Tin tức

Giải đáp thắc mắc: Có nên cho trẻ bú đêm?

Ngày 26/01/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Hầu hết, các mẹ bỉm sữa đều mong muốn em bé bú nhiều để có đầy đủ chất và khỏe mạnh. Mặc dù, sữa là nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ khi còn nhỏ nhưng mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ bú phù hợp. Đặc biệt, nhiều mẹ thường xuyên cho trẻ bú vào lúc khuya. Vậy có nên cho trẻ bú đêm không? Những lợi ích hoặc nguy cơ có thể xảy ra ở trẻ do tình trạng bú đêm là gì? 

1. Trẻ bú đêm có sao không?

Đến thời điểm hiện tại, vẫn còn rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc có nên cho trẻ bú đêm hay không? Phần lớn, bố mẹ thường mong muốn con mình được lớn khỏe và mũm mĩm. Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú vào buổi tối không chỉ giúp trẻ no, hạn chế hạ đường huyết và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, việc cho trẻ bú đêm còn giúp đáp ứng cho sự phát triển của dạ dày và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Vì loại acid amin có trong tryptophan của sữa mẹ có thể chuyển hóa thành melatonin để giúp điều hòa giấc ngủ cho trẻ. 

Lý giải thắc mắc có nên cho trẻ bú đêm

Lý giải thắc mắc có nên cho trẻ bú đêm

Tuy nhiên, nếu ba mẹ không hiểu rõ về việc chăm sóc trẻ thì rất dễ mắc phải một số sai lầm khi cho con bú đêm. Một số mẹ bỉm sữa cho biết, mỗi đêm thường đánh thức con dậy khoảng 2 - 3 lần để cho trẻ bú. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt có lợi thì việc bú đêm cũng kèm theo một số nguy cơ xấu như:

  • Trẻ dễ bị sặc sữa do các mẹ thường có thói quen cho trẻ nằm bú và dỗ trẻ ngủ tiếp sau khi bú xong. Việc trẻ nằm ngủ ngay thường khiến cho lượng sữa vừa bú chưa được chuyển hóa xuống dạ dày nên trào ngược trở lại và nhiễm vào phổi. Đặc biệt, những trường hợp này thường rất nguy hiểm vì nếu mẹ ngủ say và không phát hiện kịp thời thì bé có dễ bị sặc sữa hoặc nặng hơn là ngạt thở.

Bú đêm nhiều có thể gây gián đoạn giấc ngủ của trẻ

Bú đêm nhiều có thể gây gián đoạn giấc ngủ của trẻ

  • Gián đoạn giấc ngủ - khó ngủ lại: khi trẻ đang ngủ nhưng bị đánh thức dậy để bú sữa có thể khiến bé khó trở lại giấc ngủ vì căng bụng. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy, trong khoảng thời gian từ 10h đêm đến 2h sáng, nếu trẻ không được ngủ thẳng giấc sẽ kìm hãm sự phát triển về trí thông minh cũng như chiều cao. Bởi lẽ, đây là thời gian mà hormone tăng trưởng sản sinh mạnh mẽ trong cơ thể của bé. Nếu mẹ cứ đánh thức con dậy để bú trong khoảng thời gian này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

  • Đối với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên thường gia tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ.

2. Có nên cho trẻ bú đêm không?

Câu hỏi có nên cho trẻ bú đêm không dường như đã trở thành thắc mắc chung ở các mẹ bỉm sữa. Thực tế, việc cho trẻ bú vào buổi đêm hoàn toàn có lợi nếu bố mẹ biết cách chăm sóc con trẻ cũng như biết cắt sữa đêm đúng thời điểm. Để giúp các mẹ hiểu rõ hơn về vai trò sữa đêm trong từng giai đoạn tháng tuổi, sau đây là một số chia sẻ chi tiết nhất:

2.1. Ở giai đoạn sơ sinh

Giai đoạn sơ sinh được hiểu là tháng tuổi đầu tiên của trẻ tính từ ngày chào đời. Ở giai đoạn này, mẹ không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Bởi lẽ, đây là khoảng thời gian trẻ vẫn còn thích nghi nên thường ngủ rất nhiều. Việc đánh thức trẻ dậy để bú đêm ở giai đoạn sơ sinh hoàn toàn không nên vì trẻ cần ngủ đủ giấc (tức 10 tiếng mỗi đêm). 

Trẻ sơ sinh không cần thiết bú sữa đêm

Trẻ sơ sinh không cần thiết bú sữa đêm

Theo bác sĩ, nếu ba mẹ gián đoạn giấc ngủ của trẻ trong thời điểm này có thể khiến cho trẻ chậm phát triển về sau. Đặc biệt là sự tăng trưởng về chiều cao và trí tuệ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể yên tâm nếu lo con đói về đêm vì ở giai đoạn sơ sinh, hàm lượng đường được tích lũy trong gan còn khá nhiều. Do đó, cơ thể trẻ sẽ sử dụng lượng đường này khi đi ngủ nên việc đánh thức bé dậy bú sữa đêm là điều không cần.

