Tin tức
Những điều cần biết về nội soi rửa khớp gối
- 15/03/2020 | Chẩn đoán bệnh thông qua kỹ thuật siêu âm khớp gối
- 04/02/2020 | Xét nghiệm dịch khớp gối giúp phát hiện các bệnh lý về khớp
- 29/07/2019 | Chụp cộng hưởng từ khớp gối - giải pháp phát hiện tổn thương nhanh nhất
- 21/03/2020 | Tìm hiểu về kỹ thuật nội soi khớp gối
- 05/02/2020 | Nội soi rửa khớp gối điều trị thoái hóa khớp và những điều cần biết
1. Nội soi rửa khớp gối có khác gì so với nội soi đầu gối thông thường?
nội soi đầu gối
Đây là kỹ thuật nội soi xương khớp tương đối phổ biến hiện nay. Chúng ta có thể gọi kỹ thuật này là là “nội soi đầu gối”, “nội soi khớp gối”.
Khi thực hiện nội soi bác sĩ sẽ rạch một đường trên khu vực đầu gối nhằm đưa một loại camera y tế chuyên biệt vào bên trong. Camera này có nhiệm vụ thu lại hình ảnh từ bên trong khớp gối. Thông qua thông tin hình ảnh trực tiếp này mà bác sĩ sẽ kiểm tra các cấu trúc mô, khớp, sụn bên trong đầu gối. Nếu bệnh nhân gặp phải các tình trạng như rách sụn, viêm khớp, dây chằng đầu gối bị tổn thương thì cơ bản đều có thể dễ dàng phát hiện cũng như khắc phục thông qua kỹ thuật này.
Kỹ thuật nội soi đang được áp dụng rất nhiều để điều trị bệnh khớp hiện nay
Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ thực hiện nội soi khớp gối để chẩn đoán và phẫu thuật cùng lúc. Người bệnh sẽ được bác sĩ rạch thêm một vị trí nữa để đưa dụng cụ phẫu thuật vào bên trong. Hiện nay phẫu thuật nội soi đầu gối theo cách trên được coi là tối ưu hơn rất nhiều so với phương pháp mổ hở trước đây. Quá trình thực hiện phẫu thuật sẽ nhanh hơn, bệnh nhân phải chịu ít đau đớn cũng như rút ngắn thời gian hồi phục hậu phẫu. Đối với các trường hợp phẫu thuật cần đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao thì phẫu thuật nội soi thường được ưu tiên hơn.
Nội soi rửa khớp gối
Kỹ thuật rửa khớp gối bằng phương pháp nội soi là cách cải thiện những triệu chứng lâm sàng của bệnh khớp hiệu quả hàng đầu hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng loại ống y tế có tên là Trocar để bơm nước muối sinh lý vào rửa toàn bộ khu vực khớp gối.
Bác sĩ sẽ bơm nước muối sinh lý vào khu vực đầu gối để rửa khớp cho bạn
Thực hiện nội soi rửa khớp gối sẽ giải quyết các tình trạng dưới đây:
-
Xử lý các mảnh vỡ của sụn khớp bị vỡ hoặc bong ra do tổn thương, chấn thương hoặc quá trình bào mòn vì lão hóa.
-
Lọc lại tổ chức viêm bao hoạt dịch, loại bỏ cytokine làm viêm màng hoạt dịch nếu có.
-
Cắt bỏ gai xương rìa khớp.
-
Xử lý mảnh sụn khớp đang có nguy cơ bị bong hoặc để lại dị tật về sau.
-
Giải quyết tình trạng thoái hóa, rách sụn chêm.
Như vậy nếu phẫu thuật khớp gối sẽ xử lý triệt để các bệnh lý liên quan đến xương khớp thì kỹ thuật rửa khớp gối chủ yếu giải quyết các triệu chứng lâm sàng của những bệnh này. Quy trình rửa khớp gối bằng phương pháp nội soi cũng có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện kết hợp trước hoặc sau khi phẫu thuật khớp gối.
