Tin tức

Đứt dây thần kinh là gì, nguyên nhân và cách xử lý

Ngày 16/12/2022
Dây thần kinh có nhiệm vụ trong việc nhận và gửi thông điệp từ não đến cơ thể. Khi hệ thần kinh bị tổn thương hay đứt dây thần kinh, đặc biệt là thần kinh ngoại biên khá khó khăn trong việc điều trị. Bởi thần kinh vốn là một tổ chức cấp cao, ít mô có thể thay thế. 

1. Đứt dây thần kinh là gì?

Hệ thần kinh của con người gồm có hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên. Chúng có nhiệm vụ chi phối tất cả mọi chức năng về cảm giác, vận động và thực vật. Khi hệ thần kinh có dấu hiệu tổn thương hay bị đứt dây thần kinh sẽ dẫn đến bệnh lý mà hệ chi phối. 

Trong đó, dây thần kinh ngoại biên có nhiệm vụ truyền tín hiệu từ não bộ đến tủy sống và chúng rất mỏng manh, dễ tổn thương. Vì thế, nếu tổn thương chúng sẽ làm rối loạn các khả năng trao đổi thông tin từ não đến cơ quan khác. 

Đứt dây thần kinh là bệnh lý phổ biến hiện nay

Đứt dây thần kinh là bệnh lý phổ biến hiện nay

2. Nguyên nhân dẫn đến đứt dây thần kinh

Có đến hơn 100 loại tổn thương thần kinh khác nhau và theo ước tính có đến 20 triệu người Mỹ gặp phải tình trạng đứt dây thần kinh đến từ việc bị tổn thương thần kinh ngoại biên. Loại tổn thương này ngày càng phổ biến đặc biệt là với người có tuổi tác đã cao. Sau đây là danh sách về nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương dây thần kinh:

2.1. Chèn ép dây thần kinh 

Những hoạt động lặp đi lặp lại thường xuyên dễ làm tổn thương thần kinh, nếu diễn biến nặng có thể gây ra đứt dây thần kinh như là tư thế ngồi quá lâu, thao tác gõ máy tính, điện thoại,... khiến dây thần kinh bị chèn ép và xuất hiện những triệu chứng bất tiện trong đời sống.

2.2. Gặp chấn thương

Đứt dây thần kinh còn đến từ nguyên nhân khi bạn gặp phải các chấn thương chẳng hạn như:

  • Sự co kéo, giằng xé khi bạn bị chấn thương cơ học do tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương lúc tập thể thao,...

  • Dây thần kinh bị đứt vì dao, đạn hoặc mảnh cứng như thủy tinh cứa;

  • Gãy xương do có nhiều vết thương phối hợp hủy hoại xương;

Đứt dây thần kinh do gặp chấn thương

Đứt dây thần kinh do gặp chấn thương

2.3. Tiền sử bệnh lý

Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân chính dẫn đến dây thần kinh bị tổn thương bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường là căn bệnh nội tiết hay gặp những biến chứng về viêm đa dây thần kinh. Bệnh biểu hiện một cách “lặng lẽ”, khó nhận biết;

  • Những bệnh tự miễn như viêm thấp khớp, lupus ban đỏ, bệnh đa dây thần kinh mất myelin mãn tính,...

  • Gặp nhiễm trùng gồm cả nhiễm khuẩn siêu vi Zona thần kinh, bạch hầu, viêm gan C, HIV,...

Bên cạnh đó, các loại thuốc trong quá trình điều trị ung thư (làm hóa trị) cũng dẫn đến các bệnh lý về thần kinh.

2.4. Người nghiện rượu nặng 

Vitamin là một chất rất cần thiết trong việc duy trì các hoạt động của hệ thần kinh như là: vitamin B (B1, B6, B12), vitamin E và niacin. Ở những người nghiện rượu nặng, vitamin sẽ bị thiếu hụt vì chế độ ăn uống không khoa học, điều độ.

2.5. Những bệnh lý khác 

Một số bệnh lý về tủy xương, khối u gây chèn ép, bệnh thận, gan, bệnh về các mô liên kết, suy giảm về chức năng tuyến giáp là những nguyên nhân gián tiếp dẫn tới đứt dây thần kinh.

3. Biện pháp điều trị tình trạng đứt dây thần kinh

Phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh là biện pháp chữa trị chính giúp bệnh nhân phục hồi các chức năng của dây thần kinh bị tổn thương. Nhưng trước đây phẫu thuật thường gặp nhiều khó khăn bởi lý do sau:

  • Sự hoạt động giữa thần kinh và các mô là khác nhau nên không mô nào có thể thay thế dây thần kinh;

  • Hệ thần kinh ít được mạch máu nuôi dưỡng nên tiến hành khâu và nối vết thương do đứt dây thần kinh khá khó khăn;

  • Khả năng hồi phục thấp, hay xuất hiện những cảm giác: tê bì chân tay, không nhận thức được không gian,... thậm chí là đau u thần kinh do có tác động. 

