Tin tức

Độ nhớt của máu là gì và khi nào cần đo độ nhớt của máu?

Ngày 28/04/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Độ nhớt của máu là một trong các chỉ số được dùng để đánh giá các bệnh lý huyết khối nên cũng thường được xét nghiệm kiểm tra. Chỉ số này được tạo ra bởi hồng cầu và thành phần protein các loại có trong huyết tương, do vậy độ nhớt của máu ở mỗi người có sự khác nhau. Vậy độ nhớt của máu là gì và ý nghĩa của chỉ số này.

1. Tìm hiểu về đặc điểm lý hóa của máu

Máu là dạng mô lỏng có trọng lượng khá lớn (chiếm từ 7 - 10% tổng trọng lượng cơ thể) và được tuần hoàn liên tục từ tim đến các mô, cơ quan trên khắp cơ thể. Máu có màu đỏ do hồng cầu, vị mặn và ở dạng lỏng nhớt. Cụ thể thành phần của máu gồm các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và dịch ngoại bào là huyết tương (chứa protein, hormone, nước,...).

Độ nhớt là một trong các chỉ số quan trọng của máu

Độ nhớt là một trong các chỉ số quan trọng của máu

Máu lưu thông liên tục trong cơ thể và đi đến khắp các mô nhờ hệ thống tĩnh mạch, động mạch lớn nhỏ trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Trong đó, chức năng chính của máu và tuần hoàn máu có thể kể tới như bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, bài tiết, cung cấp dinh dưỡng,...

Trong đó, vai trò bảo vệ cơ thể đến từ các bạch cầu, kháng thể và hệ thống đệm. Hormone có trong huyết tương tham gia vào các quá trình hóa học trong cơ thể, điều hòa hoạt động của các cơ quan. Vai trò hô hấp của máu là vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào và nhận lại CO2 từ tế bào về lại để phổi thải ra ngoài.

Độ nhớt của máu được tạo ra bởi hồng cầu

Độ nhớt của máu được tạo ra bởi hồng cầu

Để thực hiện được những vai trò này, máu không chỉ phải duy trì thành phần với nồng độ ổn định mà phải có tính chất lý hóa đặc biệt. Trong đó, tính chất lý hóa của máu đặc trung bởi tỷ trọng, độ nhớt và áp suất thẩm thấu. Nếu một trong các chỉ số thể hiện tính chất lý hóa của máu gặp vấn đề, người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe khác nhau.

2. Độ nhớt của máu là gì?

Độ nhớt của máu gấp nhiều lần độ nhớt của nước do chứa lượng hồng cầu lớn, tính chất này là cần thiết để lưu lượng máu được duy trì phù hợp trong quá trình di chuyển trong động mạch đến các cơ quan. Ngoài hồng cầu thì thành phần protein trong huyết tương cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhớt của máu.

Giá trị độ nhớt của máu bình thường là từ 2,3 - 4,1 centipoise trong điều kiện 37 độ C. Độ nhớt có thể tăng hoặc giảm nếu quá mức bình thường thường có liên quan đến nhiều bệnh lý và biến chứng huyết khối.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ nhớt của máu bao gồm:

Mức độ cô đặc máu

Do thiếu nước, mất nước, tình trạng cô đặc máu xảy ra thường đi kèm với độ nhớt trong máu tăng.

Số lượng thành phần tế bào trong máu

Thành phần chính ảnh hưởng tới độ nhớt máu là hồng cầu, tình trang tăng hồng cầu thường làm tăng độ nhớt máu. Ngoài ra, tăng tiểu cầu hoặc tăng bạch cầu nặng cũng có ảnh hưởng tới chỉ số máu này.

Khả năng kết tập của hồng cầu

Khi các protein trong máu ngưng tập, các hồng cầu cũng có khả năng kết nối với nhau tạo thành các cuộn hồng cầu. Hồng cầu kết tập là nguyên nhân cản trở, gây giảm dòng chảy của máu và làm tăng độ nhớt máu.

Hồng cầu biến dạng sẽ làm tăng độ nhớt máu

Hồng cầu biến dạng sẽ làm tăng độ nhớt máu

Khả năng biến dạng của hồng cầu

Đường kính trung bình của hồng cầu là 7 - 8u, trong đó đường kính mao mạch chỉ khoảng 5u, để đi qua các mao mạch này đến nuôi dưỡng tế bào thì hồng cầu sẽ cần thay đổi hình dạng. Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể làm biến đổi hình dạng hồng cầu, khiến hồng cầu khó thay đổi hình dạng để đi qua các mạch máu. Khi đó hệ quả cũng là tăng độ nhớt của máu.

Độ nhớt huyết tương

Khi protein có trọng lượng phân tử cao trong máu tăng lên, độ nhớt huyết tương hay độ nhớt máu cũng vì thế mà tăng lên. Ngoài ra, nguy cơ hình thành các cuộn hồng cầu là rất cao, dễ gây biến chứng huyết khối.

Hầu hết trường hợp độ nhớt của máu tăng do mất nước đột ngột, kèm theo giảm huyết áp và mất cân bằng các thành phần nội môi. Khi đó, bệnh nhân cần được bổ sung dung dịch sinh lý, đưa độ nhớt máu trở về mức bình thường để tránh gặp biến chứng nguy hiểm.

3. Đo độ nhớt của máu khi nào?

Độ nhớt của máu bất thường thường đi kèm với một số bệnh lý có thể gây ra biến chứng huyết khối hoặc thay đổi hình dạng hồng cầu, tăng nguy cơ kết tập hồng cầu hình thành cục máu đông. Các bệnh thường gặp bao gồm: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid trong máu,...

Độ nhớt máu bất thường có thể gây biến chứng huyết khối

Độ nhớt máu bất thường có thể gây biến chứng huyết khối

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào độ nhớt của máu, rất khó xác định được nguyên nhân bệnh lý gây ra, phân biệt với các trường hợp tăng độ nhớt do mất máu hoặc nguyên nhân tạm thời nào đó. Điều này dẫn đến nguy cơ bệnh nhân gặp phải hậu quả của tai biến huyết khối.

Ngược lại, trong chẩn đoán đánh giá các bệnh lý huyết khối, xét nghiệm đo độ nhớt của máu thường được chỉ định. Cụ thể bao gồm: đái tháo đường, đa hồng cầu, tăng cholesterol, viêm động mạch chi dưới, tăng gammaglobulin máu,... Cần kết hợp với cả các xét nghiệm khác để quyết định chẩn đoán cũng như điều trị thích hợp.

Như vậy, máu có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống và sức khỏe của cơ thể, độ nhớt của máu là một trong các chỉ số cần duy trì ổn định. Sự thay đổi độ nhớt của máu có liên quan đến thành phần hồng cầu và protein trong máu. Do đó, nếu chỉ số độ nhớt trong máu bất thường, người bệnh cần đi khám để xác định nguyên nhân, có điều trị tránh tiến triển bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm.

Cần tìm nguyên nhân làm tăng độ nhớt máu để khắc phục

Cần tìm nguyên nhân làm tăng độ nhớt máu để khắc phục

Chỉ định xét nghiệm đo độ nhớt của máu được thực hiện khi cần đánh giá bệnh lý huyết khối hoặc nghi ngờ do có dấu hiệu khác thường. Trung tâm xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm đánh giá độ nhớt của máu cũng như các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu khác.

Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều năm trong nghề, đảm bảo sẽ cho kết quả nhanh và chính xác nhất. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.