2. Khi nào thì chúng ta được chỉ định thực hiện nội soi rửa khớp gối?
Kỹ thuật rửa khớp gối bằng phương pháp nội soi chủ yếu được chỉ định cho các trường hợp thoái hóa khớp nguyên phát hoặc đã diễn biến nghiêm trọng. Thông thường các bệnh nhân được chỉ định rửa khớp đã biểu hiện rõ các triệu chứng lâm sàng như đau nhức thường xuyên, gặp khó khăn hoặc hạn chế khi vận động đầu gối. Ngoài ra các trường hợp dưới đây nếu điều trị nội khoa không tiến triển cũng sẽ được chỉ định nội soi rửa khớp gối:
-
Bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 2, 3.
-
Thoái hóa khớp gối có dị vật khớp gối, có dấu hiệu kẹt khớp trên lâm sàng.
-
Thoái hóa khớp gối có kết hợp bị viêm bao hoạt dịch.
Tuy nhiên nếu bạn là trường hợp bệnh nhân đặc biệt, có bệnh lý mạn tính không đáp ứng được phẫu thuật hoặc nội soi thì nên thảo luận từ trước với bác sĩ chuyên khoa để lấy ý kiến tư vấn. Các bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc bị nhiễm trùng cấp tính thường chống chỉ định với phương pháp này.
3. Quy trình nội soi rửa khớp gối sẽ diễn ra như thế nào?
Trước tiên bệnh nhân sẽ được bác sĩ trao đổi cũng như hướng dẫn cụ thể các bước của trình tự rửa khớp gối bằng phương pháp nội soi. Trong đó bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý chỉ định nhịn ăn để chuẩn bị nội soi. Bạn sẽ cần nhịn ăn khoảng 6 giờ đồng hồ, lời khuyên đưa ra là bạn có thể xếp lịch nội soi vào buổi sáng để thuận lợi thực hiện lưu ý này hơn.
Bạn sẽ mất trung bình khoảng 30 đến 45 phút cho một lần rửa khớp. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ để đưa ống Trocar bơm dung dịch nước muối sinh lý vào bên trong khớp đầu gối. Các mảnh sụn vỡ hoặc phần dịch sản sinh trong quá trình bào mòn mặt khớp sẽ được loại bỏ vào lúc này. Bác sĩ cũng có thể sẽ giúp bạn cắt bỏ hoặc hỗ trợ phục hồi sụn rách nếu có.
4. Những lưu ý sau khi nội soi rửa khớp gối
Về cơ bản sau khi rửa khớp gối bằng phương pháp nội soi bạn có thể xuất viện thay vì điều trị và theo dõi nội trú. Tuy nhiên việc khớp gối và đặc biệt là khu vực đường rạch nội soi bị sưng là không tránh khỏi. Nếu hiện tượng này kéo dài khoảng 1 tuần thì vẫn hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần lưu ý hạn chế đi lại hoặc đi lại nhẹ nhàng để tránh cảm giác khó chịu do vết sưng đem lại.
Sau nội soi rửa khớp gối bạn nên vận động nhẹ nhàng
Bạn có thể bắt đầu lại công việc một cách bình thường trừ trường hợp bạn thuộc một số ngành nghề đặc thù cần sự vận động mạnh. Lúc này bạn nên xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để tìm hướng khắc phục nhé. Lưu ý nên tuyệt đối tuân theo lời khuyên của bác sĩ, tránh trường hợp cố gắng vận động nhanh và mạnh ngay lập tức khiến miệng vết thương bị rách rộng hoặc nhiễm trùng.
Trong trường hợp bạn có kết hợp phẫu thuật với rửa khớp gối thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn liệu trình vận động phục hồi chức năng phù hợp.
Đến đây, nếu còn bất cứ băn khoăn nào cần được giải đáp, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn kỹ lưỡng hơn về phương pháp nội soi rửa khớp gối.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!