Tin tức
Giải đáp: chỉ số NEU trong xét nghiệm máu là gì?
- 07/05/2019 | Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu 32 chỉ số
- 04/04/2020 | Tầm quan trọng của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
- 15/08/2020 | Các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
- 02/02/2023 | Tổng phân tích tế bào máu cho ta biết những gì về sức khỏe?
1. NEU là gì?
Tế bào bạch cầu gồm 3 loại: bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho và bạch cầu hạt. NEU (Neutrophil) là loại tế bào bạch cầu trung tính thuộc bạch cầu hạt, giữ vai trò làm tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch.
Neutrophil (NEU) là một loại tế bào bạch cầu trung tính trong máu
Trong máu ngoại vi, NEU chiếm 50 - 70% lượng bạch cầu. Tế bào này có vai trò thiết tạo máu và miễn dịch. Mặt khác, NEU cũng có khả năng phá hủy và tiêu diệt virus, vi khuẩn bên ngoài khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Trong trường hợp có tổn thương, NEU xử lý tổn thương và chống nhiễm khuẩn.
Chỉ số NEU bạch cầu thường có mặt trong các loại xét nghiệm:
- Xét nghiệm công thức máu toàn phần: trường hợp cần theo dõi sự thay đổi NEU người bệnh cần xét nghiệm 3 lần/tuần và duy trì 6 tuần liên tiếp.
- Xét nghiệm kháng thể trong máu.
- Kiểm tra tế bào tủy xương.
- Xét nghiệm sinh học phân tử.
2. Chỉ số NEU trong xét nghiệm máu là gì, có ý nghĩa ra sao?
2.1. Chỉ số NEU trong xét nghiệm máu
Mặc dù NEU là chỉ số thường có mặt trong xét nghiệm nhưng không phải ai cũng biết NEU trong xét nghiệm máu là gì. Đây là chỉ số thể hiện mức độ bạch cầu trung tính có ở tế bào máu ngoại vi. Giá trị tham chiếu bình thường của NEU trong khoảng 37 - 80% (2.0 - 6.9 G/L). Nếu vượt ngoài khoảng này thì cảnh báo sức khỏe có vấn đề liên quan đến bạch cầu.
Cách đọc chỉ số NEU trong xét nghiệm máu như sau: Bảng kết quả xét nghiệm NEU gồm 4 cột, trong đó:
- Cột đầu tiên bên trái: tên chỉ số NEU.
- Cột thứ 2: kết quả NEU của người bệnh.
- Cột thứ 3: khoảng tham chiếu chỉ số NEU bình thường.
- Cột thứ 4: đơn vị đo chỉ số NEU (tùy từng đơn vị tiến hành xét nghiệm mà đơn vị đo NEU có thể là K/uL hoặc G/L).
Hướng dẫn cách đọc chỉ số NEU trong xét nghiệm máu
2.2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi chỉ số NEU trong máu?
Sự tăng hay giảm chỉ số NEU so với khoảng tham chiếu chính là cơ sở để bác sĩ đưa ra các chẩn đoán bệnh lý liên quan:
2.2.1. NEU tăng
NEU tăng tức là số lượng bạch cầu trung tính trong máu cao vượt ngưỡng bình thường. Tình trạng này được phân thành:
- Tăng NEU nguyên phát: thường xuất phát từ:
+ Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn.
+ Bệnh đa hồng cầu.
+ Tăng tiểu cầu thiết yếu.
+ Bệnh bạch cầu trung tính mạn tính.
+ Bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy ở tuổi thành niên.
- Tăng NEU thứ phát: thường xuất phát từ:
+ Viêm.
+ Nhiễm trùng.
+ Căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc.
+ Rối loạn tự miễn dịch.
+ Bỏng, chấn thương.
+ Hút thuốc;
+ Sử dụng thuốc lithium, corticosteroid.
+ Ung thư khối u rắn.
Ngoài những yếu tố chi phối trên đây thì NEU tăng cũng có thể do vận động nặng hoặc sau khi ăn nhưng chỉ mang tính chất tạm thời và tăng không đáng kể.
2.2.2. NEU giảm
Vậy, trường hợp giảm NEU trong xét nghiệm máu là gì? Đây chính là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính thấp quá mức so với khoảng tham chiếu. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, NEU thấp không có nghĩa là số lượng bạch cầu giảm vì chỉ số này thay đổi theo ngày. Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy NEU thấp thì cần xét nghiệm lại để có căn cứ chẩn đoán xác định.
Nếu chỉ số NEU trong xét nghiệm máu giảm thì thường cảnh báo các bệnh lý:
- Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn: bệnh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khi tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt thì chỉ số NEU sẽ về mức bình thường.
- Bệnh bạch cầu: bạch cầu dòng tủy cấp tính, bạch cầu lymphocytic cấp tính, bạch cầu lymphocytic hạt lớn là những bệnh có thể gây nên tình trạng giảm NEU mạn tính.
- Tác dụng phụ từ thuốc và hóa trị: sử dụng thuốc hoặc hóa trị trong điều trị tuyến giáp, bệnh lý về tim, một số thuốc chống viêm và kháng sinh, thuốc chống loạn thần có thể khiến chỉ số NEU trong máu giảm. Nếu chỉ số này giảm ở mức nhẹ thì người bệnh vẫn có thể điều trị bình thường.
Để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến bạch cầu, bên cạnh chỉ số NEU, bác sĩ vẫn cần thêm các xét nghiệm bổ sung khác. Dựa trên kết quả nhận được từ các kiểm tra cần thiết, bác sĩ mới chẩn đoán đúng bệnh lý mắc phải và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
Nếu có băn khoăn, người bệnh nên hỏi lại bác sĩ để được giải thích và biết chính xác NEU trong xét nghiệm máu là gì
3. Lưu ý khi làm xét nghiệm chỉ số NEU trong máu
Để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm NEU trong máu, trước khi làm xét nghiệm người bệnh cần: - Thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng và nhịn ăn, không dùng đồ uống có ga và chất kích thích 12 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
- Một số loại thuốc có thể làm thay đổi chỉ số NEU trong máu nên trước khi xét nghiệm cần báo với bác sĩ về loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
- Thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình xét nghiệm.
Khi đã nắm được thông tin NEU trong xét nghiệm máu là gì bạn sẽ thấy đây là chỉ số phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu bạn không hiểu rõ về chỉ số này trên kết quả xét nghiệm của mình thì nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được giải thích cụ thể, tránh để tình trạng hiểu sai gây nên những hoang mang không đáng có.
Thông thường, khi người bệnh có kết quả xét nghiệm NEU bất thường, bác sĩ sẽ cân nhắc các xét nghiệm khác để có chỉ định phù hợp, giúp tìm ra nguyên nhân tăng hoặc giảm chỉ số NEU.
Quý khách hàng có nhu cầu kiểm tra chỉ số NEU trong máu có thể liên hệ đặt lịch dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56. Việc lựa chọn xét nghiệm tại nhà sẽ giúp quý khách tiết kiệm thời gian và công sức đi lại nhưng vẫn yên tâm nhận kết quả kịp thời và có những tư vấn hữu ích cho sức khỏe của mình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!