luận người bệnh đã bị tiểu đường.

3.4. Xét nghiệm sàng lọc Glucose

Tương tự như phương pháp trên, người bệnh sẽ được uống Glucose pha trong một cốc nước lọc. Sau đó 1 giờ nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy mẫu máu để kiểm tra chỉ số đường huyết. Nếu chỉ số này vượt ngưỡng 140 mg/dL thì người bệnh cần làm xét nghiệm dung nạp Glucose.

3.5. Xét nghiệm dung nạp Glucose

Xét nghiệm này có tác dụng giúp đo nồng độ đường có trong máu vào thời điểm trước và sau khi xét nghiệm. Yêu cầu đối với loại xét nghiệm này là bệnh nhân cần nhịn ăn trước đó 8 tiếng đồng hồ, trước khi xét nghiệm người bệnh sẽ được cho uống một cốc nước chứa dung dịch đã pha glucose.

Nhân viên y tế sẽ tiến hành kiểm tra chỉ số đường huyết vào các mốc trước khi uống đường và 1 - 2 giờ sau khi người bệnh uống glucose. Nếu đường huyết nằm ở mức 140 - 199 mg/dL thì tức là bệnh nhân đã bị tiền tiểu đường, mức 200 mg/dL là tiểu đường.

4. MEDLATEC Thanh Hóa - Địa chỉ uy tín để khám bệnh tiểu đường ở Thanh Hóa

Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế uy tín, được người dân cả nước tin tưởng lựa chọn kiểm tra sức khỏe. Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC cũng là địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng ở Thanh Hóa và các tỉnh thành lân cận đánh giá cao.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, cùng với đó là Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP, Hệ thống Y tế MEDLATEC có đủ năng lực để thực hiện nhiều loại xét nghiệm khác nhau, trong đó bao gồm cả thăm khám và tiểu đường. 

Xét nghiệm tiểu đường ở Thanh Hóa - Đăng ký ngay tại MEDLATEC Thanh Hóa

Xét nghiệm tiểu đường ở Thanh Hóa - Đăng ký ngay tại MEDLATEC Thanh Hóa

Nếu bạn chưa biết nên khám bệnh tiểu đường ở Thanh Hóa tại địa chỉ nào thì có thể đến Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Hóa: Số 12 - 14 đường Phạm Ngũ Lão, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Để được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ thăm khám tại MEDLATEC hoặc hỗ trợ hướng dẫn đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa, hay đăng ký dịch vụ lấy mẫu tại phòng khám và lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tại Thanh Hóa, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.