Tin tức
Điểm qua một số con đường lây nhiễm vi rút Ebola và cách điều trị
- 23/11/2020 | Tình hình dịch bệnh Ebola ở Việt Nam và cách phòng tránh tối ưu nhất
- 23/11/2020 | Chuyên gia tư vấn cách nhận biết và phòng tránh Ebola
- 21/10/2020 | Nhiễm vi khuẩn e coli từ những nguồn nào và cách điều trị ra sao?
- 28/01/2021 | Vi khuẩn E coli có nguy hiểm như chúng ta vẫn nghĩ?
1. Các con đường lây nhiễm vi rút Ebola
Đã có nhiều bài nghiên cứu cho thấy vi rút Ebola tồn tại trong cơ thể của một số loài động vật. Điển hình như khỉ, nhím, linh dương, tinh tinh, dơi ăn quả,... Nếu con người tiếp xúc với nội tạng, dịch tiết hoặc máu của những con vật nhiễm bệnh thì virus sẽ tấn công và xâm nhập vào cơ thể. Theo bác sĩ, loại virus này hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm qua không khí hoặc những hoạt động tiếp xúc thông thường.
Virus Ebola thường lây nhiễm qua tuyến nước bọt
Tuy nhiên, khi người mắc bệnh ho, hắt hơi làm tuyến nước bọt bắn ra ngoài và tồn tại trong không khí thì sẽ có khả năng truyền nhiễm cho những người hít phải. Thực tế, virus Ebola thường lây nhiễm từ đối tượng này sang đối tượng khác dựa trên những tiếp xúc trực tiếp, thân mật. Cụ thể như thông qua miệng, mũi, vết xước trên da hoặc niêm mạc ở mắt. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua:
-
Dịch tiết từ cơ thể của bệnh nhân hoặc thi hài của người tử vong do virus Ebola. Dịch tiết này có thể là chất nôn, phân hoặc máu của người bệnh.
-
Những đồ dùng cá nhân như ga trải giường, quần áo, bàn chải, kim tiêm,...
-
Tinh dịch của bệnh nhân nam đã được chữa trị, hồi phục sức khỏe sau khi bị nhiễm virus. Thực tế, loại virus này hoàn toàn có thể tái phát trở lại và tồn tại trong cả tinh dịch của nam giới. Do đó, thông qua con đường quan hệ tình dục (âm đạo, miệng hoặc hậu môn) virus này vẫn có thể tấn công và xâm nhập đối phương.
Lây nhiễm virus thông qua con đường quan hệ tình dục
Ngoài ra, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng dễ bị nhiễm virus, nhất là những người không tuân thủ đúng theo quy định phòng hộ. Trong đó, người thân và nhân viên y tế là những đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất. Đặc biệt, vi rút Ebola vẫn có thể tồn tại trong không gian kín đối với những nghi thức chôn cất thi hài mất do dịch bệnh. Do đó, việc chủ động đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn là rất cần thiết.
2. Cách chẩn đoán bệnh vi rút Ebola
Theo bác sĩ, việc chẩn đoán phân biệt bệnh do virus Ebola gây ra khá phức tạp. Bởi lẽ, những triệu chứng Ebola rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, điển hình như sốt rét, sốt thương hàn hoặc viêm màng não. Sau thời gian ủ bệnh từ 2 - 21 ngày, hầu hết những người mắc bệnh Ebola đều xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, phát sốt, đau họng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, phát ban,... Bên cạnh đó, cơ thể còn có biểu hiện suy nhược chức năng của thận và gan. Nặng nề hơn là hiện tượng chảy máu cơ thể, nhất là chân răng và tiêu hóa.
Trước những chuyển biến phức tạp của virus Ebola, các bác sĩ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Để đảm bảo quá trình thăm khám đạt được kết quả chính xác nhất, ngoài việc dựa trên những triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ còn chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm. Cụ thể như:
-
Xét nghiệm ELISA: đây là một phương thức xét nghiệm để kiểm tra phân tử sinh học nhằm xác định khả năng miễn dịch liên kết với Enzyme của cơ thể.
Xét nghiệm kháng nguyên để xác định virus gây bệnh
-
Xét nghiệm mức độ trung hòa huyết thanh.