Ngày nay, với sự phát triển tiến bộ từ Y học, chuyên gia Y khoa đã tạo ra được thiết bị kỹ thuật hỗ trợ về phương pháp phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh. Thiết bị này có tên là “Ống dẫn thần kinh”, ngăn ngừa tối đa về biến chứng và tăng chức năng phục hồi cho người bệnh. 

Mặc dù đây là ống dẫn thần kinh nhân tạo nhưng có hiệu quả đặc biệt tốt trong sinh học. Sự nghiên cứu và chế tạo thành công này đến từ các kỹ sư sinh học tại Trường Đại học Sheffield (thuộc tỉnh Yorkshire, Vương Quốc Anh) hợp tác cùng công ty Laser Zentrum Hannover, Đức nhằm mục đích áp dụng công nghệ về mô phỏng sinh học chế tạo ống dẫn thần kinh kích thích về sự phục hồi và tái tạo hệ thần kinh.

Phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh là biện pháp chữa trị hiệu quả cho bệnh nhân

Phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh là biện pháp chữa trị hiệu quả cho bệnh nhân

4. Quá trình phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh

Quá trình phẫu thuật đứt dây thần kinh nhờ vào kỹ thuật hiện đại từ ống dẫn thần kinh giúp những sợi thần kinh, đúng chức năng theo thao tác ráp nối, cụ thể như sau:

4.1. Bước chuẩn bị phẫu thuật

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh viện sẽ chuẩn bị một kíp mổ bao gồm: 3 bác sĩ (1 bác sĩ phẫu thuật chính và 2 bác sĩ hỗ trợ), 2 điều dưỡng, 1 bác sĩ gây mê và 1 điều dưỡng gây mê. Các dụng cụ phẫu thuật gồm: Vật tư tiêu hao, Kính vi phẫu, Bộ dẫn lưu kín được đặt dưới da. 

Với người bệnh trước khi phẫu thuật sẽ cần vệ sinh toàn thân, thực hiện khám lâm sàng: khám tại chỗ, khám vận động và xét nghiệm: chụp Xquang bàn tay, Xquang tim phổi, xét nghiệm công thức máu, nước tiểu, sinh hóa,...

4.2. Tiến hành phẫu thuật nối dây thần kinh

Quá trình phẫu thuật được thực hiện như sau:

  • Bệnh nhân cần sát khuẩn tại vùng mổ, cách nằm bộc lộ rõ phần chi có dây thần kinh bị tổn thương;

  • Bác sĩ gây tê hoặc gây mê tùy thuộc vào thể trạng và tổn thương của người bệnh;

  • Dựa theo đường tại vết thương hoặc đường sẹo, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành mở đường. Tiếp đó là đưa hai đầu cụt của dây thần kinh bị tổn thương ra khỏi tổ chức xung quanh bằng việc “bóc tách”;

  • Dựa theo thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có cách xử lý thương tổn khác nhau như: đứt dây thần kinh, đứt gân, gãy xương,...

  • Dưới sự hỗ trợ của kính vi phẫu, bác sĩ tiến hành khâu nối dây thần kinh bao ngoài, bao bó sợi. Ngoài ra, trong trường hợp khuyết đoạn <5mm, cần chuẩn bị sẵn thần kinh hiển để ghép nối.

Nối, ghép dây thần kinh là biện pháp điều trị hữu hiệu khi dây thần kinh bị đứt

Nối, ghép dây thần kinh là biện pháp điều trị hữu hiệu khi dây thần kinh bị đứt

4.3. Hoàn thành phẫu thuật 

Cuối cùng, bác sĩ sẽ đóng vết mổ lại và đặt 1 dẫn lưu kín bên trong ổ mổ. Người bệnh sau phẫu thuật được bột bất động chi thể ghép nối dây thần kinh lại với nhau. 

Tiếp đó, sau ca phẫu thuật, bác sĩ và điều dưỡng sẽ theo dõi kỹ càng về vết mổ, nếu có biến chứng thì cần xử lý kịp thời. Trong đó, bạn cần uống thuốc kháng sinh và tập phục hồi chức năng để cải thiện sức khỏe.

Đứt dây thần kinh là tổn thương nghiêm trọng khiến người bệnh gặp bất tiện và để lại hậu họa khôn lường nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Vì thế, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ cũng như cảm thấy bản thân có triệu chứng bất thường, bằng cách liên hệ đến hotline: 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ tốt nhất. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