2.2. Giai đoạn sau sơ sinh

Khi bước qua khỏi giai đoạn sơ sinh, nhu cầu được bú sữa mẹ của trẻ sẽ ngày một tăng hơn để đáp ứng cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra, việc để trẻ ngủ một giấc dài mà không được bú có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ. Một số trường hợp khác, trẻ còn bị vàng da do cơ thể không đủ sữa của mẹ. Chính vì thế, ở giai đoạn này, các mẹ nên cho con bú khoảng 2 - 3 lần trong một đêm. 

Theo bác sĩ, việc cho trẻ bú đều ở giai đoạn sau sơ sinh là cần thiết nhưng các mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau đây khi cho trẻ bú:

  • Chỉ cho trẻ bú sữa đủ no chứ không nên bú quá nhiều khiến bụng căng tức và khó ngủ lại.

  • Sau khi bú sau, mẹ nên vệ sinh răng miệng để giảm thiểu nguy cơ sâu răng cho trẻ.

Vệ sinh miệng cho trẻ sau khi bú sữa đêm

Vệ sinh miệng cho trẻ sau khi bú sữa đêm

  • Mặc dù, cho trẻ bú xen kẽ trong đêm nhưng mẹ cần phải đảm bảo cho con ngủ đủ giấc.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên cắt giảm bú đêm khi con bước sang tháng tuổi thứ 7 (đối với trẻ phát triển bình thường). Vì khi bé được mẹ cho ăn dặm thì việc cung cấp sữa đêm cho cơ thể không còn cần thiết. Nếu trẻ vẫn thèm sữa mẹ và muốn bù thì mẹ nên giảm số lượng cữ bú đêm cho trẻ. 

3. Cho bé bú đêm như thế nào là đúng cách?

Ngoài thắc mắc có nên cho trẻ bú đêm không thì các mẹ còn mong muốn được chia sẻ về cách cho con bú đêm đúng cách. Thực tế, cơ thể và não bộ của trẻ chủ yếu được nuôi dưỡng từ sữa mẹ. Chính vì thế, mẹ cần cung cấp đủ sữa cho trẻ để hỗ trợ sự phát triển về thể chất và trí óc. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo việc cho trẻ bú đêm hoàn toàn đúng cách. Cụ thể như:

  • Khi cho trẻ bú, mẹ nên đặt con trong tư thế nằm nghiêng để hạn chế tình trạng sặc sữa khi bú. Nếu bồng bé quá lâu khiến mẹ bị mỏi thì mẹ nên nằm nghiêng sang một bên, đặt phần đầu và cổ của bé lên gối cao để hạn chế làm cho bé sặc sữa, nhất là những mẹ có sữa nhiều. Trường hợp, bồng bé bú sữa thì mẹ nên đặt bé nằm nghiêng để phần cằm của bé chạm vào bầu ngực của mẹ.

Cho trẻ bú đúng tư thế để hạn chế sặc sữa

Cho trẻ bú đúng tư thế để hạn chế sặc sữa

  • Đặt bé nằm gần với mẹ để mẹ dễ dàng phát hiện và dỗ trẻ nếu bé tỉnh giấc nửa đêm do bú quá no. Ngoài ra, việc để bé ngủ gần mẹ cũng giúp mẹ dễ dàng kiểm soát được tình trạng của trẻ khi ngủ.

  • Không nên mở đèn trong phòng khi đi ngủ hay kể cả khi cho trẻ bú đêm. Nếu cần thiết, mẹ có thể sử dụng đèn ngủ để dễ dàng tạo không gian yên tĩnh và giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ sau khi bú đêm.

  • Mẹ nên mặc quần áo thoải mái khi đi ngủ để dễ dàng cho trẻ bú lúc nửa đêm.

  • Chuẩn bị sẵn bình nước, tã hoặc đồ ăn nhẹ để sử dụng khi cần thiết, hạn chế gây tiếng động hoặc tạo âm thanh ồn khiến trẻ trực giấc lúc nửa đêm. 

  • Nên tranh thủ ngủ vào ban ngày để khi thức đêm cho bé bú mẹ sẽ không cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc cáu gắt. Điều này không chỉ giúp mẹ và con đều thoải mái khi bú đêm mà còn hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh cho mẹ. 

Với những chia sẻ hữu ích này của bác sĩ, chắc chắn các bạn đã không còn phải băn khoăn có nên cho trẻ bú đêm không. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý cho con trẻ bú đúng cách, bú đủ sữa nhưng vẫn đảm bảo ngủ đủ giấc để con được phát triển tốt nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.