Tin tức

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc tây hay phương pháp dân gian?

Ngày 28/01/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý về xương khớp đặc biệt phổ biến, nó mang đến những khó khăn trong việc hoạt động liên quan tới chân, thậm chí là việc đi lại. Việc điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào mới hiệu quả luôn được quan tâm hàng đầu. Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây!

1. Thoái hóa khớp gối là gì? 

Thoái hóa khớp gối bị gây ra bởi sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và huỷ hoại của sung, lớp xương dưới sụn. Hậu quả là gây nên các thay đổi về hình thái, phân tử, sinh hoá, cơ sinh học của tế bào dẫn tới xơ hoá xương dưới sụn, mất sụn khớp, gai xương. 

Khớp gối là bộ phận quan trọng giúp nâng đỡ trọng lượng toàn bộ cơ thể và còn là cầu nối tạo sự linh hoạt trong hoạt động thường ngày như đi lại, chạy, ngồi,... Trải qua khoảng thời gian dài hoạt động mà không có “bảo dưỡng" thì bất kể bộ phận nào cũng sẽ bị hao tổn ít nhiều, giảm bớt chức năng hoạt động như ban đầu, khớp gối cũng vậy.

2. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến thoái hoá khớp gối

Các yếu tố nguy cơ gây ra thoái hóa khớp gối phần lớn là vì độ tuổi. Khi tuổi đời càng cao thì việc tổng hợp, tái tạo sụn khớp sẽ càng gặp khó khăn hơn hay thậm chí không thể sản sinh thêm dẫn tới việc thoái hóa khớp gối. Bên cạnh đó, cũng có những yếu tố khác dẫn tới căn bệnh này như:

  • Sụn khớp bị tổn thương nặng sau các chấn thương từ việc chơi thể thao, tai nạn,...

  • Tăng cân một cách đột ngột cũng sẽ khiến khớp gối bị tổn thương nặng do phải tải thêm một lượng cơ thể khá lớn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người bị bệnh béo phì dễ mắc thoái hóa khớp gối từ sớm.

Điều trị thoái hóa khớp gối

Người bị bệnh béo phì dễ bị thoái hóa khớp gối

  • Ít vận động dễ khiến các cấu trúc cơ, khớp, gân hay dây chằng không được hoạt động thường xuyên nên dễ bị trì trệ, không sản sinh thêm các tế bào mới.

  • Vận động quá sức cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xương khớp, đặc biệt khi người bệnh phải mang vác quá nặng, quá lâu,...

Ngoài ra, cũng có các nguyên nhân khác tác động đến bệnh như chế độ ăn uống, ảnh hưởng từ các hệ miễn dịch hay ảnh hưởng từ các bệnh lý khác. Sau khi phát hiện được các nguyên nhân gây ra bệnh một cách chính xác thì việc điều trị thoái hóa khớp gối sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

3. Điều trị thoái hóa khớp gối?

Hiện nay, tình hình mắc bệnh thoái hóa khớp gối ngày càng gia tăng nhanh chóng và tuy rằng bệnh này có khả năng chữa trị được nhưng việc hồi phục hoàn toàn thì khó mà triệt để. Vậy có những phương pháp nào có thể áp dụng để điều trị thoái hóa khớp gối?

Điều trị nội khoa: thông thường việc sử dụng thuốc có tác dụng giảm đau, giảm viêm, ngăn ngừa bệnh trở nặng giúp bổ sung dưỡng chất cho các hệ sụn, khớp,...

  • Một số loại thuốc như Paracetamol, Acetaminophen,… giúp giảm đau liều nhẹ, không gây nhiều tác dụng phụ.

  • Nhóm thuốc Diclofenac, Aspirin,… có tác dụng chống viêm.

  • Myonal 50mg, Varafil,… là thuốc giúp giãn các nhóm cơ, đặc biệt là cơ vân.

