Tin tức
Đợt cấp suy thận mạn: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- 01/11/2023 | Xét nghiệm nước tiểu có biết suy thận không?
- 01/12/2023 | Các phương pháp điều trị suy thận cấp hiệu quả
- 13/09/2024 | Suy thận giai đoạn cuối - Làm gì để kéo dài sự sống?
1. Suy thận và đợt cấp suy thận mạn
Thận là cơ quan đảm nhận chức năng quan trọng bao gồm sàng lọc các tế bào máu, protein để giữ lại và thải các chất cặn bã ra khỏi máu, bài tiết nước tiểu để tống các chất dư thừa ra bên ngoài. Khi thận xảy ra bất kỳ vấn đề nào, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Một trong những bệnh lý phổ biến và nguy hiểm mà bạn cần cảnh giác là suy thận.
Suy thận
Suy thận được chia làm 2 dạng là cấp và mạn tính. Trong đó:
● Suy thận cấp tính là tình trạng thận bị tổn thương xảy ra trong thời gian ngắn và nghiêm trọng, cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm.
● Suy thận mạn tính là tình trạng thận bị tổn thương, chức năng thận suy giảm trong thời gian dài. Lúc đó, các chức năng như lọc máu, đào thải chất chuyển hóa, cân bằng nước, chất điện giải, kiềm toan hay vai trò nội tiết đều suy giảm dần. Ở giai đoạn cuối, hầu như những chức năng này đều mất hoàn toàn, người bệnh phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Suy thận mạn là tình trạng thận tổn thương, giảm chức năng trong thời gian dài
Đợt cấp suy thận mạn
Suy thận mạn tính tiến triển trong thời gian kéo dài từ vài năm đến vài chục năm. Trong thời gian tiến triển, bệnh sẽ xảy ra những đợt cấp khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đợt cấp xảy ra với tần suất càng nhiều thì con đường đi đến giai đoạn cuối suy thận mạn càng bị rút ngắn.
Hầu hết đợt cấp suy thận mạn xuất hiện với những bệnh nhân có tiền sử bị các bệnh về hệ tiết niệu, thận sẽ bị tổn thương và không có khả năng phục hồi.
2. Nguyên nhân và triệu chứng đợt cấp suy thận mạn tính
Sự xuất hiện của các đợt cấp suy thận mạn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy cần phải biết các dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến những đợt cấp của bệnh suy thận mạn.
Nguyên nhân
Ngoài những trường hợp bệnh nhân bị bệnh thận như viêm cầu thận cấp hoặc mạn tính, suy thận cấp,… trước đó thì đợt cấp của suy thận mạn tính còn có thể xảy ra do một số tác nhân sau:
● Bệnh nhân bị tiểu đường hoặc cao huyết áp đi kèm với tình trạng tổn thương thận nghiêm trọng.
● Thận bị tổn thương nặng do lưu lượng máu đến thận giảm.
● Bệnh nhân đang điều trị suy thận mạn sử dụng các loại thuốc có tác dụng gây ảnh hưởng chức năng thận.
Huyết áp tăng có thể là lý do dẫn đến đợt cấp của bệnh suy thận mạn
Dấu hiệu nhận biết
Hầu hết bệnh nhân khi bị đợt cấp suy thận mạn thường có các triệu chứng rõ ràng và dễ nhận biết bao gồm:
● Thiếu máu, da xanh xao, thường xuyên bị choáng, ngất xỉu, tình trạng tùy thuộc vào mức độ suy thận.
● Cơ thể mệt mỏi, tay chân bủn rủn, buồn nôn, nôn.
● Phù mặt hoặc các chi.
● Tăng Ure, Creatinine huyết tương.
● Nếu bệnh nhân bị viêm cầu thận mạn, kích thước 2 quả thận có thể teo dần.
● Huyết áp tăng.
● Suy tim với mức độ nghiêm trọng hơn.
Đợt cấp sẽ khiến suy thận mạn ngày càng nghiêm trọng hơn
3. Chẩn đoán và điều trị đợt cấp suy thận mạn tính
Khi người bệnh có các biểu hiện nêu trên thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
Chẩn đoán
Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng cũng như khai thác thông tin liên quan đến tiền sử mắc bệnh của người khám và gia đình. Để đi đến kết luận chính xác, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm,… Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý và tư vấn biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp cho từng bệnh nhân.
Điều trị
Để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra đợt cấp thì bạn cần điều trị suy thận mạn để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và hỗ trợ giảm triệu chứng gây khó chịu. Hiện nay, chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm suy thận mạn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể được kiểm soát tốt và tuổi thọ của người bệnh được kéo dài nếu tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn về phương pháp điều trị, chế độ chăm sóc từ bác sĩ chuyên khoa.
Tùy theo mức độ bệnh lý mà các biện pháp can thiệp điều trị suy thận mạn sẽ khác nhau. Trường hợp bệnh nhân bị tổn thương thận nghiêm trọng, suy giảm chức năng khoảng 90% và không còn khả năng hồi phục thì sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận để thay thế.
Đợt cấp suy thận mạn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần tích cực điều trị, kiên trì, tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ đồng thời xây dựng một chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp.
Người bệnh cần tái khám thường xuyên theo lịch hẹn để đảm bảo theo dõi tiến triển của bệnh, kịp thời xử lý những trường hợp bất thường, ngăn ngừa đợt cấp làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Khách hàng đến khám và điều trị bệnh tại MEDLATEC
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín để khám, kiểm tra chức năng thận thì có thể đến Chuyên khoa Tiết Niệu tại các phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Nơi đây quy tụ đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có thâm niên nhiều năm trong khám và điều trị bệnh lý hệ tiết niệu.
Ngoài ra, MEDLATEC còn sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, có đầy đủ các loại máy móc phục vụ tất cả các chuyên khoa và Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế, giúp bạn thực hiện các kiểm tra nhanh chóng với độ chính xác cao. Nhờ đó mà công tác khám, điều trị bệnh cũng diễn ra thuận lợi, giúp quý khách hàng yên tâm hơn.
Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 565656 của MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!