Tin tức

Góc giải đáp: Bệnh giãn phế nang có nguy hiểm không?

Ngày 22/12/2021
Bệnh giãn phế nang còn gọi là khí phế thũng. Đây là một trong những bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến. Giãn phế nang là tình trạng cấu trúc của phế nang bị thay đổi, phế nang mất tính đàn hồi gây suy giảm chức năng trao đổi khí của phổi. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng khiến cho nhiều người bệnh có tâm lý chủ quan. Vậy giãn phế nang có nguy hiểm không? 

1. Giãn phế nang là bệnh như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng giãn phế nang?

1.1. Giãn phế nang là gì?

Trước khi tìm hiểu giãn phế nang có nguy hiểm không, bạn cần hiểu rõ giãn phế nang là bệnh như thế nào và những nguyên nhân nào có thể gây ra căn bệnh này.

Bệnh giãn phế nang còn được gọi là khí phế thũng

Bệnh giãn phế nang còn được gọi là khí phế thũng

Phế nang chính là những túi khí có hình dạng giống như những chùm nho, là cơ quan nhỏ nhất của phổi với kích thước từ 0.1 đến 0.2mm. Giãn phế nang là tình trạng cấu trúc phế nang bị phá hủy, thành phế nang bị tổn thương khiến cho phế nang giảm độ co giãn, mất tính đàn hồi. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự ứ đọng không khí và từ đó chức năng trao đổi khí sẽ bị suy giảm. 

Khi bị bệnh giãn phế nang, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng bệnh như sau: Bệnh nhân có cảm giác khó thở, tức ngực, tình trạng khó thở sẽ tăng lên khi lao động quá sức, người bệnh bị ho kéo dài, chán ăn, gầy sút, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, bệnh nhân phải hoạt động cơ bụng nhiều nên có cảm giác đau vùng thượng vị, môi bị tím tái do thiếu oxy, các đầu chi của bệnh nhân cũng bị tím nếu xảy ra biến chứng thành tâm phế mạn,… 

1.2. Nguyên nhân gây giãn phế nang

Tình trạng giãn phế nang do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất: 

- Thiếu protein AAT: Protein AAT rất quan trọng trong việc bảo vệ các cấu trúc đàn hồi trong phổi. Nếu cơ thể bị thiếu hụt loại protein này thì có thế dẫn tới giãn phế nang, tổn thương phổi. Đây là một dạng bệnh di truyền và có thể xảy ra ở những bệnh nhân giãn phế nang, tuy nhiên các trường hợp này thường rất ít, chỉ chiếm 1 đến 2%. 

- Do một số bệnh lý khác nhau: Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng bệnh giãn phế nang bao gồm: 

+ Viêm phế quản mạn tính: Tình trạng viêm phế quản do vi khuẩn, virus hay các loại ký sinh trùng,… kéo dài có thể khiến phá hủy cấu trúc của các phế nang, làm mất khả năng đàn hồi của các phế nang. 

+ Lao phổi: Lao phổi là một căn bệnh nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể, các loại vi khuẩn này sẽ có thể làm tổn thương hoặc gây xơ hóa các thành phế nang, khiến cho các phế nang giãn ra và mất khả năng đàn hồi. 

+ Hen phế quản mạn tính: Những bệnh nhân bị hen phế quản lâu năm cũng nên cẩn trọng với bệnh giãn phế quản. Thậm chí căn bệnh này còn có thể gây căng giãn cả hệ thống mao mạch của tổ chức phổi. 

+ Các trường hợp bị biến dạng lồng ngực hay chít hẹp phế quản khiến cho phế quản và phế nang bị tắc nghẽn lâu ngày cũng chính là nguyên nhân có thể gây ra bệnh giãn phế nang. 

Người cao tuổi có nguy cơ cao bị giãn phế nang

Người cao tuổi có nguy cơ cao bị giãn phế nang

+ Lão suy: Đây là tình trạng thường gặp ở những người cao tuổi. Phổi cũng như các cơ quan khác, có nguy cơ bị lão hóa, xơ hóa sau nhiều năm hoạt động và tình trạng này có thể dẫn đến giãn phế nang.

+ Do đặc thù nghề nghiệp: Một số bệnh nhân mắc giãn phế nang do làm nghề thổi kèn, thổi thủy tinh trong một thời gian dài,… khiến cho phế nang thường xuyên trong trạng thái bị tăng áp lực và cuối cùng sẽ dẫn đến căng giãn phế nang. Bên cạnh đó, những trường hợp phải thường xuyên làm việc trong những môi trường nhiều khói bụi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi vô cơ, khiến viêm nhiễm thành phế quản tận và cuối cùng dẫn đến giãn phế nang. 

+ Bệnh Saccoidose: Căn bệnh này gây viêm nội mạc động mạch và kèm theo tình trạng giãn phế nang,...

2. Bệnh giãn phế nang có nguy hiểm không?

Đối với thắc mắc “Bệnh giãn phế nang có nguy hiểm không”, câu trả lời là “có” vì những lý do sau đây: 

- Giãn phế nang là một tình trạng mất đàn hồi phế nang không hồi phục và có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.. Các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu nhằm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, làm chậm khả năng tiến triển của bệnh, phòng ngừa hoặc điều trị các biến chứng và đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Bệnh giãn phế nang có thể gây suy hô hấp, vô cùng nguy hiểm

Bệnh giãn phế nang có thể gây suy hô hấp, vô cùng nguy hiểm

- Bệnh giãn phế nang là bệnh nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng như suy hô hấp, tràn khí màng phổi, tâm phế mạn tính hay tắc nghẽn động mạch phổi,… Những biến chứng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, khiến cho bệnh nhân bị suy kiệt và có thể tử vong chỉ sau một vài năm. 

+ Ở giai đoạn nặng, chất lượng sống của bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân thậm chí không thể vận động, đi lại, cần sử dụng liệu pháp oxy ngay cả khi nghỉ ngơi. Cơ thể luôn mệt mỏi vì thiếu oxy. Hơn nữa, chi phí điều trị bệnh cũng rất tốn kém. 

Nên tập thể dục, nhất là các bài tập hít thở để tăng cường sức khỏe phổi,phòng ngừa các bệnh giãn phế nang

Nên tập thể dục, nhất là các bài tập hít thở để tăng cường sức khỏe phổi,phòng ngừa các bệnh giãn phế nang

Do đó, khi có những biểu hiện nghi ngờ bệnh, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời. Để phòng bệnh, bạn nên loại bỏ thuốc lá, giữ vệ sinh răng miệng tốt, cần có dụng cụ bảo hộ nếu phải làm việc trong môi trường khói bụi, nếu mắc bệnh về đường hô hấp thì cần điều trị dứt điểm, đồng thời thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe phổi.

Bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các chuyên gia giải đáp chi tiết hơn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