Tin tức
Giải đáp: Viêm giác mạc có lây không và cách phòng ngừa
- 25/09/2021 | Nguyên nhân nào gây viêm giác mạc chấm nông? Cách điều trị bệnh ra sao?
- 04/11/2021 | Các bệnh lý giác mạc hay gặp và cách nhận biết, phòng ngừa
- 15/08/2020 | Viêm kết giác mạc: chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả
1. Viêm giác mạc là gì?
Giác mạc (chúng ta thường quen gọi là lòng đen) là một lớp mô mỏng, rất dai và không có mạch máu. Giác mạc có hình chỏm cầu, là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với ánh sáng và cho phép ánh sáng đi qua để mắt chúng ta có thể nhìn thấy được.
Hình ảnh giải phẫu mắt
Với cấu tạo mỏng, trong khi là bộ phận đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên đây là bộ phận rất dễ bị tổn thương.
Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc bị sưng phù hoặc bị viêm do một số nguyên nhân nào đó, khiến cho mắt bị đau, đỏ và ảnh hưởng đến thị lực. Bệnh viêm giác mạc nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến sẹo giác mạc hoặc lồi mắt cua, thậm chí có thể khiến thủng nhãn cầu hoặc đánh mất một phần hay toàn bộ thị lực.
2. Một số triệu chứng viêm giác mạc thường gặp
Nếu bị viêm giác mạc, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng cơ bản như:
-
Mắt bị đỏ, bị đau hoặc kích ứng khó chịu.
-
Mắt bị vướng, cảm giác có sạn hoặc dị vật trong mắt.
-
Mắt bị chảy dịch hoặc thường xuyên bị chảy nước mắt.
-
Mí mắt nặng, không thể mở hoàn toàn do đau mắt.
-
Khi gặp ánh sáng, thường bị chói, khó chịu.
-
Mắt có nhiều ghèn, dử.
-
Bị mờ mắt hoặc suy giảm thị lực, thậm chí có thể không nhìn thấy gì.
Mắt bị đỏ, cộm có thể là triệu chứng của viêm giác mạc
3. Nguyên nhân gây viêm giác mạc
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm giác mạc, trong đó có thể chia thành hai dạng: do chấn thương mắt và do nhiễm trùng mắt
Nguyên nhân do chấn thương mắt
Việc đeo kính áp tròng, do phẫu thuật giác mạc hoặc do ô nhiễm môi trường như khói bụi hoặc do bất kỳ một chấn thương vật lý nào khác cũng có thể gây viêm giác mạc. Ngoài ra, khi mắt bị khô hay thiếu hụt vitamin A hoặc kể cả khi mắt tiếp xúc với ánh sáng gay gắt kéo dài cũng có thể gây viêm giác mạc.
Việc sử dụng kính áp tròng chưa đúng cách có thể gây viêm giác mạc
Nguyên nhân do nhiễm trùng mắt
Bệnh viêm giác mạc có thể là do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc nấm và ký sinh trùng gây ra. Trong đó, viêm giác mạc do sự xâm nhập của virus là phổ biến nhất. Theo thống kê, các loại virus gây viêm giác mạc thường gặp là Adenovirus, Herpes simplex type 1 và Varicella zoster.
Nguyên nhân do vi khuẩn chiếm tỷ lệ ít hơn, thường gặp hai loại vi khuẩn là Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus. Các nguyên nhân gây bệnh do nấm và ký sinh trùng rất hiếm gặp, đặc biệt là ở các nước phát triển.
4. Vậy bệnh viêm giác mạc có lây không?
Để trả lời được câu hỏi viêm giác mạc có lây không, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.
Nếu tác nhân là vi sinh vật, bệnh rất dễ lây cho những người xung quanh. Cụ thể là khi dụi mắt rồi tiếp xúc với người hoặc những vật ở xung quanh, người bệnh đã vô tình phát tán mầm bệnh.
Ngoài ra, viêm giác mạc cũng có thể lây khi bệnh nhân rửa mặt hoặc lau mặt, rồi người khác dùng lại khăn mặt hoặc khăn tắm đó.
5. Phòng ngừa viêm giác mạc
Để hạn chế nguy cơ bị mắc và lây lan bệnh lý này, chúng ta có thể thực hiện một số cách như sau:
Đối với những người bệnh
- Sử dụng riêng khăn mặt, khăn tắm và vật dụng cá nhân trong gia đình và cả ở nơi làm việc.
- Rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là tránh đụng chạm mắt, hạn chế dụi mắt.
- Nghỉ ngơi và nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Đối với một số loại bệnh viêm giác mạc gây ra do virus, chẳng hạn như virus Herpes, chúng ta không phòng ngừa hoàn toàn được. Tuy nhiên, có thể tránh bệnh tái phát bằng cách: Nếu có các mụn nước do virus Herpes, nên rửa tay thật kỹ lưỡng trước khi chạm vào mắt cũng như vùng xung quanh mắt; không sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid trừ khi có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa mắt.
Đối với những người chưa bị bệnh
- Khi di chuyển ngoài đường hoặc làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, cần sử dụng các biện pháp bảo vệ cho đôi mắt.
- Giữ vệ sinh đôi tay, hạn chế đưa tay lên dụi mắt hay đụng chạm vào mắt.
- Giữ vệ sinh cho đôi mắt, có thể nhỏ nước muối NaCl 0,9% hai lần mỗi ngày.
- Nếu sử dụng kính áp tròng, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, không đeo khi đi ngủ, sử dụng các loại nước chuyên dụng để vệ sinh, thay kính định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Uống nhiều nước cam, chanh, cung cấp đầy đủ vitamin A cho cơ thể.
Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho mắt
6. Bị viêm giác mạc có cần đến bác sĩ?
Hy vọng qua việc đi tìm trả lời cho câu hỏi viêm giác mạc có lây không, bạn đã có những thông tin cơ bản về căn bệnh này. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Dựa vào bệnh sử và các triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm nhằm xác định tình trạng và đưa ra hướng điều trị.
Tuyệt đối không tự suy đoán nguyên nhân để mua thuốc điều trị, có thể khiến bệnh chuyển biến nặng, gây nguy hiểm cho đôi mắt.
Nếu có các triệu chứng nghi ngờ, nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Khi lựa chọn nơi khám, chữa bệnh viêm giác mạc và các bệnh lý về mắt, bạn nên lưu ý một số tiêu chí như sau:
-
Có chuyên khoa về mắt với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tận tình.
-
Có hệ thống cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại.
-
Có phong cách phục vụ chu đáo, thủ tục nhanh gọn.
-
Có phác đồ điều trị khoa học, phù hợp với từng đối tượng khác nhau
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên. Được thành lập năm 2011, hiện nay, chuyên khoa Mắt của bệnh viện đã có sự phát triển mạnh mẽ với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, tận tâm với nghề. Cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, điều trị các bệnh lý về mắt của khách hàng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bệnh viện còn có Trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp, cùng chứng chỉ CAP của Hội bệnh học Hoa Kỳ. Vì vậy khi thăm khám tại đây, khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm về kết quả nhận được.
Quý khách có thể gọi điện đến Tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!