Tin tức

Góc giải đáp: Chụp X-quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?

Ngày 28/06/2021
Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng thường gặp. Đó là sự lệch khỏi vị trí trong bao xơ giữa hai đốt sống của nhân nhầy (hay còn gọi là đĩa đệm). Việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cần phải dựa vào các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để xác định rõ. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về việc Chụp X-quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không nhé.

1. Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm

Tuy thoát vị đĩa đệm không gây đe dọa tính mạng bệnh nhân nhưng bệnh lại có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân từ việc nhân nhầy thoát khỏi vị trí ban đầu trong bao xơ đĩa đệm, khiến chèn ép vào rễ dây thần kinh gây đau đớn cho bệnh nhân theo kiểu chèn ép trong các tình trạng đau vùng cổ vai gáy hay đau cột sống - thắt lưng.

Các nguyên nhân chính gây tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống đó là:

  • Do tình trạng lão hóa khi cao tuổi: Các đốt sống bị thoái hóa, xốp hơn và có thể lún xẹp khiến khó có thể giữ vững đĩa đệm tại vị trí cũ. Bên cạnh đó đĩa đệm cũng bị thoái hóa, mất nước, xơ cứng nên dễ bị di lệch hay tổn thương gây ra thoát vị đĩa đệm.

  • Do chấn thương, tai nạn sinh hoạt hay lao động: Khi cột sống chịu lực tác động lớn không theo sinh lý trong các trường hợp tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động hoặc do lao động quá sức và sai tư thế trong thời gian dài sẽ làm cho cột sống và đĩa đệm chịu tổn thương dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

  • Thoát vị đĩa đệm cũng có thể gặp trong các bệnh lý bẩm sinh hay mắc phải ở vùng cột sống.

  • Bệnh béo phì cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Chụp X-quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

Nếu thoát vị đĩa đệm không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Việc thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra những chèn ép các rễ dây thần kinh khiến bệnh nhân đau đớn, vận động bị ảnh hưởng, các chi suy yếu và teo dần, thậm chí có thể gây rối loạn đại tiểu tiện.

2. Chụp X-quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?

Chụp X-quang là một phương pháp đơn giản và có thể chỉ định rộng rãi. Chùm tia X do máy chụp X-quang phát ra sẽ xuyên qua cơ thể và bị cản lại bởi các mô đặc như xương nên trên phim chụp bác sĩ sẽ dựa vào hình chiếu của các cơ quan có hàm lượng calci cao của cơ thể để chẩn đoán bệnh.

Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, đĩa đệm là một nhân nhầy và không cản quang. Vì vậy, không thể trực tiếp thấy được hình ảnh của đĩa đệm di lệch trên phim chup X-quang. Nhưng bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu di lệch, lún xẹp, thoái hóa của xương cột sống mà dự đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Chụp X-quang không có mấy tác dụng ở các trường hợp bệnh nhẹ, mà nó chỉ có tác dụng trong các trường hợp tổn thương xương rõ rệt, khi:

  • Các đĩa đệm đã thoát vị nhiều, gây biến dạng các đốt sống, hẹp các khoang giữa hai đốt sống;

  • Chụp X-quang sẽ thấy được tư thế của cột sống, quan đó sẽ phản ánh tình trạng thoát vị đĩa đệm;

  • Chụp X-quang cũng cho thấy đường cong sinh lý của cột sống có còn toàn vẹn hay không, đốt sống có trượt khỏi vị trí hay không hoặc có bị lún xẹp hay không?

Để đánh giá được thoát vị đĩa đệm trên X-quang, bác sĩ cần tiêm chất cản quang vào khoang dưới nhện tủy sống để đánh giá bao rễ thần kinh

Để đánh giá được thoát vị đĩa đệm trên X-quang, bác sĩ cần tiêm chất cản quang vào khoang dưới nhện tủy sống để đánh giá bao rễ thần kinh

3. Khi nào nên chụp X-quang để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm?

Vì thoát vị đĩa đệm rất khó có thể xác định trên phim chụp X-quang, nhưng ở các trường hợp sau, bệnh nhân nên được chụp X-quang để đánh giá sơ bộ tình trạng cột sống và đĩa đệm:

