Tin tức
Đừng coi thường bệnh nhiễm trùng tai bạn nhé!
- 15/01/2021 | Tìm hiểu về căn bệnh ù tai và những lý giải xung quanh
- 07/09/2020 | Phương pháp hiệu quả điều trị trẻ bị viêm tai giữa có mủ
- 11/06/2020 | Nổi hạch sau tai vì lý do gì? Khi nào thì nguy hiểm?
1. Tìm hiểu chung về bệnh nhiễm trùng tai
Chắc hẳn chúng ta không còn cảm thấy xa lạ đối với căn bệnh kể trên, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và một số triệu chứng thường gặp.
Chúng ta không thể coi thường tình trạng nhiễm trùng tai
Nhìn chung, tình trạng nhiễm trùng tai thường xảy ra khi có ứ đọng dịch trong tai giữa. Đặc biệt, bệnh nhân đang mắc viêm họng, dị ứng hoặc cảm lạnh rất dễ đối mặt với hiện tượng kể trên. Chính vì chất dịch vẫn ứ đọng ở bên trong tai, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu, thường xuyên đau tai. Tốt nhất, chúng ta nên đi kiểm tra, theo dõi để hạn chế tình huống xấu có thể xảy ra.
Trong đó, các bác sĩ đã chỉ ra rằng căn bệnh này tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Hiện nay, số người bị viêm tai giữa cấp tính chiếm tỷ lệ lớn, đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ, nhất là các em bé sơ sinh. Nếu các bậc phụ huynh không theo dõi tình trạng của con thường xuyên, chúng ta rất khó phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
2. Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tai là gì?
Một vấn được được rất nhiều người quan tâm đó là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tai là gì? Nếu nắm được nguồn gốc gây bệnh, chúng ta sẽ chủ động phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Cảm lạnh, dị ứng là nguyên nhân khiến dịch trong tai bị tắc nghẽn
Nguyên nhân chính khiến tai bị nhiễm trùng, viêm đó là do ống Eustachian bị tắc nghẽn, có quá nhiều dịch lỏng ứ đọng tại đây. Sau một thời gian, chúng trở nên sưng tấy và khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu, mọi sinh hoạt điều bị ảnh hưởng.
Vậy tại sao ống Eustachian rất dễ tắc, ứ đọng chất dịch? Rất có thể là vì bạn đã từng bị cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang nhưng chưa điều trị đúng cách hoặc trị dứt điểm.
Bên cạnh đó, những người có thói quen hút thuốc lá quá nhiều cũng phải đối mặt với tình trạng kể trên. Đó là lý do vì sao mọi người nên loại bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt. Đây là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất!
3. Một số triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm trùng tai
Để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh nhiễm trùng tai đúng cách, chúng ta cần nghiên cứu và nắm thật chắc những triệu chứng thường gặp của bệnh. Tùy từng đối tượng bệnh nhân, dấu hiệu bệnh có thể khác nhau, mọi người hãy theo dõi thật kỹ để nắm được tình trạng bệnh nhé!
3.1. Triệu chứng thường gặp ở người lớn
Đối với người trưởng thành, khi tai bị nhiễm trùng, sưng tấy, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khá đau và khó chịu ở tai. Trong đó, một số người trải qua những cơn đau liên tục, ngược lại một số bệnh nhân bị đau tai đột ngột khiến họ không thể tập trung làm việc, học tập như bình thường.
Bệnh nhân hãy đi khám nếu phát hiện các triệu chứng của nhiễm trùng tai
Chính vì triệu chứng đau, u tai cho nên khả năng nghe của bệnh nhân cũng suy giảm đáng kể. Đây là vấn đề đáng lo ngại và cần được các bác sĩ theo dõi cẩn thận. Ngoài ra, người bị nhiễm trùng tai cũng có thể cảm thấy buồn nôn và xuất hiện mủ từ tai.
3.2. Triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ
Như đã phân tích ở trên, trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh về tai tương đối cao, nếu cha mẹ không theo dõi con thường xuyên, họ rất khó phát hiện ra tình trạng của bé. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy em bé đang mắc bệnh liên quan đến viêm nhiễm tai?
Biểu hiện thường thấy đó là trẻ thường giật mạnh vào tai vì các bé cảm thấy khó chịu, đau ở khu vực này. Thêm vào đó, bé hay quấy khóc, ăn uống kém hơn so với bình thường, nếu thấy những dấu hiệu kể trên, phụ nữ không thể chủ quan, hãy cho con đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé!
Đặc biệt, chảy mủ từ tai là hiện tượng khá phổ biến đối với trẻ nhỏ mắc nhiễm trùng tai, đây cũng chính là dấu hiệu đặc trưng giúp cha mẹ nắm bắt vấn đề trẻ đang gặp phải.
Ngoài ra, bạn hãy để ý tới giấc ngủ và tình trạng cơ thể, khi mắc bệnh, em bé ngủ ít và có thể sốt cao, chán ăn,…
Nhìn chung, các vấn đề viêm nhiễm ở tai có thể giải quyết, xử lý nhanh chóng nếu bạn kịp thời phát hiện và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nhân không điều trị sớm, tình trạng nhiễm trùng có thể diễn biến xấu, trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, trong đó khiếm thính, rách màng nhĩ là hiện tượng khá phổ biến.
Nếu không điều trị kịp thời, khả năng nghe của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể
4. Điều trị và phòng ngừa bệnh nhiễm trùng tai bằng cách nào?
4.1. Phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng tai
Không thể phủ nhận rằng bệnh nhiễm trùng tai ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thính giác của chúng ta. Vậy có những phương pháp điều trị bệnh nào đem lại hiệu quả tốt nhất?
Hiện nay, khi điều trị bệnh, bác sĩ có thể giúp bạn giảm đau hoặc yêu cầu bệnh nhân sử dụng kháng sinh, loại bỏ dịch ứ đọng bên trong tai. Đối với những người điều trị bằng kháng sinh, họ cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro, ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.
Trong trường hợp bệnh quá nghiêm trọng, tai bị nhiễm trùng nặng, bệnh nhân bắt buộc phải loại bỏ dịch ứ đọng bên trong tai. Phương pháp này tương đối an toàn, diễn ra trong một thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị cao.
4.2. Gợi ý cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng tai hiệu quả
Chủ động phòng bệnh là việc làm cực kỳ cần thiết đối để chúng ta có thể chủ động ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tai. Đầu tiên, bạn hãy đảm bảo giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là các ngón tay khi chạm vào trong tai.
Ngoài ra, mọi người đừng quên tiêm phòng cúm, cảm lạnh đầy đủ, khi phát hiện mắc bệnh có liên quan tới tai - mũi - họng, hãy điều trị tận gốc, dứt điểm tình trạng trên bạn nhé!
Đừng quên vệ sinh tai sạch sẽ bạn nhé!
Như vậy, mọi người không thể chủ quan, coi thường bệnh nhiễm trùng tai nói riêng và các vấn đề liên quan tới tai - mũi - họng nói chung. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, sức khỏe của bạn sẽ trở nên tệ hơn, suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!