Tin tức

Điểm qua các loại bạch cầu trong cơ thể con người

Ngày 16/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bạch cầu được biết đến là một phần thuộc hệ miễn dịch, chúng giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Chính vì thế, mọi người nên quan tâm tới chức năng của bạch cầu và các chỉ số có liên quan. Đặc biệt, chúng ta cần nắm được các loại bạch cầu và chức năng của từng loại nhất định.

1. Tìm hiểu chung về bạch cầu

Chắc hẳn mọi người đã từng nghe qua về bạch cầu, đây là thành phần thường có trong máu. Chúng còn được biết đến với những tên gọi khác, ví dụ như hạch bạch huyết hoặc là tế bào miễn dịch. Trên thực tế, bạch cầu có nhiệm vụ vô cùng quan trọng, hỗ trợ ngăn ngừa sự tấn công của các tác nhân lạ vào cơ thể người và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.

Bạch cầu còn được biết đến với tên gọi hạch bạch huyết

Bạch cầu còn được biết đến với tên gọi hạch bạch huyết

Cụ thể, nếu phát hiện vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu sẽ bắt đầu hoạt động mạnh để tăng khả năng hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể. Nhờ sự có mặt của hạch bạch huyết, các tác nhân lạ không có cơ hội tấn công và gây hại cho cơ thể. Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến khích chúng ta theo dõi và nắm được các chỉ số bạch cầu của bản thân mình.

Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ biết rằng có nhiều loại hạch bạch huyết khác nhau và các loại bạch cầu này cũng sở hữu chức năng riêng biệt. Vậy chức năng của từng nhóm bạch cầu là gì?

2. Khám phá các loại bạch cầu

Trên thực tế, bạch cầu được chia thành 3 nhóm chính, trong đó mỗi nhóm sẽ đảm nhận chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể là: bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho.

2.1. Bạch cầu hạt

Trong quá trình tìm hiểu về các loại bạch cầu, chúng ta không thể bỏ qua bạch cầu hạt, đặc điểm của chúng là có nhiều hạt nhỏ, bên trong chứa protein. Đây là điểm nhận dạng của bạch cầu đa nhân so với các loại khác. Mọi người nên chú ý đặc điểm này để phân biệt và nhận dạng chính xác từng loại hạch bạch huyết nhé.

Các chuyên gia cho biết, bạch cầu hạt gồm 3 loại tế bào phổ biến, đó là bạch cầu ái kiềm, bạch cầu ái toan và loại tế bào trung tính. Trong trường hợp cơ thể chúng ta bị ký sinh trùng tấn công và gây ra tình trạng nhiễm trùng, bạch cầu ái toan sẽ hoạt động và ngăn ngừa những diễn biến xấu xảy ra. Bên cạnh đó, loại tế bào này cũng tham gia kiểm soát các phản ứng miễn dịch và phản ứng viêm của cơ thể.

Bạn có biết về các loại bạch cầu trong cơ thể?

Bạn có biết về các loại bạch cầu trong cơ thể?

Bạch cầu ái kiềm thường xuất huyết khi cơ thể chúng ta bị dị ứng để kiểm soát tình hình sức khỏe. Nhìn chung, số lượng bạch cầu ái kiềm tương đối nhỏ, theo các số liệu thống kê loại tế bào này chỉ khoảng 1% trên tổng số hạch bạch huyết của cơ thể. Có thể nói, bạch cầu trung tính phổ biến hơn cả trong các loại bạch cầu, chúng có khả năng tiêu diệt nấm, vi khuẩn có nguy cơ gây hại cho cơ thể.

2.2. Bạch cầu đơn nhân

So với bạch cầu đa nhân, số lượng bạch cầu đơn nhân thường thấp hơn và chiếm từ 2 - 8% tổng số bạch cầu. Nhiều bạn thắc mắc không biết bạch cầu đơn nhân giữ vai trò như thế nào trong hoạt động bảo vệ cơ thể?

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bạch cầu đơn nhân chủ yếu tham gia vào quá trình kiểm soát nhiễm trùng mạn tính. Mặc dù số lượng không quá nhiều, bạch cầu đơn nhân vẫn giữa vai trò vô cùng quan trọng. Sau khi phát hiện các tác nhân gây nhiễm trùng mạn tính, chúng sẽ tiêu diệt những tế bào gây hại này để kiểm soát tốt nhất tình trạng sức khỏe, ngăn ngừa sự lan rộng của hiện tượng nhiễm trùng.

