Tin tức

Giải đáp: Nên làm gì khi da môi bong tróc?

Ngày 21/10/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tình trạng da môi bong tróc khá quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh. Mặc dù, sự bong tróc của da môi không gây ảnh hưởng nhiều đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu hay kể cả ăn uống không ngon. Vậy chúng ta nên làm gì khi da môi bong tróc? 

1. Nguyên nhân khiến da môi bị bong tróc

Trước khi giải đáp thắc mắc nên làm gì khi da môi bong tróc chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo bác sĩ, lý do phổ biến nhất gây nứt nẻ, bong tróc da chính là sự thay đổi của thời tiết, nhất là khi nhiệt độ giảm quá thấp, không khí khô lạnh nhiều. Ngoài ra, một số yếu tố khác như thường xuyên ăn uống những thực phẩm quá cay, thói quen liếm môi, tác dụng phụ của thuốc cũng có thể là nguyên nhân.

Thời tiết khô lạnh có thể khiến da bong tróc

Thời tiết khô lạnh có thể khiến da bong tróc

Ngoài những nguyên nhân được kể trên, tình trạng da môi bong tróc còn liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác như:

  • Cơ thể mất nước: khi cơ thể thiếu nước, rất nhiều cơ quan sẽ bị ảnh hưởng, trong đó, đôi môi bị khô, nứt nẻ, bong tróc là có thể dễ dàng nhận ra nhất.

  • Bệnh về tuyến giáp: một số nghiên cứu đã chứng minh rằng tình trạng rối loạn tuyến giáp có thể khiến môi trở nên khô và dễ bong tróc.

  • Thiếu kẽm, sắt: sự nét nẻ, bong tróc của môi cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo sự thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như kẽm, sắt hoặc vitamin.

  • Dị ứng: khi sử dụng một số loại mỹ phẩm, thức ăn có chứa thành phần gây dị ứng, cơ thể thường phản ứng lại và biểu lộ rõ rệt thông qua đôi môi, làn da.

2. Nên làm gì khi da môi bong tróc?

Tình trạng bong tróc da môi không chỉ gây mất vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, nặng nề hơn có thể gây chảy máu, đau rát, ăn uống không ngon. Chính vì thế, khi nhận thấy đôi môi có biểu hiện khô nứt bạn nên chủ động tìm giải pháp khắc phục sớm. Vậy nên làm gì khi da môi bong tróc? Để giúp bạn đọc có thêm nhiều biện pháp điều trị tình trạng bong tróc môi, sau đây là một số chia sẻ hữu ích từ các bác sĩ.

2.1. Tẩy tế bào chết cho môi

Việc tẩy tế bào chết sẽ giúp đôi môi loại bỏ những phần da chết, đồng thời thúc đẩy sản sinh những tế nào mới để lấy lại sự mềm mại cho da môi. Ngoài ra, sau khi tẩy tế bào chết thì việc dưỡng ẩm môi sẽ dễ dàng hơn, thời gian để khắc phục tình trạng bong tróc cũng diễn ra nhanh hơn. Nguyên liệu được dùng để tẩy tế bào chết da môi phổ biến nhất là đường, mật ong, muối biển,v.v.

Tẩy tế bào chết cho mỗi 2 - 3 lần/tuần

Tẩy tế bào chết cho mỗi 2 - 3 lần/tuần

2.2. Điều trị bong tróc môi

Nên làm gì khi da môi bong tróc là một thắc mắc rất phổ biến đối với mọi người, nhất là thời điểm tiết trời chuyển sang mùa đông lạnh. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể điều trị tình trạng bong tróc da môi bằng những nguyên liệu có sẵn trong gia đình với những bước rất đơn giản. Cụ thể như:

2.2.1. Dầu dừa

Dầu dừa là một trong những chất được vận dụng phổ biến đối với quá trình chăm sóc và tạo 1 lớp màng dầu bao bọc môi, tránh mất nước cho môi và còn hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm đối với những vết lở nặng. Ngoài ra, cách điều trị bong tróc da môi bằng dầu dừa cũng khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng môi bị khô nứt, bong da nhiều lần trong ngày.

