Tin tức
Giải đáp thắc mắc ung thư thực quản có chữa được không?
- 22/11/2019 | Nằm lòng 4 điều về tầm soát ung thư thực quản
- 27/09/2019 | Ung thư thực quản và tầm quan trọng của tầm soát ung thư thực quản
- 19/05/2020 | Dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản ai cũng nên biết
- 06/12/2018 | Các kỹ thuật chẩn đoán ung thư thực quản - dạ dày
1. Ung thư thực quản là gì?
Thực quản là ống tiêu hóa nằm ngay sau khí quản, có nhiệm vụ dẫn thức ăn, các chất lỏng từ họng xuống tới dạ dày. Thực quản của một người trưởng thành thường có chiều dài khoảng 25 cm.
Ung thư thực quản là bệnh lý nguy hiểm
Những tế bào và khối u xuất hiện ở thực quản được gọi là ung thư thực quản. Gồm 2 dạng chính, một loại là ung thư biểu mô vảy và một loại là ung thư biểu mô tuyến.
Trong đó, ung thư biểu mô vảy là tình trạng ung thư từ tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản, thường xảy ra ở phần trên hoặc giữa thực quản. Đối với ung thư biểu mô tuyến, thì các tế bào cũng như các khối u thường xuất hiện từ tổ chức tuyến ở phần dưới của thực quản. Những khối u này nếu không được điều trị có thể xâm lấn ra những bộ phận khác của của cơ thể như gan, phổi hay xương,...
2. Những triệu chứng của ung thư thực quản
Ung thư thực quản là bệnh khó điều trị vì rất khó để nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm. Những biểu hiện của bệnh dễ bị nhầm lẫn với những loại bệnh khác. Các triệu chứng chỉ trở nên rõ ràng khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng, mức độ bệnh nghiêm trọng và rất khó điều trị. Chính vì thế, nếu có một trong những biểu hiện dưới đây, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:
Nuốt nghẹn
Đây là triệu chứng khá phổ biến của ung thư thực quản. Thời gian đầu, bệnh nhân có cảm giác mơ hồ, cảm thấy vướng xương ức khi nuốt thức ăn dạng đặc, cảm giác này càng về sau, càng rõ rệt. Ở giai đoạn sau, thậm chí khi uống nước bệnh nhân cũng thấy có cảm giác vướng, nghẹn.
Nuốt nghẹn là biểu hiện của bệnh ung thư thực quản
Một số trường hợp, bệnh nhân đã từng bị nghẹn đối với thức ăn dạng lỏng nhưng sau đó lại có thể ăn uống bình thường, gần như không còn cảm giác nghẹn nữa. Đây là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, có thể đã xảy ra tình trạng hoại tử u trong lòng thực quản, chính vì thế thức ăn có thể đi qua được.
Trớ: Một số bệnh nhân có hiện tượng trớ, chính là hiện tượng thức ăn đọng trong lòng thực quản và khi bệnh nhân ngủ hoặc nằm, nó có thể trớ ngược ra ngoài. Tình trạng này là do dịch từ thực quản chảy vào đường thở gây ra.
Tăng tiết nước bọt: Nếu bạn thấy nước bọt tiết ra nhiều hơn mà không rõ cơ chế, bạn nên cẩn trọng với căn bệnh ung thư thực quản. Bên cạnh đó, một số biểu hiện như khàn tiếng hay ho kéo dài hoặc sút cân không rõ nguyên nhân cũng là những vấn đề cần phải lưu ý.
Da sạm và khô: Hiện tượng da mặt và da hai bàn tay có nhiều nếp nhăn rất dễ nhận thấy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng cũng có thể là một biểu hiện của ung thư thực quản. Bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân gây ung thư thực quản vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng một số yếu tố dưới đây được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
-
Môi trường độc hại, nhiều khói bụi.
-
Thực phẩm bẩn, độc hại, rượu bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác.
-
Những người ở độ tuổi trên 50 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người trẻ.
-
Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới do có thói quen lạm dụng rượu bia và thuốc lá.
-
Bên cạnh đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như người thừa cân, béo phì, người bị viêm thực quản trào ngược, người mắc bệnh co thắt tâm vị, những người ăn ít chất xơ và rau quả, những người thường xuyên ăn thực phẩm có chứa nitrosamin có trong thịt hun khói, hay các loại dưa muối,...
-
Một số bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản như bệnh Barrett thực quản, bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, bệnh đi ngoài phân mỡ hay bệnh sừng hóa gan bàn chân.
-
Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là căn bệnh được cho là khá phổ biến tại các nước Đông Nam Á. Bệnh cần phải điều trị lâu dài, nếu không rất dễ dẫn đến viêm thực quản, thậm chí hẹp thực quản. Đáng lo ngại hơn khi trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày có nguy cơ biến chứng thành bệnh Barrett thực quản và làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
4. Bệnh ung thư thực quản có chữa được không?
Khi phát hiện mình mắc ung thư, tâm lý của nhiều người là hoang mang, sợ hãi, thậm chí là tuyệt vọng, buông xuôi và nghĩ đến cái chết. Nhưng đây là sai lầm của rất nhiều bệnh nhân ung thư, trong đó có bệnh nhân ung thư thực quản.
Chế độ ăn lành mạnh giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư
Ung thư thực quản nằm top đầu về mức độ nguy hiểm trong các bệnh ung thư về đường tiêu hóa. Nhưng theo các chuyên gia, bệnh này hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện bệnh sớm và thực hiện điều trị đúng cách. Nói một cách khác tỉ lệ điều trị khỏi bệnh tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.
Vì thế, bệnh nhân ung thư thực quản không nên quá tuyệt vọng. Điều quan trọng là cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, giữ lối sống lành mạnh và một tinh thần thoải mái để có thể chống lại bệnh tật.
Những người có yếu tố nguy cơ cao nên chú trọng đến vấn đề khám sức khỏe định kỳ. Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường thì không nên chủ quan mà cần phải đi khám càng sớm càng tốt.
Nên thăm khám khi có dấu hiệu bất thường
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín hàng đầu tại khu vực phía Bắc. Bệnh viện không chỉ được đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc hiện đại, quy mô lớn mà còn có đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành luôn tận tâm với người bệnh. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số 1900 56 56 56, chuyên gia sẽ giúp bạn giải quyết mọi thắc mắc và đặt lịch khám sớm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!