2.3. Tế bào lympho

Trong quá trình tìm hiểu về các loại bạch cầu, chúng ta đều biết rằng tế bào lympho là một phần không thể thiếu với 2 dạng chính, đó là tế bào lympho B và T. Nếu như tế bào lympho B chịu trách nhiệm sản sinh kháng thể thì tế bào lympho T lại tham gia vào quá trình phát hiện, tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng bằng cách hoạt hóa.

Tế bào Lympho đóng vai trò quan trọng

Tế bào Lympho đóng vai trò quan trọng

3. Theo dõi các chỉ số cơ bản liên quan tới bạch cầu

Bên cạnh việc tìm hiểu về các loại bạch cầu, bác sĩ cũng khuyến khích mọi người nên chủ động theo dõi chỉ số cơ bản liên quan tới bạch cầu. Đây là cơ sở giúp chúng ta xác định tình hình sức khỏe và kịp thời xử lý, điều trị trong trường hợp cần thiết.

Thông thường, người ta thường quan tâm tới chỉ số WBC - chỉ số cho biết lượng bạch cầu/1 thể tích máu. Đối với mỗi độ tuổi, chỉ số này sẽ dao động ở ngưỡng khác nhau, vì vậy các bạn nên tìm hiểu thật kỹ để xác định xem lượng bạch cầu trong cơ thể của mình có ổn định hay không.

Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số WBC thường dao động trong khoảng từ 13000 - 38000/mm3, trong khi đó các bé từ 2 tuần tuổi trở lên có chỉ số WBC từ 5000 - 20000/mm3. Ở người trưởng thành, sức khỏe tốt, lượng bạch cầu thường thấp hơn so với trẻ nhỏ và dao động khoảng 4500 - 11000/mm3.

Chúng ta nên theo dõi lượng bạch cầu trong cơ thể thường xuyên

Chúng ta nên theo dõi lượng bạch cầu trong cơ thể thường xuyên

Trong trường hợp chỉ số WBC quá cao hoặc thấp hơn so với những thông số nêu trên, mọi người nên chủ động đi kiểm tra các loại bạch cầu để nắm được vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải.

4. Chỉ số WBC bất thường vì lý do gì?

Nhiều bạn lo lắng không biết chỉ số WBC bất thường có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không? Câu trả lời là có, kể cả trường hợp WBC quá cao hoặc quá thấp, bạn nên đi kiểm tra và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Nếu WBC quá cao, gọi là hiện tượng tăng bạch cầu. Nguyên nhân là do: sau phẫu thuật cắt bỏ lá lách, bị nhiễm trùng, thường là ở những người bị bệnh viêm (ví dụ như viêm khớp dạng thấp hoặc dị ứng), bệnh bạch cầu hoặc bệnh Hodgkin tổn thương mô (ví dụ, bỏng, ung thư máu, đa hồng cầu).

Số lượng WBC thấp hơn bình thường có thể là do một số nguyên nhân như:

  • Nhiễm virus: Dengue, HIV...

  • Thiếu hoặc suy tủy xương (do nhiễm trùng, khối u hoặc sẹo bất thường).

  • Một số rối loạn tự miễn dịch như lupus (SLE).

  • Thuốc điều trị ung thư, hoặc do sử dụng các loại thuốc khác.

  • Do bệnh gan hoặc lá lách.

  • Do xạ trị ung thư hoặc do một số bệnh do virus, chẳng hạn như bạch cầu đơn nhân (mono).

  • Do tổn thương tủy xương; Nhiễm vi khuẩn rất nặng.

  • Do căng thẳng nghiêm trọng về cảm xúc hoặc các vấn đề về thể chất (chẳng hạn như do chấn thương hoặc phẫu thuật).

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín

Tốt nhất các bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để biết được các loại bạch cầu trong cơ thể có đang hoạt động hiệu quả hay không. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín với hơn 26 năm kinh nghiệm và đi đầu về năng lực xét nghiệm. Bệnh viện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp. Vì vậy, Quý khách có thể an tâm về chất lượng xét nghiệm khi thực hiện tại đây. Để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết, Quý khách có thể liên lạc Tổng đài 1900 56 56 56.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp các bạn nắm được các loại bạch cầu và cách theo dõi lượng hạch bạch huyết trong cơ thể. Nếu chỉ số liên quan tới bạch cầu tăng, giảm bất thường, bạn cần đi kiểm tra sớm để bảo vệ sức khỏe của bản thân. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.