  • Nhược cơ, liệt chi: Khi thoát vị đĩa đệm không được điều trị sớm, việc vận động, đi lại của bệnh nhân sẽ khó khăn và hạn chế, dần dần sẽ dẫn đến teo cơ, yếu liệt các chi;

  • Đau cơ: khi các rễ dây thần kinh bị chèn ép, các cơn đau sẽ xuất hiện ở các vùng cơ do các dây thần kinh này chi phối và nhận cảm, thường sẽ là các cơn đau dọc theo vùng cổ vai gáy xuống tay hoặc từ thắt lưng hông lan xuống chi dưới. Các cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc trội thành cơn đau dữ dội;

  • Tê bì các chi: Việc chèn ép dây thần kinh cũng gây ra tình trạng tê bì các chi, kèm theo rối loạn cảm giác;

  • Khi các cơn đau, sự tê yếu tăng dần, kèm theo dấu hiệu rối loạn đại tiểu tiện.

4 . Quy trình chụp X-quang để phát hiện thoát vị đĩa đệm

Việc chụp X-quang cột sống khá đơn giản qua các quy trình như sau:

  • Cởi bỏ quần áo hoặc trang sức trên vùng muốn chụp

  • Đứng hoặc nằm thẳng hay nghiêng theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên chụp X-quang;

  • Giữ nguyên tư thế và nghe theo sự chỉ dẫn của kỹ thuật viên để có thể thu được hình ảnh rõ nét nhất sau khi chụp;

  • Nhận kết quả đọc phim và gửi lại bác sĩ lâm sàng để phân tích kết quả. Ở công đoạn này, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cột sống của bệnh nhân để xem xét chỉ định thêm các kỹ thuật chuyên sâu hơn như chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ,… để có kết luận chính xác nhất.

5. Các lưu ý khi chụp X-quang để phát hiện thoát vị đĩa đệm

Khi chụp X-quang để phát hiện thoát vị đĩa đệm, cần phải lưu ý các vấn đề sau:

  • Không chụp X-quang đối với phụ nữ mang thai. Hoặc nếu có thì cần phải có chỉ định đặc biệt của bác sĩ;

  • Tháo bỏ các đồ vật, trang sức kim loại vì có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh chụp X-quang.

6. Các biện pháp điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Tùy vào độ tuổi, mức độ tổn thương cột sống hay tình trạng đĩa đệm mà bác sĩ sẽ có những chỉ định nội khoa, phục hồi chức năng hay can thiệp ngoại khoa phù hợp. Tuy nhiên, dù có điều trị bằng phương pháp nào thì thoát vị đĩa đệm cũng sẽ để lại những di chứng rất khó hồi phục. Vì vậy, chúng ta cần tích cực phòng ngừa tránh xảy ra thoát vị đĩa đệm với những lưu ý sau:

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao hàng ngày với các bài tập phù hợp;

  • Giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể ở cân nặng hợp lý theo MBI;

  • Chú ý đi đứng và ngồi thẳng lưng, nên thay đổi tư thế sau một khoảng thời gian cố định tư thế lâu;

  • Tránh mang vác vật nặng;

  • Hạn chế các động tác cúi, còng lưng,...;

  • Hạn chế rượu bia, không hút thuốc, không dùng chất kích thích;

  • Ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, nhất là phải bổ sung Canxi và Vitamin D để hạn chế tình trạng thoái hóa xương khớp, loãng xương,...;

  • Cần đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 - 12 tháng.

Tập ngồi tư thế thẳng lưng và thay đổi tư thế sau một thời gian dài

Tập ngồi tư thế thẳng lưng và thay đổi tư thế sau một thời gian dài

Như vậy, bài viết trên đây đã phần nào giúp giải đáp thắc mắc về việc: Chụp X-quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?

Để có được kết quả khám tốt nhất, bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở y tế có bác sĩ hoặc chuyên gia về cơ xương khớp cũng như các trang thiết bị, máy móc hiện đại để thăm khám. Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, số tổng đài 1900565656, có đầy đủ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng các bác sĩ chuyên khoa giỏi và hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy, máy chụp cộng hưởng từ,... có thể chẩn đoán chính xác và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