  • Đường tiêm nội khớp: có chỉ định tùy theo mức độ tình trạng sưng đau khớp gối và mức độ thoái hóa khớp.

  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung nhóm các vitamin B giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Việc sử dụng thuốc tây để điều trị thoái hóa khớp gối phải được thông qua chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa chứ người bệnh không được tùy tiện dùng, nguy cơ kháng thuốc, tác dụng phụ sẽ rất cao.

Điều trị bệnh bằng các phương pháp dân gian có nên không?

Có rất nhiều bài thuốc dân gian mà người bệnh có thể tham khảo để điều trị thoái hóa khớp gối như: sử dụng Lá Lốt, dây Đau Xương, rễ Đinh Lăng hay lá Ngải Cứu. Các bài thuốc được dân gian truyền tai nhau khá nhiều và cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ phía bác sĩ để đánh giá giai đoạn và mức độ bệnh trước khi áp dụng điều trị. 

Một số loại lá có thể điều trị thoái hóa khớp gối

Một số loại lá có thể điều trị thoái hóa khớp gối?

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc hoặc các thiết bị y tế thì người bệnh cũng nên thực hiện những bài tập thể dục tốt cho khớp gối để bệnh tình có tiến triển tốt và nhanh hơn:

  • Nâng chân: hãy nằm ngửa trên bề mặt phẳng sau đó gập 1 bên đầu gối chống trên nền nhà rồi từ từ nâng chân còn lại lên cao rồi lại hạ xuống. Thay đổi chân và lặp đi lặp lại 10 lần.

  • Giãn cơ đùi: tiếp tục nằm ngửa trên sàn như bài tập nâng chân, 2 chân lúc này không gấp lại mà duỗi thẳng ra và đặt 2 cuộn khăn mềm dưới khuỷu chân sau đó lấy tay giúp cơ đùi ép chặt khuỷu chân xuống 2 cuộn khăn và giữ 10 tới 15 giây, lặp lại động tác này khoảng 15 lần.

Người bệnh thoái hóa khớp gối có nên kiêng ăn gì không?

Hầu hết tất cả thực phẩm đều tốt cho sức khỏe người bệnh đặc biệt là các thức ăn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit béo omega-3, chất xơ,... Tuy nhiên, người bệnh đang điều trị thoái hóa khớp gối cũng nên chú ý kiêng các loại thực phẩm sau:

  • Một số thực phẩm có hại cho xương khớp như chuối tiêu, các loại cà (cà chua, cà pháo,...) hay canh cua, thịt chó.

  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ động vật, sản phẩm từ bơ sữa, đồ ăn nhanh.

Người bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Người bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

  • Giảm lượng muối, đồ ngọt trong thức ăn.

  • Hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều photpho như thịt đỏ, phủ tạng,...

Để có được kết quả điều trị bệnh hiệu quả nhất thì việc tìm hiểu bệnh tình chính xác và sớm nhất sẽ là khởi đầu tốt. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên chú ý đến việc tìm hiểu các cơ sở y tế có chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở vật chất hay thiết bị y tế hiện đại cùng với sự chuyên nghiệp của các y bác sĩ để có được sự trợ giúp đáng tin cậy nhất.

Bệnh viện MEDLATEC là cơ sở y tế đã trải qua rất nhiều năm kinh nghiệm trong ngành y (hơn 25 năm) và bệnh viện còn có chứng nhận là trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Gia đình bạn hoàn toàn có thể tin tưởng tìm đến bệnh viện qua 3 cơ sở chính tại Hà Nội là BVĐK MEDLATEC tại Nghĩa Dũng, PKĐK MEDLATEC tại Trích Sài và PKĐK MEDLATEC tại Thanh Xuân. Cả hai cơ sở này đều áp dụng chế độ thăm khám với BHYT và BH bảo lãnh trên rất nhiều đơn vị bảo lãnh. Bạn đọc có thể liên hệ qua tổng đài 1900565656 của viện để đặt lịch khám bệnh.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.