Tin tức
Giải đáp ý nghĩa của hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ
- 22/06/2022 | Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu và điều cần lưu ý
- 03/11/2022 | Nên cho thai nhi nghe nhạc gì và nghe thế nào là đúng cách?
1. Hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ xảy ra vào lúc nào?
Trước khi tìm hiểu các ý nghĩa của hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ, hãy cùng tìm hiểu ngay khoảng thời gian mà mẹ có thể cảm nhận được hành động này của bé trước nhé!
Vào những tuần thai thứ 7 và 8 của thai kỳ, bé đã có những chuyển động đầu tiên trong bụng mẹ. Tuy nhiên, do thai còn khá nhỏ nên mẹ rất khó có thể cảm nhận được các cử động này. Bước sang tuần thứ 20 của thai kỳ là giai đoạn mẹ có thể cảm nhận rõ nhất các cử động của bé trong bụng mẹ.
Từ tuần 20 của thai kỳ, mẹ có thể cảm nhận rõ các cử động của bé
2. Hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ có ý nghĩa gì?
Hầu hết mẹ bầu thường có chung thắc mắc là hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ có ý nghĩa gì không? Sau đây là những giải mã thú vị về hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ mà có thể bạn chưa biết nhé!
Bé đang phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh
Hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ trong thai kỳ được thực hiện với tần suất cao nhất là các cú đá. Các cử động này cho thấy bé đang phát triển tốt và khá hiếu động. Ngoài ra, các cú rung cũng có thể là cử động nhẹ của tay, bé vặn mình hoặc xoay người trong tử cung của mẹ.
Sự phản ứng của thai nhi với các kích thích
Theo các chuyên gia, các rung động của thai nhi trong bụng mẹ là một trong những cách bé phản ứng ứng tiếp với các kích thích từ bên ngoài. Cụ thể như sau:
-
Bé phản ứng với âm thanh khi bé có thể có thể nghe thấy từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Phần lớn bé sẽ các các cử động mạnh với các âm thanh lớn, các âm thanh gây bất ngờ cho bé.
-
Bé phản ứng với thực phẩm mẹ sử dụng: Trong quá trình thai kỳ diễn ra, các mùi vị món ăn mà mẹ sử dụng sẽ được tiếp xúc với bé thông qua nước vối. Bé có thể chuyển động nếu thích hoặc không thích với mùi vị thức ăn. Chính vì vậy, hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ có thể xảy ra.
-
Bé né tránh ánh sáng: Khi mắt bé phát triển chưa đầy đủ và khả năng tiếp xúc với ánh sáng còn yếu, bé sẽ cảm thấy chói mắt và thường có xu hướng cử động, chuyển mình để tránh với hướng có hướng ánh sáng chiếu tới. Lúc này, các cảm nhận về sự rung của bé mà mẹ có thể cảm nhận là rất rõ nét.
Bé cử động trong bụng thế hiện sự phản ứng của bé với âm thanh
Bé phản ứng khi nghe thấy các âm thanh quen thuộc
Có thể mẹ chưa biết, khi bé có thể cảm nhận được âm thanh thì bé có thể nhận ra giọng nói của bố mẹ. Khi ở trong bụng mẹ, bé thường có những cử động khi nghe thấy tiếng của mẹ. Do đó, trong thời gian này, mẹ có thể cho bé nghe âm nhạc nhẹ nhàng hoặc thực hiện thai gió để bé yêu có sự phát triển tốt nhất về thính giác.
Bên cạnh đó, việc bé đạp trong bụng mẹ cũng là một hình thức “nói chuyện” với mẹ mà bé muốn thực hiện, nên mẹ hãy nói chuyện với bé nhiều hơn.
Bé đạp nhiều hơn khi mẹ bầu nằm nghiêng quá lâu về một phía
Theo các chuyên gia, khi mẹ nằm nghiêng, các hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ sẽ diễn ra nhiều hơn. Nguyên nhân là do việc nằm nghiêng giúp lượng oxy được cung cấp cho bé là nhiều. Ngược lại, khi mẹ nằm ngửa bé sẽ ít cử động hơn để tiết kiệm oxy.
Bé cử động nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng về một bên
Bé cử động mạnh do không gian chật chội
Hiện tượng thai nhi đạp trong bụng mẹ nhiều hơn và mạnh hơn và các tháng cuối của thai kỳ thường là do bé đã phát triển lớn hơn và bé cảm thấy không gian trong bụng mẹ dần trở nên chật chội. Các vận động lúc này thường do bé cảm thấy khó chịu hoặc muốn duỗi chân thoải mái trong bụng mẹ.
Bé đang thức
3 tháng cuối của thai kỳ, bé có nhận thức rõ ràng về giấc ngủ hơn. Do đó, thực hiện các cử động trong bụng mẹ cũng là một cách để bé “thông báo” với mẹ rằng mình đang thức. Lúc này, mẹ có thể nói chuyện với bé nhiều hơn để kích thích sự phát triển về nhận thức.
2. Hiện tượng thai nhi giật giật trong bụng mẹ có nguy hiểm không?
Cùng với hiện tượng thai nhi đạp trong bụng mẹ, trong quá trình mang thai, mẹ có thể cảm nhận thấy bé giật giật trong bụng. Vậy điều này có nguy hiểm không?
Thông thường, đây là phản ứng cho thấy bé đang bị nấc cụt khi nuốt nước ối và làm cơ hoành bị kích thích. Trong thai kỳ, bé cần nuốt nước ối để phế nang có thể lớn lên một cách nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, khi bé tập phản xạ cho bú sữa hoặc bị dây rốn quấn quanh cổ cũng có thể khiến bé giật người và nấc cụt.
Khi trẻ nấc cụt thường tạo ra các tiếng gõ nhẹ, khi đặt tay lên bụng mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được.
Mẹ có thể cảm nhận được các cơn nấc cụt của bé
Mặc dù nấc cụt là không nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, trong trường hợp sau tuần 32 bé bị nấc cụt nhiều kèm theo các triệu chứng bất thường như xuất hiện các âm thanh “ùng ục” giống như sôi bụng thì mẹ nên tới các cơ sở y tế để thăm khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu bé đang bị dây rốn chèn ép khiến bé khó thở hơn bình thường. Khi không được xử lý kịp thời có thể gây ra các gián đoạn với sự phát triển của bé.
Trên đây là tổng hợp các thông tin giải đáp giúp mẹ có thể tự đưa ra cho mình đáp án cho câu hỏi “Hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ có ý nghĩa gì?”. Hy vọng với những chia sẻ nói trên, mẹ có thể an tâm cùng bé có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn hơn.
Sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Do đó, mẹ cần thực hiện các thăm khám định kỳ hoặc thực hiện các chẩn đoán khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.
Để được tư vấn thêm về sức khỏe hay có nhu cầu sử dịch vụ chẩn đoán - kiểm tra sức khỏe, theo dõi thay kỳ tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!