Tin tức
Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng
Key: giai đoạn xấu nhất khi niềng răng
Tít: Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng và những vấn đề cần lưu ý
Niềng răng gồm nhiều giai đoạn. Vì thế, trước khi quyết định thực hiện, bạn nên tham khảo thông tin để hiểu rõ về quy trình niềng răng và chuẩn bị tâm lý tốt nhất. Vậy giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là giai đoạn nào và làm sao để cải thiện tính thẩm mỹ trong suốt quá trình đeo niềng?
1. Quá trình niềng răng trải qua mấy giai đoạn?
Khi thực hiện niềng răng, bạn cần trải qua những giai đoạn dưới đây:
- Giai đoạn 1: Kiểm tra tình trạng răng miệng và lên kế hoạch điều trị
Các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám răng, chụp X-quang, qua đó nắm rõ được những vấn đề về răng cũng như khung xương hàm mà bạn đang gặp phải.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng cho người bệnh
Bác sĩ nha khoa cũng sẽ giải thích và tư vấn cho bạn về phương pháp niềng răng phù hợp với bạn để có được kết quả chỉnh nha như mong muốn. Sau đó, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng tài chính, bạn sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
- Giai đoạn 2: Tách kẽ, gắn mắc cài
Thực hiện gắn mắc cài răng chính là những bước đầu tiên trong quá trình chỉnh nha. Nha sĩ sẽ siết trên mắc cài và dây cung, từ đó tạo ra một lực kéo giúp các răng dần dịch chuyển về vị trí như mong muốn.
Giai đoạn này cần thực hiện trong vòng từ 2 đến 6 tháng. Vài ngày đầu, khi dây cung siết chặt có thể khiến bạn có cảm giác hơi đau nhức một chút, sau đó cơn đau giảm dần.
- Giai đoạn 3: Chỉnh chân răng, dàn đều răng
Kỹ thuật chỉnh chân răng chính là cách chỉnh mắc cài và dây cung. Trong trường hợp cần thiết, có thể phải nhổ răng hoặc cắt kẽ răng để đảm bảo các răng được trở về theo đúng vị trí như mong muốn ban đầu.
Niềng răng cần thực hiện theo đúng quy trình để để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất
- Giai đoạn 4: Đóng khoảng trong niềng răng
Các bác sĩ sẽ thực hiện đóng khoảng trong niềng răng, ngay khi phần trục răng cũng như chân răng đã được điều chỉnh ổn hơn so với tình trạng ban đầu. Giai đoạn này rất quan trọng và đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao.
Việc đóng khoảng răng sẽ giúp răng về vị trí như mong muốn, đồng thời giúp răng đều và khít hơn đúng như phác đồ chỉnh nha. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể quan sát rõ sự thay đổi của răng và cả khuôn mặt ở giai đoạn này. Giai đoạn này có thể kéo dài trong khoảng 4 đến 8 tháng. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng răng, khuyết điểm của răng mà giai đoạn này có thể kéo dài hơn hoặc kết thúc sớm hơn.
- Giai đoạn 5: Điều chỉnh khớp cắn
Sau khi đóng khoảng trong niềng răng, vẫn có thể tồn tại tình trạng lệch khớp cắn nhẹ. Do đó, bác sĩ sẽ khắc phục tối đa tình trạng này bằng cách gắn các loại chun từ hàm trên xuống hàm dưới, từ đó giúp cho 2 hàm tiếp xúc được với nhau, chuẩn khớp cắn và lực nhai sẽ tốt hơn.
- Giai đoạn 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Khi tháo niềng răng không phải là bạn đã kết thúc quá trình niềng răng, bởi bạn cần thực hiện việc tiếp theo là đeo hàm duy trì. Mặc dù răng đã đều đẹp, khớp cắn đã chuẩn nhưng việc đeo hàm duy trì là rất cần thiết để giúp răng ổn định và cố định răng vĩnh viễn tại đúng vị trí mong muốn.
Đây là giai đoạn quan trọng. Để đảm bảo kết quả đạt được, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian đeo hàm duy trì sẽ khác nhau.
2. Giai đoạn nào xấu nhất khi niềng răng?
Khi niềng răng, nhiều người rất lo lắng đến vấn đề thẩm mỹ và những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng chính là giai đoạn 3 tháng đầu tiên khi gắn mắc cài. Lúc này, răng chưa đều cùng với mắc cài sẽ gây ra cảm giác vướng víu. Do đó, khi ăn uống cũng như trò chuyện, bạn sẽ gặp nhiều bất tiện, thậm chí có người còn bị stress trong giai đoạn này.
Hơn nữa, ở giai đoạn này, bạn cũng chưa quen với mắc cài, phần má và phần thái dương dễ bị hóp lại gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Đối với những trường hợp cần nhổ răng sẽ có thể xuất hiện những khe thưa trên răng và dẫn đến tình trạng mất thẩm mỹ.
3. Cách để vượt qua giai đoạn xấu của quá trình niềng răng
Để vượt qua giai đoạn này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nên ăn cháo, súp khi mới đeo niềng
- Ăn những thức ăn mềm, lỏng để hạn chế đau nhức răng.
- Dùng sáp nha khoa để bôi vào phần sắc nhọn của mắc cài, từ đó hạn chế được tổn thương ở môi, lợi do mắc cài gây ra.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách để hạn chế nguy cơ bị tuột mắc cài và các bệnh về răng miệng.
- Bổ sung đủ dưỡng chất để hạn chế tình trạng sụt cân, hóp má khi niềng răng.
4. Giải pháp giúp tăng tính thẩm mỹ khi niềng răng
- Niềng răng mắc cài sứ: Mắc cài bằng sứ có màu gần giống với răng thật nên có tính thẩm mỹ cao hơn phương pháp niềng răng mắc cài kim loại.
- Niềng răng không mắc cài trong suốt invisalign: Khay niềng răng trong suốt cũng có thể đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Niềng răng không mắc cài trong suốt để đảm bảo thẩm mỹ
- Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong: Là phương pháp bác sĩ sẽ gắn mắc cài vào mặt trong của răng. Do đó rất khó để nhận biết bạn đang niềng răng. Vì thế, phương pháp này cũng mang tính thẩm mỹ hơn so với phương pháp niềng răng truyền thống.
Như vậy, bạn đã hiểu rõ về giai đoạn xấu nhất khi niềng răng và một số giải pháp hiệu quả giúp bạn tự tin hơn trong quá trình mang niềng răng. Điều đặc biệt là đừng quên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.
Hệ thống nha khoa MedDental thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ nha khoa đáng tin cậy mà bạn có thể an tâm khi lựa chọn. Để được đặt lịch khám sớm, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 400 066.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!