2.2.2. Bơ

Bơ không chỉ là một loại hoa quả giàu dinh dưỡng mà còn được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều sản phẩm chăm sóc da, điển hình như da môi, da mặt. Một số nghiên cứu cho thấy, bơ giúp làm mềm da hiệu quả. Các sản phẩm dưỡng ẩm từ bơ thường không gây cảm giác nhờn và da dễ dàng hấp thụ. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng một ít bơ chín bôi lên da môi khoảng 4 - 5 lần đã có thể giúp đôi môi của mình trở nên mềm mại hơn.

Dùng bơ để cấp ẩm và điều trị da môi bong tróc

Dùng bơ để cấp ẩm và điều trị da môi bong tróc

2.2.3. Mật ong

Với thắc mắc nên làm gì khi da môi bong tróc thì ý tưởng sử dụng mật ong là một giải pháp rất chính xác. Thực tế, mật ong không chỉ được dùng để tẩy tế bào chết cho da môi khi kết hợp với đường hoặc muối biển mà còn sử dụng với mục đích dưỡng ẩm và bảo vệ môi tránh tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, với những đối tượng có tiền sử dị ứng nọc ong và phấn hoa thì nên chú ý theo dõi sát tình trạng dị ứng khi lựa chọn phương pháp này.

2.2.4. Nha đam

Theo bác sĩ, trong nha đam có chứa nhiều chất giúp chống viêm, dưỡng ẩm nên chúng rất phù hợp khi sử dụng để điều trị tình trạng da môi bị bong tróc. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nha đam tươi hoặc nha đam đã qua được tinh chế ở dạng gel. Đối với nha đam tươi, bạn nên sử dụng phần lá và cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài, sử dụng thịt nha đam để thoa lên da môi. Mặc dù nha đam có nguồn gốc từ thiên nhiên và khá lành tính nhưng bạn không nên lạm dụng quá nhiều, tốt nhất chỉ nên sử dụng 2 - 3 lần/ngày.

Sử dụng nha đam để dưỡng ẩm môi

Sử dụng nha đam để dưỡng ẩm môi

2.2.5. Dưa leo (dưa chuột)

Mọi người thường sử dụng dưa leo để đắp mặt nạ cho da mặt nhưng ít ai biết rằng dưa leo cũng là một nguyên liệu giúp cải thiện tình trạng bong tróc da môi. Thực tế, dưa leo có chứa hàm lượng lớn khoáng chất và vitamin nên chúng còn có tác dụng dưỡng ẩm và cải thiện sự mềm mại cho đôi môi của bạn. Quá trình dưỡng ẩm môi bằng dưa leo cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần cắt thành lát mỏng và đắp lên bề mặt môi khoảng 15 - 20 phút/ngày.

3. Một số lưu ý khi điều trị bong tróc da môi

Ngoài giải đáp thắc mắc nên làm gì khi da môi bong tróc thì bác sĩ còn lưu ý các bạn nên quan tâm đến một số thói quen trong đời sống để dễ dàng hồi phục bờ môi mềm mại cũng như bảo vệ sức khỏe của mình. Cụ thể như:

3.1. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể

Hiện tượng cơ thể thiếu nước là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bong tróc da môi. Do đó, để khắc phục hoặc phòng tránh tình trạng này, các bạn cần phải xây dựng và duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Việc cơ thể được cung cấp đủ nước không chỉ tốt cho da mà còn hỗ trợ các cơ quan hoạt động tốt hơn.

Duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày

Duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày

3.2. Tránh hút thuốc lá

Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn là tác nhân gây kích ứng đối với những vùng da nhạy cảm, điển hình như vùng da xung quanh môi. Những người hút thuốc lá thì da môi thường có xu hướng bị thâm sạm và khô hơn. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến da môi bị khô nứt, bong tróc hoặc nặng hơn là đau nướu, loét miệng.

3.3. Chăm sóc môi

Mọi người thường cho rằng việc chăm sóc môi là không cần thiết nhưng đó lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai. Để có được một đôi môi căng mọng, mềm mại, bạn không chỉ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua thực phẩm mà còn phải sử dụng một số sản phẩm giúp dưỡng môi có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính. Đặc biệt, khi lựa chọn các loại son môi, son dưỡng môi cần ưu tiên các sản phẩm chất lượng, có chứa thành phần dưỡng môi giúp hạn chế nguy cơ khô nứt và gây hại cho môi.

Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn dễ dàng giải đáp được thắc mắc nên làm gì khi da môi bong tróc. Ngoài ra, bạn đọc cũng được biết thêm về một số nguyên nhân và giải pháp điều trị bệnh dễ dàng, hiệu quả và an toàn nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.