Tin tức

Giải đáp thắc mắc bệnh u tuyến giáp có lây không

Ngày 28/08/2019
ThS. BS Nguyễn Quỳnh Xuân, Chuyên khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
U tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay với tỷ lệ người mắc phải rất cao, nhất là ở nữ giới. Vì thế, nhiều người tỏ ra băn khoăn rằng "u tuyến giáp có lây không" và lây qua đường nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 

1. Muốn biết tuyến giáp có lây không, hãy hiểu rõ nguyên nhân mắc bệnh

1.1. U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp xuất hiện một khối u, có thể nằm ở một bên hoặc hai bên cổ. Nhân giáp có thể là đơn nhân hoặc đa nhân, lành tính hoặc ác tính. Theo thống kê, phần lớn u tuyến giáp là u lành tính, một số ít là u ác tính (ung thư tuyến giáp), tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3-5 lần so với nam giới.

U tuyến giáp là căn bệnh phổ biến hiện nay

U tuyến giáp là căn bệnh phổ biến hiện nay

Tuy nhiên, dù là tình trạng nào thì u tuyến giáp cũng là một căn bệnh mang đến nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày như: bất lợi về mặt thẩm mỹ khi khối u ở cổ phình to, nếu kích thước khối u lớn sẽ chèn ép lên thanh quản khiến hoạt động hô hấp khó khăn, trở ngại trong giao tiếp; trong một thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng khác như rối loạn chức năng tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,… nếu không được chữa trị kịp thời.

1.2 Nguyên nhân gây bệnh u tuyến giáp

Theo các bác sĩ, rất nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến thăm khám và rất hoang mang không biết u tuyến giáp có lây không. Nhưng trước khi làm rõ vấn đề này và hiểu thêm về tình trạng bệnh, chúng ta cần hiểu về nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ đâu.

U tuyến giáp thường gặp ở nữ giới

U tuyến giáp thường gặp ở nữ giới

Có một số yếu tố sau được xác định là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người từng bị mắc bệnh về tuyến giáp thì tỷ lệ mắc bệnh của những người thân có cùng huyết thống cao hơn so với những người bình thường.

- Yếu tố giới tính, tuổi tác: Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh u tuyến giáp ở nữ giới cao gấp 3-5 lần so với nam giới và nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi.

- Chế độ ăn uống hàng ngày: Thiếu hụt i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh bởi i-ốt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các hormone tuyến giáp. Theo cơ chế tự nhiên, khi cơ thể không được cung cấp lượng i-ốt vừa đủ, tuyến giáp tự động lấy iốt có trong máu để tổng hợp lượng hormone còn thiếu cho cơ thể. Theo đó, tuyến giáp sẽ tự động phình to ra để có thể lưu trữ được nhiều iốt nhất có thể.

- Yếu tố môi trường: Những người từng tiếp xúc với bức xạ do tình cờ bị phơi nhiễm hoặc do điều trị chiếu xạ vùng cổ,… có nguy cơ mắc u tuyến giáp cao hơn bình thường

- Do cơ thể thay đổi hormone: Tuyến giáp có chức năng chính là sản sinh hormone điều tiết các hoạt động của cơ thể. Vì vậy, khi hormone trong cơ thể biến đổi sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động chung của tuyến giáp, là một trong những nguyên nhân gây bệnh u tuyến giáp.

2. Bệnh u tuyến giáp có lây không?

Theo các bác sĩ, u tuyến giáp là căn bệnh thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm và không lây lan qua đường tiếp xúc thông thường. Trên thực tế, có nhiều người hiểu sai về căn bệnh này với suy nghĩ u tuyến giáp sẽ lây từ người này sang người khác, dẫn đến tình trạng kỳ thị và khinh miệt người bệnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người bệnh.

U  tuyến giáp là căn bệnh không lây nhiễm

U tuyến giáp là căn bệnh không lây nhiễm

Như đã nói rõ trong phần trên, tình trạng trong gia đình có có người mắc bệnh u tuyến giáp thì những người còn lại đều có nguy cơ mắc căn bệnh là do yếu tố di truyền, không phải do lây lan qua các con đường như: dùng chung đồ ăn, đồ dùng sinh hoạt.... như nhiều người vẫn nghĩ. Do đó, nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh, các thành viên khác không nên xa lánh mà cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhanh chóng phát hiện và có hướng điều trị kịp thời nếu bị mắc bệnh.

3. Những phương pháp phòng bệnh u tuyến giáp

Khi đã hiểu rõ bệnh u tuyến giáp có lây không, bạn không cần phải lo lắng mỗi khi tiếp xúc với bệnh nhân u tuyến giáp. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan với sức khỏe của chính mình, hãy ghi nhớ phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

- Ăn uống khoa học:

I-ốt rất cần thiết cho tuyến giáp nên bạn cần bổ sung đầy đủ lượng i-ốt cần thiết trong các bữa ăn hằng ngày, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai, giúp tránh được nhiều biến chứng ở cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra ăn nhiều rau xanh và trái cây cũng có tác dụng cân bằng hormone tuyến giáp.

- Sinh hoạt lành mạnh:

Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày nhằm rèn luyện một cơ thể dẻo dai khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật, trong đó có các bệnh tuyến giáp. Bên cạnh đó, bạn nên bỏ thói quen hút thuốc lá bởi trong khói thuốc lá có nhiều chất độc hại như thiocyanate ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp. Trên thực tế, những người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc các biến chứng về mắt của bệnh cường giáp cao hơn người bình thường. Các chất kích thích như rượu, bia…. cũng được các chuyên gia khuyên hạn chế sử dụng.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6-12 tháng/ lần tại các cơ sở y tế uy tín để kịp thời phát hiện bệnh

Nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để phòng bệnh u tuyến giáp

Nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để phòng bệnh u tuyến giáp

U tuyến giáp có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Chính vì thế khi thấy các biểu hiện đáng ngờ của bệnh nên đi khám chuyên khoa ngay. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trở thành địa chỉ khám, điều trị bệnh lý tuyến giáp uy tín tại Hà Nội với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y, bác sỹ giàu kinh nghiệm, đáp ứng đầy đủ các kỹ thuật phục vụ khám và điều trị bệnh lý tuyến giáp như: Chẩn đoán hình ảnh (Siêu âm tuyến giáp, chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner), chọc hút tế bào học nhân giáp bằng kim nhỏ), xét nghiệm (TSH, FT4, T.G, Calcitonin, anti TPO,…).

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.