Tin tức

Phác đồ điều trị tiểu đường dễ thực hiện và hiệu quả cao

Ngày 17/12/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bệnh tiểu đường gần như không thể điều trị dứt điểm. Mục tiêu của các phương pháp điều trị hiện nay là giúp người bệnh “chung sống” hòa bình với tiểu đường bằng cách kiểm soát đường huyết và cải thiện triệu chứng của bệnh. Dưới đây là phác đồ điều trị tiểu đường có thể mang lại hiệu quả tích cực, phòng ngừa tối đa nguy cơ biến chứng bệnh.

1. Một vài thông tin về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa. Khi bị tiểu đường, lượng đường huyết của người bệnh luôn ở mức cao hơn so với chỉ số tiêu chuẩn. Tình trạng này có thể do sự thiếu hụt insulin, đề kháng với insulin hoặc cũng có thể là do cả 2 nguyên nhân kể trên. 

Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường

Một số triệu chứng của tiểu đường

Bệnh tiểu đường bao gồm tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ (là những trường hợp phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai). 

- Theo Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), thực trạng bệnh tiểu đường đang có những diễn biến rất phức tạp: 

+ Trên thế giới ghi nhận hàng trăm nghìn trẻ em được chẩn đoán bị tiểu đường type 1 mỗi năm. 

+ Đa số người bệnh tiểu đường là người cao tuổi. Tuy nhiên, số người trẻ mắc tiểu đường cũng đang ngày một nhiều hơn. 

- Tiểu đường là bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát hiệu quả, cụ thể như sau: 

+ Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 

+ Gây suy giảm chức năng thận. 

+ Gây ra nhiều bệnh lý về mắt, đặc biệt là nguy cơ về bệnh lý võng mạc, tăng nhãn áp,...

+ Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người không bị bệnh. 

+ Gây ra những tổn thương về thần kinh. 

+ Gây ra những tổn thương trên da.

+ Gây ra tình trạng “bàn chân đái tháo đường”: Đây chính là những trường hợp bệnh nhân tiểu đường gặp phải biến chứng nghiêm trọng về thần kinh. Người bệnh bị mất cảm giác ở bàn chân và không thể phát hiện được những tổn thương xảy ra tại đây.

+ Ketoacidosis tiểu đường khiến người bệnh bị hôn mê và thậm chí là tử vong. 

2. Phác đồ điều trị tiểu đường

Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị bao gồm điều trị y tế và sự điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Dưới đây là phác đồ điều trị tiểu đường

2.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện

- Chế độ ăn: 

Có thể nói rằng, chế độ ăn vô cùng quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Nếu ăn uống khoa học, bệnh nhân có thể kiểm soát chỉ số đường huyết một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không ăn uống khoa học, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và tăng nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau củ

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau củ

Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân tiểu đường: 

+ Nến duy trì chế độ ăn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất: Người bệnh nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, không nên ăn nhiều đồ ngọt, ưu tiên những thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết thấp. Nên bổ sung 50 - 60% glucid, 20 - 30% lipid và từ 15 - 20% protid. 

+ Với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân chỉ nên ăn 3 bữa chính trong ngày. 

+ Nếu đang điều trị bằng phương pháp tiêm insulin thì nên chia thành 4-5 bữa nhỏ trong ngày. 

- Chế độ tập luyện: Tập thể dục là phương pháp rèn luyện sức khỏe hiệu quả, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý. Người bị tiểu đường cũng cần thường xuyên tập thể dục: 

Nên tập thể dục mỗi ngày

Nên tập thể dục mỗi ngày

+ Nên tập đều đặn khoảng 5 ngày mỗi tuần và mỗi buổi tập nên kéo dài khoảng 30 phút. 

+ Trước khi tập luyện, bạn nên thực hiện kiểm tra tim mạch và đo huyết áp

+ Tùy theo thể trạng sức khỏe và sở thích cá nhân, hãy lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp, có thể lựa chọn bài tập đi bộ, đạp xe, bơi lội, leo cầu thang bộ,...

2.2. Phác đồ điều trị bằng insulin

Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp:

- Bị tiểu đường type 1.

- Bị tiểu đường trong thời gian mang thai. 

- Áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 trong tình trạng:

+ Mất bù xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, tăng đường huyết, vết thương cấp,...

+ Không thể kiểm soát cân nặng. 

+ Đang trong giai đoạn mang thai. 

+ Can thiệp ngoại khoa. 

+ Suy giảm chức năng gan thận.

+ Bị dị ứng khi dùng thuốc hạ đường huyết

+ Cùng với một số trường hợp khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. Thông thường: 

+ Những trường hợp bị tiểu đường type 1: Tiêm 2 - 4 mũi trong một ngày.

+ Những trường hợp bị tiểu đường type 2: Áp dụng với phác đồ của tiểu đường tuýp 1 kết hợp với phác đồ 1 mũi insulin cùng với thuốc viên theo chỉ định của bác sĩ. 

+ Những trường hợp tiểu đường thai kỳ: Tiêm 1 đến 4 mũi/ngày tùy thuộc vào từng trường hợp và chỉ định cụ thể của bác sĩ. 

2.3. Điều trị tiểu đường bằng thuốc 

Bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng một số nhóm thuốc như sau: 

- Thuốc kích thích bài tiết insulin.

- Thuốc làm tăng nhạy cảm insulin ngoại vi và đồng thời giảm đề kháng insulin.

- Thuốc ức chế enzyme alpha glucosidase làm giảm hấp thu glucose.

- Thuốc Glinide.

- Thuốc tác dụng lên hệ incretin.

Trên đây là phác đồ điều trị tiểu đường mới nhất mà bạn có thể tham khảo. Đối với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng nhất để có thể “sống chung” với bệnh chính là tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. 

Người bệnh cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết

Người bệnh cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết

Dù đã điều chỉnh thói quen sống, chế độ ăn uống và tuân thủ đúng theo phác đồ trị tiểu đường, người bệnh vẫn cần thường xuyên đi khám sức khỏe để theo dõi tình trạng bệnh. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ sao cho phù hợp với mỗi giai đoạn của bệnh. 

Để được tư vấn chi tiết hơn và có nhu cầu đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời bạn liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.