-
Xét nghiệm phân lập virus RT-PCR: là một phương pháp kiểm tra phản ứng của cơ thể trước sự tổng hợp của chuỗi phiên mã ngược.
-
Soi kính hiển vi điện tử để tìm virus mầm mống bệnh.
-
Nuôi cấy tế bào vào cơ thể để phân lập virus.
Trong quá trình thực hiện lấy mẫu cho bệnh nhân cũng như phân tích kết quả xét nghiệm, nhân viên y tế cần hết sức cẩn thận để ngăn chặn nguy cơ bị lây nhiễm. Mặc dù, không chắc chắn kết quả của bệnh nhân là âm tính hay dương tính nhưng tốt nhất mọi người vẫn nên thận trọng và thực hiện đúng với quy định bảo hộ của bệnh viện. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn cho cả mọi người xung quanh, cộng đồng.
3. Giải pháp điều trị bệnh do virus Ebola gây ra
Theo bác sĩ, mục tiêu chữa trị cho người bị nhiễm vi rút Ebola là giảm bớt các triệu chứng của bệnh để nâng cao tỷ lệ sống sót. Thực tế, loại virus này khả năng tàn phá cơ thể rất cao nên bệnh nhân thường dễ rơi vào tình huống nguy kịch. Để giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện sức khỏe và chống chọi với bệnh tật, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Chẳng hạn như sử dụng thuốc tiêm vào tĩnh mạch nhằm cung cấp cho cơ thể lượng nước đã mất kết hợp với uống thuốc tăng cường đề kháng.
Đến thời điểm hiện tại, ngành y học thế giới vẫn chưa sản xuất được loại thuốc có tác dụng đặc trị virus Ebola. Tuy nhiên, những phương pháp can thiệp tạm thời vẫn có thể kiểm soát được tình trạng của bệnh nhân. Cụ thể quá trình điều trị cho người bị lây nhiễm virus này sẽ bao gồm các bước can thiệp cơ bản như:
-
Trong quá trình tấn công và tàn phá cơ thể người bệnh, lượng nước và máu sẽ bị hao hụt rất nhiều. Do đó, bệnh nhân cần được bổ sung chất lỏng và muối cơ thể (hay còn gọi là chất điện giải). Cụ thể, người bệnh sẽ được cung cấp những dung dịch này bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua đường uống tùy theo thể trạng.
Bổ sung chất điện giải cho cơ thể người bệnh
-
Dưới sự tấn công của virus, khả năng hô hấp của người bệnh sẽ suy giảm rất nhiều. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân là người lớn tuổi, trẻ em hoặc những người đã có bệnh nền sẵn thì virus càng dễ dàng xâm nhập và gây hại. Do đó, người bệnh cần được quan tâm, theo dõi và hỗ trợ hô hấp kịp thời nhằm đảm bảo duy trì hô hấp ổn định.
-
Với những người mắc các bệnh lý liên quan đến đường huyết thì cần được chỉ định sử dụng thuốc hỗ trợ để đảm bảo huyết áp được giữ ở mức ổn định. Đồng thời, nhân viên y tế cần phải kiểm soát được tình trạng rối loạn huyết động, dự phòng các biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân để hạn chế dẫn đến tình trạng suy nhược.
-
Các bệnh nhiễm trùng có thể khiến tình trạng của bệnh nhân diễn biến phức tạp và gây ra nhiều cản trở trong quá trình điều trị bệnh vi rút Ebola. Do đó, các bác sĩ nên kiểm tra tiền sử bệnh tật của bệnh nhân để kiểm soát tất cả các nguy cơ có thể xảy ra nhằm hạn chế những biến chứng ngoài ý muốn.
Sử dụng thuốc kháng sinh để tăng cường sức đề kháng
-
Sử dụng thuốc kháng sinh: đây là một chỉ định không thể thiếu ở tất cả các bệnh nhân vì việc tăng cường sức đề kháng để chống chọi với virus là rất cần thiết. Trong đó, mAb114 và REGN-EB3 là hai loại thước được sử dụng phổ biến nhất vì tỷ lệ hiệu quả cao hơn so với các loại thuốc còn lại.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của vi rút Ebola để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Bên cạnh đó, khi nghi ngờ nhiễm bệnh, mọi người nên liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được chỉ dẫn cách li và điều trị kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!