Tin tức
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em phải làm sao và lời khuyên của chuyên gia
- 09/10/2020 | Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở nam giới có nguy hiểm hay không?
- 10/07/2021 | Bao quy đầu là gì? Những bệnh nào thường gặp ở bao quy đầu?
- 28/06/2021 | Hẹp bao quy đầu có gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe không?
1. Làm sao để nhận biết bé bị hẹp bao quy đầu?
Hẹp bao quy đầu được biết đến là tình trạng da bao quy đầu trùm kín đầu dương vật và không thể tự tụt xuống được. Tuy nhiên với các bé trai thì bao quy đầu có sự thay đổi thay từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Hiểu rõ về tình trạng
Theo thống kế, có đến hơn 96% số bé trai sinh ra đã bị hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên, da bao quy đầu sẽ dần tuột xuống được khi bé được 4, 5 tuổi trở lên. Sau tuổi này, nếu bao quy đầu của bé không có biểu hiện tụt xuống thì có nghĩa là bé đang có dấu hiệu bị bệnh hẹp bao quy đầu. Bố mẹ cần lưu tâm quan sát kỹ hơn đến con để phát hiện những dấu hiệu bất thường khác và đưa con đi khám khi cần thiết.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em
Các dạng hẹp bao quy đầu ở trẻ
Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ được chia thành 2 dạng sau:
Thể sinh lý: đây là tình trạng hẹp bao quy đầu bẩm sinh. Hầu hết các bé trai bị hẹp quy đầu đều do nguyên nhân này. Có nghĩa là khi sinh ra bé tra đã bị như vậy và không được cải thiện khi lớn lên.
Thể bệnh lý: với trẻ nhỏ thì nguyên nhân này chiếm rất ít. Do nguyên nhân nào đó mà bé bị viêm nhiễm đường sinh dục khiến da quy đầu và quy đầu dính chặt vào nhau. Lâu đầu hình thành nên tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ.
2. Khi nào cần cắt bao quy đầu ở trẻ?
Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ cần được phát hiện và điều trị dự phòng ngay từ sớm theo những giải pháp sau đây:
Điều trị dự phòng
Khi quan sát thấy bé trai sau 4 tuổi mà bao quy đầu chưa thể tuột xuống hoặc thấy bé đi tiểu khó khăn, tiểu không hết, đường nước tiểu cong, chúc xuống đất chứ không thẳng thì cần nghĩ đến hẹp bao quy đầu ở trẻ. Từ đó phát hiện tình trạng bệnh lý ở dương vật và có cách khắc phục dần dần.
Với trẻ độ tuổi còn nhỏ, chưa nên cắt bao quy đầu vội. Nên sử dụng cách nong bao quy đầu hàng ngày bằng cách bôi thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ rồi nhẹ nhàng dùng tay tuột dần bao quy đầu xuống. Các bước thực hiện dần dần, không được nóng vội và không được kéo bao quy đầu quá mạnh sẽ khiến bé đau. Làm động tác này thường xuyên và kiên trì đến khi nào thấy da bao quy đầu của bé có thể tuột xuống dễ dàng.
Các bé trai cần được phát hiện và lột bao quy đầu từ sớm
Khi nào cần cắt bao quy đầu?
Việc tự nong bao quy đầu không phải trường hợp nào cũng áp dụng được. Với những trường hợp sau, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và tiến hành phẫu thuật cắt bao quy đầu khi được chỉ định:
Trẻ sau tuổi dậy thì: sau tuổi dậy thì mà bé trai vẫn còn hiện tượng hẹp bao quy đầu thì cần phải được thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu. Nếu không để lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là sự phát triển của “cậu nhỏ”.
Các trường hợp viêm nhiễm: nếu phát hiện thấy bé có biểu hiện bị viêm nhiễm quy đầu, dương vật bị ngứa, sưng đỏ, đau, chảy mủ, chảy máu khi đi tiểu, sốt kéo dài,… Cần đưa trẻ đến cớ ở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời tránh để tình trạng viêm nhiễm trở nặng.
Minh họa thủ thuật cắt bao quy đầu
3. Cách phòng tránh
Như đã nói ở trên, số bé trai khi sinh có tỷ lệ hẹp bao quy đầu bẩm sinh rất cao. Do vậy, bố mẹ cần lưu ý quan sát bé để áp dụng những giải pháp phòng tránh, khắc phục. Để tránh cho bé bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, các bố mẹ nên lưu ý những điều sau:
Những điều cần lưu ý
-
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần đại tiểu tiện, giữ cho vùng tã luôn khô thoáng, hạn chế tối đa tình trạng hăm tã có thể dẫn đến viêm nhiễm bao quy đầu.
-
Không tự ý dùng tay tuột bao quy đầu của bé xuống khi không có thuốc hỗ trợ và chưa xác định được tình trạng bệnh rõ ràng. Tránh nong bao quy đầu mạnh khiến bé bị đau chảy máu và viêm nhiễm.
-
Với những bé lớn hơn một chút đã biết nhận thức vấn đề, hãy hướng dẫn trẻ tự chăm sóc “cậu nhỏ” của mình. Tự ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng các bệnh viêm nhiễm dương vật.
Giữ vệ sinh vùng tã sạch sẽ khô thoáng, tránh viêm nhiễm
Điều trị tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ
Để khắc phục tình trạng hẹp bao quy đầu thì hiện nay có những giải pháp điều trị như sau: sử dụng thuốc bôi, kéo bao quy đầu, nong bao quy đầu và phẫu thuật cắt bao quy đầu. Tùy tình trạng và độ tuổi của trẻ mà các bác sĩ sau khi thăm khám có thể chỉ định nên ứng dụng giải pháp nào phù hợp nhất.
Cách tốt nhất để giảm thiểu trường hợp phải phẫu thuật gây đau đớn là bố mẹ cần đưa con đi khám sức khỏe định kỳ. Khám và xác định những vấn đề bất thường ở dương vật của bé. Qua đó sẽ phát hiện sớm khả năng mắc chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ và tiến hành tác động bằng dùng thuốc, nong bao quy đầu trong giai đoạn sớm nhất. Cách này tuy mất thời gian và cần phải kiên trì nhưng nếu đạt hiệu quả sẽ giúp bé tránh phải phẫu thuật cắt bao quy đầu khi trưởng thành.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp gói khám sức khỏe trọn gói cho các bé. Bố mẹ nên đưa con đến đây để khám sức khỏe hoặc xác định tình trạng bệnh lý ở nếu thấy có những dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục của con. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi đầu ngành, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, MEDLATEC sẽ giúp các bố mẹ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe của con trẻ.
Với tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ cần phẫu thuật, MEDLATEC hiện đang ứng dụng phương pháp phẫu thuật hiện đại bằng laser và phẫu thuật thẩm mỹ giảm đau đớn, an toàn, hiệu quả. Bé hồi phục sức khỏe nhanh, không gây biến chứng sau phẫu thuật. Để đặt lịch khám, các bạn hãy liên hệ ngay hotline 1900 565656 để được hỗ trợ trực tiếp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!