Tin tức

Điểm danh những nguyên nhân giảm tiểu cầu và dấu hiệu nhận biết

Ngày 24/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Nguyên nhân giảm tiểu cầu rất đa dạng. Giảm tiểu cầu nặng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy nên cần phát hiện bệnh sớm, xác định nguyên nhân và lên phương án điều trị hiệu quả theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

1. Tiểu cầu và vai trò đối với cơ thể 

Tiểu cầu là một trong ba tế bào máu do tủy xương sản xuất có kích thước nhỏ, không nhân, không màu. Tuổi thọ của tế bào tiểu cầu trong khoảng từ 7 - 10 ngày và được cơ thể sản xuất liên tục. 

Tiểu cầu là một trong ba tế bào máu có kích thước nhỏ do tủy xương sản xuất

Tiểu cầu là một trong ba tế bào máu có kích thước nhỏ do tủy xương sản xuất

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành cục máu đông, tham gia vào những giai đoạn nhất định trong quá trình đông máu. Khi mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu sẽ kết tụ lại tạo thành nút thắt giúp máu ngừng chảy. 

2. Nguyên nhân giảm tiểu cầu

Đối với một cơ thể trưởng thành khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trong máu thường ở mức từ 150.000 - 450.000 tế bào/mm3 máu. Nếu bị giảm tiểu cầu, người bệnh sẽ có khả năng bị xuất huyết và xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Các mức độ giảm tiểu cầu 

Giảm tiểu cầu xảy ra khi số lượng tế bào tiểu cầu trong máu thấp hơn ngưỡng bình thường với các mức độ từ nhẹ đến nặng: 

  • Mức độ nhẹ: từ 101.000 đến 140.000/ microlit.
  • Mức độ trung bình: từ 51.000 đến 100.000/ microlit.
  • Mức độ nặng: từ 51.000 đến 21.000/ microlit.

Nguyên nhân giảm tiểu cầu 

Tiểu cầu giảm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân giảm tiểu cầu phổ biến có thể kể đến là: 

  • Lách to: Kích thước lách to hơn bình thường sẽ “bắt giữ” tiểu cầu với một lượng đáng kể dẫn đến giảm tiểu cầu trong máu.
  • Virus: Một số loại virus như viêm gan B, C, HIV, thủy đậu, quai bị,… có thể làm giảm khả năng sản xuất tiểu cầu của tủy xương. 
  • Bệnh tự miễn: Một số bệnh như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp,… làm tăng khả năng phá hủy tiểu cầu khiến số lượng trong máu giảm nhanh. 
  • Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: Hệ miễn dịch bị rối loạn tạo ra kháng thể phát hủy tiểu cầu. 
  • Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối: Có nhiều cục máu đông hình thành trong cơ thể khiến số lượng tế bào tiểu cầu giảm nhanh. 
  • Ung thư: Ung thư bạch cầu hoặc các loại ung thư di căn tấn công tủy xương làm cản trở hoạt động sản xuất tế bào tiểu cầu. 
  • Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị: Những phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng hoạt động tạo ra tiểu cầu. 
  • giảm tiểu cầu khác: Nghiện rượu, ngộ độc, thiếu máu bất sản, chứng loãng máu, tan máu ure huyết sốt xuất huyết Dengue, đột biến gen di truyền, ghép tạng, mang thai,… 

Tiểu cầu giảm có thể do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư

Tiểu cầu giảm có thể do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư

3. Dấu hiệu nhận biết giảm tiểu cầu

Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân giảm tiểu cầu thì bạn cũng cần phải biết những dấu hiệu để sớm nhận biết bệnh. Ở giai đoạn đầu, giảm tiểu cầu thường được phát hiện thông qua xét nghiệm khi kiểm tra tổng quát hoặc thăm khám các vấn đề sức khỏe khác do không có triệu chứng rõ ràng. Trường hợp tiểu cầu giảm thấp quá mức có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau: 

  • Da xuất hiện những chấm đỏ, thường xuất hiện ở những vùng da mỏng như mặt trong cánh tay, mặt trong đùi,....
  • Da nổi những vết bầm, màu xanh lam hoặc tím sau đó chuyển sang vàng theo thời gian. Vết bầm thường dễ xuất hiện sau khi có tác động lực.
  • Thường xuyên bị chảy máu nướu, chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu. 
  • Nước tiểu có lẫn máu, phân đen hoặc có máu. 
  • Kinh nguyệt kéo dài, máu kinh ra nhiều hoặc chảy máu âm đạo. 
  • Vết thương hở chảy máu nhiều, khó ngưng, dễ nhiễm trùng. 
  • Đau đầu liên tục, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thị lực giảm. 
  • Những trường hợp nặng có thể gặp tình trạng xuất huyết nội tạng, xuất huyết não hay màng não, nguy cơ tử vong cao. 

Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng lâm sàng trên thì bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị sớm. 

Máu chảy ở vị trí vết thương hở khó cầm có thể là dấu hiệu giảm tiểu cầu

Máu chảy ở vị trí vết thương hở khó cầm có thể là dấu hiệu giảm tiểu cầu

4. Giảm tiểu cầu ăn gì để tăng số lượng tế bào trong máu? 

Phương pháp điều trị tiểu cầu tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và thể trạng của từng người. Bên cạnh việc tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để giúp cơ thể phục hồi tổn thương và thúc đẩy quá trình sản xuất tiểu cầu của tủy xương. Để sớm cải thiện số lượng tiểu cầu trong máu, bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày những thực phẩm sau: 

  • Thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ nhà cam, quýt, ớt chuông, dâu tây, súp lơ trắng, dưa lưới, kiwi, ổi,… để tăng cường chức năng hệ miễn dịch đồng thời cải thiện khả năng sản xuất tiểu cầu.
  • Thực phẩm giàu sắt như gan bò, hầu, socola đen, ức vịt, các loại rau xanh đậm, đậu nành, gan gà,… để giúp tăng cường quá trình tạo máu và giúp tế bào tiểu cầu khỏe mạnh. 
  • Thực phẩm giàu Folate như rau bina, rau diếp, bông cải xanh, đậu bắp, măng tây, chuối, dưa, men, nấm, thận bò, gan bò,… nhằm cải thiện chức năng các tế bào máu và tăng sản tiểu cầu.
  • Thực phẩm giàu vitamin B12 như hạnh nhân, đậu nành, ngũ cốc, trứng, cá hồi, cá ngừ,… để thúc đẩy quá trình sản sinh tiểu cầu. 

Ngoài ra, người bị tiểu cầu thấp cần hạn chế ăn thịt đỏ, thức ăn nhanh, các loại quả mọng, hành tây, tỏi,… Các loại chất béo bão hòa trong sữa hay chế phẩm từ sữa và mỡ động vật cũng không tốt với người bị giảm tiểu cầu. Đặc biệt, rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích sẽ có thể khiến tình trạng giảm tiểu cầu nghiêm trọng hơn nên bệnh nhân cần tránh tiêu thụ.

Việc xác định chính xác nguyên nhân giảm tiểu cầu đóng vai trò quan trọng đối với phương pháp và hiệu quả điều trị. Vì vậy, ngay khi có triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám càng sớm càng tốt. 

Khách hàng thăm khám sức khỏe tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Khách hàng thăm khám sức khỏe tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Hiện nay, các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ mà bạn có thể lựa chọn để thăm khám và điều trị giảm tiểu cầu. Để đặt lịch khám với bác sĩ của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên hỗ trợ nhiệt tình. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