Tin tức

Đục thủy tinh thể khi nào cần phẫu thuật và cần chuẩn bị gì?

Ngày 19/06/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm thị lực và mù lòa ở người cao tuổi. Phương pháp phẫu thuật lấy và thay thế thủy tinh thể ra đời đã giúp nhiều bệnh nhân lấy lại được ánh sáng và thị lực. Vậy đục thủy tinh thể khi nào cần phẫu thuật? Cần chuẩn bị những gì cho phẫu thuật này?

1. Đục thủy tinh thể là bệnh gì?

Thủy tinh thể là bộ phận có vai trò như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng truyền qua, tập trung vào điểm ở võng mạc. Ngoài ra, tia tử ngoại có thể gây hại cho mắt cũng được thủy tinh thể lọc bỏ trước khi mắt tiếp nhận. Thủy tinh thể khỏe mạnh, trong suốt, độ dày và độ cong phù hợp là lý tưởng nhất để mắt đạt trạng thái nhìn tốt nhất.

Đục thủy tinh thể khi nào cần phẫu thuật

Thủy tinh thể ở mắt có vai trò như một thấu kính hội tụ

Tuy nhiên theo thời gian, mắt cũng bị lão hóa dần cùng với cơ thể, trong đó thủy tinh thể dễ bị ảnh hưởng nhất. Nguyên nhân chính xác chưa được tìm ra song các chuyên gia cho biết, nguy cơ thủy tinh thể có liên quan đến tuổi tác do sự tích lũy protein không hòa tan trong thời gian dài.

2. Đục thủy tinh thể khi nào cần phẫu thuật?

Đục thủy tinh thể tiến triển từ từ nên có thể ban đầu bệnh nhân không có triệu chứng bất thường nào, chỉ khi thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng mới đi khám và điều trị. Thực tế không phải tất cả trường hợp đục thủy tinh thể đều phải phẫu thuật. Với các trường hợp bị nhẹ, thị lực chưa ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng nhiều, vẫn có thể nhìn và làm việc với sự hỗ trợ của kính áp tròng, kính đeo, kính lúp cùng với điều kiện ánh sáng phù hợp thì không cần mổ.

Đục thủy tinh thể sẽ ảnh hưởng đến thị lực

Đục thủy tinh thể sẽ ảnh hưởng đến thị lực

Với bệnh nhân đục thủy tinh thể đã ảnh hưởng đến thị lực nhiều cản trở đến sinh hoạt, cuộc sống hay công việc học tập thì nên xem xét phẫu thuật đục thủy tinh thể. Song đa phần bệnh nhân còn e ngại với phẫu thuật này do nguy cơ rủi ro cao, tâm lý chưa sẵn sàng. Các trường hợp đục thủy tinh thể nặng (thị lực dưới 3/10) không thể điều trị bằng phương pháp khác như nội khoa hay kính hỗ trợ, phẫu thuật là biện pháp bắt buộc để điều trị.

Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể gồm: phẫu thuật đục thủy tinh thể ngoài bao kết hợp đặt thủy tinh thể nhân tạo hậu phòng, phẫu thuật Phaco kết hợp đặt thủy tinh thể nhân tạo hậu phòng. Trong đó phương pháp Phaco là phương pháp hiện đại, đang được áp dụng trong điều trị ngày càng nhiều ở Việt Nam do xâm lấn ít, hồi phục nhanh, nguy cơ biến chứng loạn thị sau mổ thấp.

Có thể hình dung đơn giản phẫu thuật đục thủy tinh thể như sau: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đặc biệt có năng lượng Phaco để tán nhuyễn và đưa thủy tinh thể bị đục ra ngoài. Sau đó, thủy tinh thể nhân tạo được đặt vào thay thế, có thể dùng thủy tinh thể hiến tặng hoặc chế tạo từ vật liệu phù hợp. Cần một thời gian ngắn để cơ thể thích nghi với thủy tinh thể mới, sau đó thị lực bệnh nhân có thể nhìn rõ hơn. Mắt sau khi thay thủy tinh thể sẽ dần hồi phục thị lực sau 1 - 2 tuần.

Phẫu thuật giúp lấy lại thị lực cho bệnh nhân đục thủy tinh thể

Phẫu thuật giúp lấy lại thị lực cho bệnh nhân đục thủy tinh thể

Mặc dù phẫu thuật đục thủy tinh thể ngày càng phổ biến và cho kết quả khả quan song vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Lựa chọn phẫu thuật tại cơ sở y tế uy tín, chuyên gia giàu kinh nghiệm và được đào tạo kỹ thuật tốt là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro khi mổ đục thủy tinh thể.

