Tin tức
Góc giải đáp: Hệ miễn dịch bị suy giảm có tăng nguy cơ ung thư không?
- 01/05/2020 | Vai trò của IgG trong hệ thống miễn dịch
- 25/03/2020 | Ý nghĩa lâm sàng của các globulin miễn dịch IgG, IgM và IgA
- 12/02/2020 | Các loại xét nghiệm miễn dịch thường gặp
1. Những nguyên nhân gây ung thư là gì?
Thực chất ung thư không phải là một loại bệnh lý do một tác nhân gây bệnh mà do rất nhiều yếu tố tác động đến cùng lúc làm tăng nguy cơ gây ung thư. Chính vậy, nếu muốn xác định nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư là không thể mà chỉ có thể dựa trên các tác nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư mà thôi.
Các tác nhân có thể gây ra bệnh ung thư hầu hết đến từ môi trường bên ngoài (chiếm khoảng 80%) và một phần yếu tố thuộc di truyền, bẩm sinh hay yếu tố biến chứng bệnh lý nặng. Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi “hệ miễn dịch bị suy giảm có tăng nguy cơ ung thư hay không?” câu trả lời của các chuyên gia y tế là “có thể”.
Hệ miễn dịch được cho là một tấm lá chắn cứng cáp giúp cơ thể chống chọi lại những tác nhân gây bệnh có khả năng xâm nhập làm hại cơ thể như các loại virus, vi khuẩn hay các loài ký sinh trùng gây bệnh. Chính vì vậy, nếu hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ đồng nghĩa với việc cơ thể người bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh do môi trường bên ngoài tác động đến, tất nhiên trong đó sẽ có nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư.
Hệ miễn dịch giống như một lớp lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi rất nhiều tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài
Bức xạ ion hóa có thể là tác nhân khiến người bệnh có nguy cơ bị ung thư rất cao:
Bức xạ ion hóa là các tia phóng xạ được phóng ra từ các nghiên cứu khoa học, y học hoặc từ các chất phóng xạ tự nhiên trong môi trường xung quanh. Các tia phóng xạ nếu xâm nhập trực tiếp vào cơ thể chúng ta thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất cao, đặc biệt là tình trạng ung thư máu, ung thư tuyến giáp và ung thư phổi.
Từ thế kỉ 16 đến giữa thế kỉ 20, các nhà nghiên cứu khoa học đã xác định được nguyên nhân chính gây ung thư phổi ở các công nhân mỏ chính là do chất phóng xạ có từ quặng đen. Loại quặng này có chứa hàm lượng cao chất uranium có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Các chất phóng xạ từ việc nghiên cứu khoa học hay công nghệ chụp X-quang giai đoạn đầu tiên đã gây ra nhiều biến chứng khá nặng cho các nhà nghiên cứu và các y bác sĩ thực hiện chụp X-quang. Bệnh bạch cầu cấp và bệnh ung thư da là 2 loại bệnh có nguy cơ bị cao nhất do tình trạng này gây ra.
Thảm họa bom nguyên tử năm 1945 tại Nagasaki, Hiroshima và vụ nổ nhà máy điện nguyên tử tại Chernobyl không chỉ khiến cho nhiều người bị thương, tử vong và còn là nguồn cơn tạo ra nhiều ca bệnh về sau như: bệnh bạch cầu cấp, bệnh ung thư máu và bệnh ung thư tuyến giáp.
Bức xạ từ tia cực tím từ mặt trời cũng sẽ có thể là tác nhân lớn gây ung thư:
Mặc dù trong ánh sáng mặt trời có chứa nhiều vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn, thế nhưng không phải lúc nào “phơi nắng” cũng tốt. Trong ánh sáng còn có các tia cực tím rất có hại, đặc biệt là làm tổn thương da, viêm nhiễm da hay thậm chí gây ung thư da. Cụ thể thì những loại da có tính sáng (da trắng) thì hàm lượng sắc tố bảo vệ da ít sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư da hơn những người có sắc tố da sậm.
Các tia tử ngoại xuất hiện nhiều hơn hẳn trong những khung giờ từ 11 giờ sáng đến khoảng 3 giờ chiều khi thời tiết có nắng to. Chính vì vậy, những trường hợp ra nắng vào những khung giờ này mà không có các vật dụng che chắn nắng thì nguy cơ bị ung thư da rất cao.
Ánh sáng mặt trời có chứa tia cực tím có thể sẽ gây ung thư da
Ngoài hai yếu tố được kể trên có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư thì các yếu tố sau đây cũng sẽ là tác nhân gây ảnh hưởng không nhỏ:
-
Hút thuốc lá dễ gây ung thư phổi.
-
Các chất kích thích, rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về máu, thần kinh và góp phần gây ra ung thư.
-
Môi trường sống không lành mạnh
-
Biến chứng từ các bệnh lý nghiêm trọng.
2. Hệ miễn dịch bị suy giảm có tăng nguy cơ ung thư không?
Mặc dù chưa có bất kỳ nghiên cứu y học nào chứng minh tình trạng hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ khiến người bệnh bị ung thư, thế nhưng tình trạng này có thể khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh lý khá nghiêm trọng, từ đó các khối u ác tính vô tình sẽ được hình thành do các biến chứng bệnh gây ra.
Một số căn bệnh mà những người bị suy giảm miễn dịch dễ mắc phải như: Các bệnh viêm nhiễm da, viêm xương khớp, các bệnh về hệ tiêu hóa, hệ thần kinh,... Nhìn chung các loại bệnh lý này có thể được điều trị khỏi nếu như người bệnh phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.
Một số trường hợp những người bị suy giảm miễn dịch sẽ khó có thể chống chọi được các căn bệnh có mầm mống từ tia tử ngoại, các chất phóng xạ, các chất hóa học độc hại, ô nhiễm môi trường hay thậm chí là các bệnh truyền nhiễm từ người sang người. Chính vì thế, khả năng những người này bị mắc bệnh thậm chí mắc nhiều bệnh một lúc là rất cao. Các bệnh lý có thể được chữa trị khỏi hoặc chỉ có thể giảm thiểu các trường hợp xấu xảy ra, khối u ác tính có thể được hình thành dẫn tới ung thư.
Những người có hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nghiêm trọng
Mặc dù tình trạng hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta bị suy giảm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ung thư, thế nhưng đây có thể sẽ là tác nhân gián tiếp khiến người bệnh có nguy cơ bị ung thư cao hơn bình thường. Vì vậy, khi cơ thể bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào có thể là dấu hiệu bệnh thì hãy đừng chần chừ không tìm cách chữa bệnh sớm, tránh các nguy cơ bị ung thư do biến chứng bệnh gây ra.
Quý bạn đọc nếu muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh thì hãy liên hệ ngay với bệnh viện chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Để đặt lịch khám chữa bệnh dễ dàng nhất, bạn chỉ cần nhấc điện thoại lên và gọi tới đường dây nóng 1900 56 56 56 tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!