Tin tức
Tình hình dịch bệnh Ebola ở Việt Nam và cách phòng tránh tối ưu nhất
- 23/11/2020 | Chuyên gia tư vấn cách nhận biết và phòng tránh Ebola
- 01/09/2020 | Làm cách nào để phân biệt Covid - 19 và cúm
- 31/10/2020 | Hướng dẫn cách phân biệt Covid - 19 và cúm mùa
1. Thông tin tổng quan về bệnh Ebola
Đã có rất nhiều người mắc bệnh Ebola trên thế giới. Đây là một dạng sốt xuất huyết do virus chủng Ebola gây ra. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên tại hai quốc gia Trung Phi rồi phát tán dần sang các châu lục khác.
Ebola tác động tiêu cực trực tiếp đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến gan, thận và nhiều cơ quan khác. Virus sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ nhanh chóng phá hủy hệ miễn dịch và khả năng đông máu tự nhiên. Bệnh nhân mắc Ebola giai đoạn cuối sẽ dễ xuất hiện các tình trạng như xuất huyết phủ tạng không kiểm soát, không cầm được máu, cơ thể bị sốc và cuối cùng tử vong.
Hình ảnh mô phòng virus Ebola hoạt động trong cơ thể con người
Từ các đối tượng khỏe mạnh đến người có mắc bệnh lý nền đều có khả năng bị lây nhiễm Ebola. Có hai đường lây chính là từ động vật sang người và từ người sang người. Riêng với trường hợp lây từ động vật sang người thì chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch, chất thải hoặc ăn thịt chưa qua chế biến của các loài vật hoang dã.
2. Tình hình bệnh Ebola ở Việt Nam
Ebola chính thức được công nhận bùng phát vào tháng 12 năm 2013. Dịch bệnh này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khoảng 10 quốc gia với gần 30.000 ca nhiễm, trong đó số người tử vong là hơn 11.000 người. Tính đến thời điểm hiện tại thế giới vẫn chưa tìm ra vắc xin phòng bệnh hay phương pháp điều trị chính thức. Đến khoảng tháng 3 năm 2016, WHO đã xác nhận chấm dứt tình trạng bùng phát dịch Ebola trên toàn cầu.
Đến nay thế giới vẫn chưa nghiên cứu thành công vắc xin chống Ebola
Một điều đáng mừng là từ năm 2014 đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận 1 ca nhiễm bệnh Ebola nào. Mặc dù WHO đã bãi bỏ các tình trạng báo động, cảnh báo dịch nghiêm trọng trước đó, tuy nhiên người dân vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng, tránh Ebola được Bộ Y tế khuyến nghị.
Cũng như trên thế giới, các bệnh viện ở nước ta chưa cung cấp vắc xin phòng bệnh Ebola. Ngoài ra, các nhân viên y tế thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như ELISA, xét nghiệm phát hiện kháng nguyên, trung hòa huyết thanh,... Đôi khi Ebola được chẩn đoán bằng phương pháp loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tương tự khác như sốt rét, lỵ trực trùng, tả, viêm gan,...
3. Phương pháp phòng tránh Ebola hiệu quả
Ebola là một dạng bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Tuy nhiên đây không phải là nhóm liên quan đến đường hô hấp nên chúng ta không bị lây qua đường không khí. Tác nhân gây bệnh có thể giảm khả năng lan truyền nhanh chóng nếu bản thân mỗi người nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo sau đây:
Nắm rõ các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh
Ebola được coi như bệnh virus cấp tính ở người, đôi khi nó dễ bị nhầm với một số bệnh khác như sốt rét, tả, viêm gan, viêm màng não,... Để có thể phát hiện được chính xác nguy cơ, chúng ta nên xác định xem mình có đang mắc phải các dấu hiệu dưới đây hay không:
-
Thời gian đầu bệnh nhân thường bị sốt cao, mỏi người, đau cơ nhẹ, đau đầu, đau họng, đau dạ dày, sụt cân.
-
Khi đã phát triển sang giai đoạn phức tạp hơn thì người bệnh có thể bị xuất huyết, đi ngoài ra máu, men gan tăng, giảm bạch cầu nghiêm trọng.
Phát ban là một trong các dấu hiệu khởi phát của bệnh Ebola ở người
Hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây
Thời gian ủ bệnh trung bình của Ebola là khoảng 8 đến 10 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế bệnh có thể mở rộng thời kỳ ủ từ 2 đến 21 ngày. Để đảm bảo bản thân không tiếp xúc với các nguồn lây ngoài cộng đồng nên chú ý các vấn đề sau:
-
Không tiếp xúc với máu, vết thương hở, niêm mạc, các dịch cơ thể của người bệnh hoặc người đã chết vì Ebola.
-
Các đối tượng đã được chẩn đoán là khỏi bệnh cũng cần được cách ly cẩn thận. Chưa nên tiếp xúc ngay với các đối tượng này vì virus Ebola có thể vẫn còn tồn tại trong cơ thể họ.
-
Không để người khỏe mạnh tiếp xúc với đồ dùng bảo hộ của y bác sĩ hoặc người thân chăm sóc bệnh nhân Ebola.
-
Hạn chế tối đa tiếp xúc với người có tiếp xúc với động vật hoang dã ốm hoặc đã chết như dơi, vượn, khỉ,...
-
Hạn chế tiếp xúc với người thân của bệnh nhân, người tham dự đám tang cũng như y bác sĩ chăm sóc khi dịch có dấu hiệu bùng phát.
Nên đến ngay các cơ sở y tế nếu nghi ngờ mình bị nhiễm
Nếu bạn vừa tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người bị nghi ngờ nhiễm Ebola, và thấy một số dấu hiệu nghi ngờ thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Việc thực hiện các biện pháp khám và điều trị sớm sẽ giảm tỷ lệ tử vong, giúp phòng chống bệnh cho người thân và cộng đồng.
Hiện nay các cơ sở y tế từ cấp phường, xã, quận, huyện, thành phố, tỉnh, Trung ương,... đều hỗ trợ người dân trong việc khám, chữa Ebola. Các bạn cũng có thể liên hệ và đến thăm khám tại các cơ sở của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để có thể an tâm về vấn đề sức khỏe của mình. Chúng tôi nhận mọi giải đáp mọi thắc mắc cũng như yêu cầu hỗ trợ của cộng đồng liên quan đến bệnh Ebola ở Việt Nam 24/7 tại đường dây 1900 56 56 56.
Hãy để MEDLATEC hỗ trợ bạn nếu bạn nghi ngờ mình đã nhiễm virus Ebola
Trên đây là tình hình dịch bệnh Ebola ở Việt Nam và cách phòng, tránh bệnh hiệu quả nhất mà mỗi công dân đều dễ dàng thực hiện. Ngoài ra, bạn có thể trực tiếp tuyên truyền, tư vấn các kiến thức biện pháp phòng Ebola cho người thân, bạn bè và cộng đồng xung quanh. Hãy chung tay vì một đất nước khỏe mạnh!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!