Tin tức
Ghẻ ngứa ở trẻ em: Triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa
- 22/04/2025 | Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì và các phương pháp khoa học khác
- 22/04/2025 | Cách xử lý khi trẻ uống thuốc hạ sốt quá liều nhanh chóng và an toàn
- 23/04/2025 | Góc giải đáp: trẻ nhỏ uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao?
- 23/04/2025 | Trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người: Nguyên nhân và cách điều trị
- 23/04/2025 | Thuốc bôi muỗi đốt cho trẻ em - Hướng dẫn ba mẹ cách sử dụng đúng và những lưu ý
1. Khái quát tình trạng ghẻ ngứa ở trẻ em
Nguyên nhân gây ghẻ ngứa ở trẻ là do sự tấn công của một loại Bệnh ghẻ mang tên Sarcoptes scabiei var hominis, hay còn gọi là cái ghẻ. Chúng thường sống ký sinh trong các rãnh đường hầm của lớp sừng, tiếp tục sinh sôi gây triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
Bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis
Sự nguy hiểm của ghẻ ngứa là bệnh lý này có khả năng lây lan thông qua hoạt động tiếp xúc da kề da, tiếp xúc với vật dụng chứa ký sinh trùng gây bệnh như chăn màn, quần áo. Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có nguy cơ bị ghẻ ngứa. Trong đó, những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm phải kể đến là thói quen lười vệ sinh, sống ở nơi có mật độ dân cư đông đúc.
Nếu phát hiện và kịp thời điều trị, triệu chứng khó chịu ở trẻ bị ghẻ ngứa sẽ được kiểm soát. Tuy nhiên nếu chủ quan, không điều trị sớm, ký sinh trùng hay ghẻ có thể tồn tại trong thời gian dài, gây triệu chứng khó chịu, khiến trẻ quấy khóc.
Bên cạnh triệu chứng ngứa, trên da của trẻ còn xuất hiện nhiều mụn nước phân bố rải rác. Những mụn nước này có màu trắng đục. Tại khu vực da non, ký sinh trùng gây ghẻ ngứa sẽ đào hầm phía dưới da. Lúc này, trên da trẻ thường xuất hiện các vệt cong màu xám hoặc màu đen. Nếu sờ vào, bạn có thể thấy mỗi vệt cong hơi nổi cộm.
Một số vị trí ghẻ cái hay đào hầm làm tổ là kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, nách, bề mặt ngón tay, vòng quanh rốn,... Thậm chí, chúng còn sinh sôi phát triển cả ở bộ phận sinh dục.
Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị ghẻ ngứa
Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng thường xuất hiện sau 3 đến 4 tuần kể từ khi bị nhiễm ghẻ. Vùng gót chân, kẽ ngón tay hoặc ngón chân, cổ tay và khuỷu tay của trẻ có xu hướng nổi mẩn đỏ. Khi đó, trẻ hay quấy khóc về đêm.
2. Cách chẩn đoán và điều trị
Ghẻ ngứa là bệnh lý da liễu không quá khó để chẩn đoán và điều trị. Nếu phát hiện sớm, quá trình điều trị cho trẻ sẽ diễn ra đơn giản và hiệu quả hơn.
2.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán ghẻ ngứa, bác sĩ trước tiên sẽ kiểm tra những biểu hiện ngoài da, thăm hỏi xem trẻ có hay khóc về đêm không. Ngoài ra, bác sĩ còn kết hợp khai thác yếu tố dịch tễ của người trực tiếp chăm sóc trẻ, người từng tiếp xúc với trẻ. Sau đó, trẻ có thể được chỉ định một số phương pháp chẩn đoán chuyên sâu khác như:
- Soi tươi: Mẫu bệnh phẩm lấy từ vùng da xuất hiện vết ghẻ được nhỏ thêm dung dịch KOH 10% và soi dưới kính hiển vi, tìm kiếm ký sinh trùng gây ghẻ ngứa.
- Soi da bằng kính lúp: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ phát hiện ký sinh trùng tại cuối đường hầm được đào dưới da.
2.2. Điều trị
Tùy thuộc theo mức độ nghiêm trọng, triệu chứng biểu hiện cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ điều trị bằng loại thuốc phù hợp. Trong đó, các loại thuốc phổ biến thường dùng trong điều trị ghẻ là:
- Permethrin: Một loại thuốc kê đơn bôi ngoài da chuyên dùng trong điều trị ghẻ. Với loại thuốc này, bạn cần thoa thuốc cho trẻ vào ban đêm, đến sáng hôm sau thì rửa sạch. Permethrin có thể được chỉ định cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
- Thuốc kháng Histamin: Giúp giảm triệu chứng ngứa. Khi cho trẻ dùng những loại thuốc này, ba mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, theo dõi xem trẻ có xuất hiện tác dụng phụ hay không.
- Benzoate benzyl 10%: Một loại thuốc bôi ngoài da giúp tiêu diệt ghẻ ngứa và nhiều loại ký sinh trùng khác.
- Thuốc diệt ve, ghẻ sử dụng theo đường uống: Có thể được chỉ định trong một số trường hợp.
Một số loại thuốc bôi ngoài da trị ghẻ ngứa ở trẻ em
Bên cạnh cho trẻ dùng thuốc, bạn nên cắt ngắn móng tay của trẻ để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn hãy giặt giũ và phơi khô chăn màn, quần áo của trẻ, hút bụi khu vực trẻ hay sinh hoạt.
Thời gian điều trị ghẻ ngứa thường kéo dài trong vài tuần. Nếu nhận thấy triệu chứng khó chịu ở trẻ không thuyên giảm, bạn nên cho trẻ đi khám để được tư vấn điều trị thêm.
Bệnh ghẻ có khả năng lây lan qua hoạt động tiếp xúc da kề da hoặc tiếp xúc với đồ vật có ký sinh trùng gây bệnh. Vì vậy, ngoài điều trị cho trẻ, người chăm sóc trẻ cũng nên đi kiểm tra, chữa trị đồng thời nếu bị nhiễm ghẻ.
3. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng ghẻ ngứa ở trẻ em?
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lây nhiễm ghẻ ngứa ở trẻ là do trẻ tiếp xúc với mầm bệnh, trẻ không được vệ sinh hàng ngày. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh lý ngoài da này cho trẻ, bạn cần lưu ý:
- Tránh để trẻ tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là người có dấu hiệu nhiễm bệnh.
- Không nên cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với những trẻ khác.
- Giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên.
- Vệ sinh cá nhân mỗi ngày cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn. Bạn nên lưu ý vệ sinh kỹ một số vùng da dễ bị ghẻ như kẽ tay, kẽ chân, khu vực quanh rốn, bộ phận sinh dục.
- Khi trong gia đình có người bị nhiễm ghẻ, bạn hãy cách ly trẻ với người đó.
- Nên cho trẻ đi khám da liễu nếu nhận thấy trẻ biểu hiện triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ, quấy khóc nhiều về đêm.
Hằng ngày, bạn hãy vệ sinh cá nhân cho trẻ
Nhìn chung, bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc, dùng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Khi nhận thấy trẻ biểu hiện dấu hiệu như ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ hoặc các vệt cong khác thường, quấy khóc nhiều về đêm, ba mẹ hãy cho trẻ đi khám tại chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn điều trị kịp thời. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
