Tin tức

Điểm qua nguyên nhân trẻ bỏ ăn và cách khắc phục

Ngày 03/09/2024
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Trẻ bỏ ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều ba mẹ bởi điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc tìm hiểu nguyên nhân trẻ bỏ ăn là rất quan trọng để can thiệp kịp thời, phòng tránh biến chứng trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ,…

1. Các nguyên nhân trẻ bỏ ăn

Nguyên nhân trẻ bỏ ăn là nhiều vô kể, chẳng hạn như sức khỏe không tốt, thực đơn không hấp dẫn, trẻ mất tập trung khi ăn,… Cụ thể:

Trẻ bỏ ăn do mắc bệnh

Cũng giống như người lớn chúng ta, nếu trẻ đang không khỏe, cơ thể mệt mỏi và suy nhược thì tình trạng biếng ăn, bỏ ăn sẽ xảy ra. Với những trẻ nhỏ đang trong giai đoạn mọc răng, hay trẻ bị trào ngược sinh lý và mắc các bệnh về tiêu hóa sẽ có xu hướng bỏ ăn hoặc ăn ít đi. 

Khi trong người không khỏe, trẻ có xu hướng bỏ ăn do mệt mỏi, suy nhược

Khi trong người không khỏe, trẻ có xu hướng bỏ ăn do mệt mỏi, suy nhược

Trẻ bỏ ăn do không đói

Hay nói cách khác là trẻ ăn vặt quá nhiều nên khi đến bữa chính, trẻ sẽ bỏ ăn do không cảm thấy đói. Theo đó, nếu bé tiêu thụ quá nhiều bánh kẹo, đồ ăn nhanh hay nước ngọt, sữa thì đến lúc ăn cơm, bé sẽ không ăn được nữa. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng và đối mặt với nguy cơ béo phì.

Trẻ bỏ ăn do mất tập trung

Đây là nguyên nhân trẻ bỏ ăn rất phổ biến hiện nay. Nhiều người có thói quen cho bé xem tivi, chơi đồ chơi hoặc vừa cho bé ăn, vừa đẩy đi dạo. Việc này khiến trẻ không tập trung vào ăn uống mà chỉ mải mê xem tivi hoặc chơi đùa, dẫn đến bé không chịu nhai hoặc không chịu ăn tiếp.

Trẻ bỏ ăn do thực đơn không hấp dẫn

Thực đơn không hấp dẫn, ba mẹ không chịu thay đổi món và không chú trọng vào cách trình bày món ăn cũng là nguyên nhân trẻ bỏ ăn. Lúc này, vị giác của trẻ không được kích thích mà đã quá nhàm chán với những món ăn quen thuộc nên bỏ ăn là hệ quả tất yếu.

Món ăn nhàm chán, không hấp dẫn cùng là nguyên nhân trẻ bỏ ăn

Món ăn nhàm chán, không hấp dẫn cùng là nguyên nhân trẻ bỏ ăn

2. Trẻ bỏ ăn đối mặt với nguy cơ gì?

Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân trẻ bỏ ăn thì ba mẹ cũng cần nắm được các nguy cơ tiềm ẩn nếu trẻ không chịu ăn uống. Theo đó, trẻ biếng ăn, bỏ ăn kéo dài gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và trí tuệ, cụ thể như sau.

  • Trẻ bỏ ăn dẫn đến thiếu hụt canxi, và hệ quả là xương răng kém phát triển, không chỉ thấp bé, còi cọc mà còn dễ bị sâu răng, gãy xương, viêm khớp,…
  • Trẻ bỏ ăn trong thời gian dài làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, dễ mắc các bệnh về dạ dày hay đối mặt với chứng táo bón mạn tính.
  • Trẻ bỏ ăn, ăn ít trong giai đoạn dậy thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tiết. Đặc biệt, các bé gái sẽ xuất hiện hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là mất kinh.
  • Trẻ bỏ ăn liên tục còn gây hại lên các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Chẳng hạn, trẻ bỏ ăn có thể bị thiếu máu hoặc giảm bạch cầu; suy dinh dưỡng dẫn đến rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp; suy giảm chức năng thận khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn, nước tiểu đặc và sẫm màu,…

3. Làm thế nào khi trẻ bỏ ăn?

Quan trọng nhất là ba mẹ xác định được nguyên nhân trẻ bỏ ăn, sau đó thực hiện các giải pháp sau.

Tạo sự tập trung khi ăn uống

Để làm điều này là rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần không cho bé xem tivi, chơi đồ chơi hay đẩy bé đi dạo trong khi ăn. Thay vào đó là cho bé ngồi vào bàn ăn và tập trung vào ăn uống. Hãy tạo một không gian ăn uống thật vui vẻ, thoải mái với bàn ghế ăn phù hợp, ba mẹ ăn cùng con. Nếu bé không hợp tác, tạm thời không mời bé ăn nữa, cho bé ra khỏi bàn ăn và đợi đến bữa sau.

Ba mẹ cần tạo không gian thoải mái để con tập trung vào ăn uống

Ba mẹ cần tạo không gian thoải mái để con tập trung vào ăn uống

Không ép buộc bé phải ăn

Điều này là rất quan trọng nếu nguyên nhân trẻ bỏ ăn là do sức khỏe kém hoặc do bé không đói. Ép buộc hay la mắng lúc này chỉ khiến trẻ thêm mệt mỏi và sợ hãi, hoàn toàn không có cảm giác ngon miệng hay thèm ăn. Ba mẹ hãy nhẹ nhàng khuyên bảo bé, có thể ăn một ít cũng được và khen ngợi khi bé ăn.

Không ăn sát giờ đi ngủ

Nếu ăn gần sát giờ đi ngủ thì bé sẽ cảm thấy buồn ngủ và không tập trung vào ăn uống. Thậm chí nhiều bé còn ngủ gật khi trong miệng vẫn còn thức ăn. Đó là chưa kể ăn gần giờ đi ngủ còn gây áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, trào ngược, đau dạ dày. Do đó, ba mẹ cần đảm bảo giờ ăn cách giờ đi ngủ ít nhất là 2 - 3 tiếng. 

Thay đổi thực đơn thường xuyên

Để kích thích vị giác của trẻ, ba mẹ hãy cố gắng thay đổi thực đơn thường xuyên, càng phong phú càng tốt. Mỗi bữa ăn không cần quá nhiều món, quan trọng là các món được thay đổi mỗi bữa, kèm theo đó là cách trình bày đẹp mắt với màu sắc bắt mắt. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú và tăng cảm giác ngon miệng.

Làm mới thực đơn mỗi ngày để kích thích vị giác bé yêu

Làm mới thực đơn mỗi ngày để kích thích vị giác bé yêu

Cải thiện hệ tiêu hóa

Nếu nguyên nhân trẻ bỏ ăn do hệ tiêu hóa yếu kém thì ba mẹ cần cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của bé. Bạ mẹ nên chọn sữa phù hợp với hệ tiêu hóa của con cũng như bổ sung probiotic - men vi sinh bằng cách cho bé ăn sữa chua, mỗi ngày 1 hũ hoặc uống men vi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây là cách bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng hơn và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Chúng ta đã cùng điểm qua các nguyên nhân trẻ bỏ ăn cùng biện pháp khắc phục. Trường hợp đã áp dụng các cách trên mà bé vẫn không cải thiện được việc ăn uống, ba mẹ nên đưa bé đi khám với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.

Mọi nhu cầu thăm khám và điều trị chứng biếng ăn, bạn có thể đưa bé đến Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để không chờ đợi lâu, quý khách hãy chủ động đặt lịch trước bằng cách gọi đến hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