Như vậy, phẫu thuật đục thủy tinh thể sẽ được chỉ định khi thị lực của bệnh nhân kém (từ 4 - 5/10) hoặc bệnh nhân có thị lực tốt nhưng nhìn lóa nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.

3. Cần chuẩn bị những gì cho phẫu thuật đục thủy tinh thể?

Bên cạnh chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể khi đáp ứng điều kiện y khoa, bác sĩ cần xem xét các yếu tố bên cạnh như: tính chất công việc, tuổi tác, điều kiện sống,… Việc chuẩn bị tốt trước phẫu thuật này giúp bệnh nhân chủ động hơn trong công việc cũng như rút ngắn thời gian phẫu thuật và nghỉ ngơi phục hồi sau phẫu thuật.

Dưới đây là những lưu ý quan trọng để chuẩn bị trước khi phẫu thuật đục thủy tinh thể:

3.1. Thực hiện xét nghiệm cần thiết đầy đủ

Để chỉ định mổ đục thủy tinh thể cũng như chuẩn bị đầy đủ cho phẫu thuật, bệnh nhân cần được kiểm tra tình trạng sức khỏe bằng các xét nghiệm cần thiết như:

Nên xét nghiệm chẩn đoán đục thủy tinh thể đầy đủ trước khi phẫu thuật

Nên xét nghiệm chẩn đoán đục thủy tinh thể đầy đủ trước khi phẫu thuật

  • Xét nghiệm máu: Nên lấy máu vào buổi sáng và nhịn đói.

  • Khám nội tổng quát: xác định tình trạng bệnh lý toàn thân cũng như nguy cơ rủi ro do phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bổ sung nếu cần thiết

  • Khám sinh hiển vi: Kỹ thuật này sẽ thực hiện trước phẫu thuật đục thủy tinh thể để tính công suất của thủy tinh thể nhân tạo bằng đo công suất giác mạc.

Nếu kết quả đánh giá bình thường, bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể theo lịch hẹn. Nếu tình trạng sức khỏe không đáp ứng, mắc các bệnh lý như bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,… thì cần điều trị bệnh lý nền trước khi phẫu thuật.

3.2. Dinh dưỡng trước khi phẫu thuật

Nếu đã có chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể, bạn không nên quá lo lắng mà chuẩn bị tốt cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Phẫu thuật đục thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật an toàn nhất, tỉ lệ rủi ro thấp.

Hãy bổ sung các thực phẩm dưới đây để có sức khỏe tốt nhất trước khi phẫu thuật:

  • Thực phẩm giàu đạm.

  • Thực phẩm giàu chất béo.

  • Thực phẩm giàu omega-3.

  • Vitamin và khoáng chất.

  • Uống đủ nước mỗi ngày.

Cần tái khám kiểm tra đục thủy tinh thể định kỳ

Cần tái khám kiểm tra đục thủy tinh thể định kỳ

3.3. Chăm sóc mắt sau phẫu thuật

Bệnh nhân sau phẫu thuật đục thủy tinh thể sẽ được đánh dấu mắt, mặc quần áo vô trùng để tránh ảnh hưởng đến mắt. Bên cạnh đó, cần sát khuẩn da và uống thuốc ngăn ngừa nhiễm trùng liên tục.

Khi có thể nhỏ thuốc, bệnh nhân cần thư giãn và nhỏ từng mắt một theo hướng dẫn. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân này cũng cần lưu ý theo chỉ định của bác sĩ, nên ngủ sớm, nghỉ ngơi nhiều và hạn chế hoạt động mắt cường độ cao sau đó.

Vậy đục thủy tinh thể khi nào cần phẫu thuật? Chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời. Với các trường hợp cần phẫu thuật, nên thả lỏng tinh thần cùng với chuẩn bị đầy đủ trước, sau phẫu thuật để phục hồi mắt tốt nhất.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết phẫu thuật thay thủy tinh thể ở bệnh viện nào thì MEDLATEC là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Với hơn 25 năm hình thành và phát triển, MEDLATEC đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân đục thủy tinh thể có đôi mắt sáng trở lại. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm cùng trang thiết bị hiện đại là những ưu điểm ít bệnh viện có được.

Nếu cần tư vấn thêm về phẫu thuật này, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.