Tin tức

Ho lâu ngày kèm theo khạc đờm có nguy hiểm không - thắc mắc của nhiều bệnh nhân

Ngày 24/05/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi gặp phải dị vật hoặc tác nhân kích thích xâm nhập vào đường hô hấp. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu ho lâu ngày kèm theo khạc đờm có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi điều trị nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện hoặc thường xuyên tái phát. Cần tìm ra nguyên nhân mới có thể điều trị hiệu quả cũng như đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh đến sức khỏe.

1. Ho kèm theo khạc đờm là tình trạng như thế nào?

Phản xạ ho sẽ giúp hệ hô hấp tống bụi bẩn, dị vật, vi sinh vật hoặc các tác nhân gây hại vào đường hô hấp. Ho có thể chỉ là phản xạ tại chỗ khi gặp phải dị vật đường thở hoặc trong các bệnh lý đường hô hấp.

Ho lâu ngày kèm theo khạc đờm có nguy hiểm không

Ho là phản ứng tự nhiên để bảo vệ đường hô hấp

Ho kèm theo khạc đờm là tình trạng khá thường xảy ra, khi đường thở xuất hiện chất dịch lẫn với bụi bẩn, tạp chất. Khi ho, chất dịch này cũng đồng thời bị đẩy ra ngoài, còn gọi là đờm.

Bản chất đờm là chất tiết mà đường hô hấp tạo ra, chúng bao gồm dịch nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu và các tác nhân độc hại từ môi trường xâm nhập vào đường hô hấp. Khi cơ thể mắc bệnh hoặc do kích thích nào đó, dịch nhầy đường hô hấp sẽ được những cơ quan sau tiết ra: phế nang, khí phế quản, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi,…

Khối lượng dịch tiết đờm rơi vào khoảng 100ml/24 giờ, đa phần cơ thể sẽ tự nuốt hoặc chảy qua thực quản, sau đó ra ngoài cơ thể cùng chất bài tiết đường tiêu hóa. Song trong các bệnh đường hô hấp, dịch tiết nhiều hơn kèm theo tác nhân gây bệnh có thể bám dính trên đường hô hấp và qua hoạt động ho sẽ đẩy ra ngoài. 

Dịch đờm là chất tiết do cơ quan của hệ hô hấp tạo ra

Dịch đờm là chất tiết do cơ quan của hệ hô hấp tạo ra

2. Ho lâu ngày kèm theo khạc đờm có nguy hiểm không - bác sĩ giải đáp chi tiết

Ho lâu ngày kèm theo khạc đờm có nguy hiểm không phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh, đa phần do bệnh mạn tính nhưng cũng có trường hợp do bệnh cấp tính tái phát và kéo dài khi điều trị không tốt. 

2.1. Ho lâu ngày kèm theo khác đờm do bệnh cấp tính

Các bệnh cấp tính có thể gây ho có đờm bao gồm: cảm lạnh, viêm amidan cấp, viêm họng mũi cấp, viêm thanh, viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp,… Thường chỉ ở bệnh nhân có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch hoạt động kém hoặc tác nhân gây bệnh đặc biệt, bệnh mới tái phát nhiều lần hoặc kéo dài hơn bình thường.

Đặc biệt trong viêm xoang cấp, ho kèm theo khạc đờm cũng kéo dài hơn. Đặc điểm những cơn ho có đờm trong những bệnh lý này chủ yếu xảy ra vào ban đêm. Triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện khi điều trị triệt để bệnh lý hô hấp cấp tính, hãy trao đổi với bác sĩ nếu điều trị không hiệu quả.

2.2. Ho kèm theo khạc đờm kéo dài do bệnh hô hấp dưới

Đa phần bệnh đường hô hấp dưới kéo dài và nghiêm trọng hơn so với bệnh đường hô hấp trên, dễ gây ho, có đờm. Tiêu biểu là bệnh viêm phế quản mạn tính, gây tăng tiết dịch nhờn kéo dài trong phế quản, bệnh nhân thường bị ho khạc đờm liên tục hoặc theo đợt có khi lên tới 90 ngày trong năm.

Bệnh đường hô hấp dưới thường khó điều trị và nguy hiểm hơn bệnh đường hô hấp trên

Bệnh đường hô hấp dưới thường khó điều trị và nguy hiểm hơn bệnh đường hô hấp trên

Đờm trong bệnh viêm phế quản mãn tính có màu trắng đục, sau chuyển dần thành màu vàng khi có vi khuẩn hoặc màu xanh khi có trực khuẩn sản sinh sắc tố màu xanh.

Tình trạng ho kèm theo khạc đờm kéo dài cho thấy bạn đang không điều trị tốt các bệnh đường hô hấp dưới, hãy đi khám và điều trị nghiêm túc theo liệu trình của bác sĩ. Lâu dần sẽ gây tổn thương các cơ quan của hệ hô hấp cũng như ảnh hưởng đến hoạt động thở, vì thế cần điều trị khắc phục càng sớm càng tốt.

Nếu bệnh vẫn không được cải thiện, có thể do nguyên nhân bệnh lý khác chưa tìm ra, hãy trao đổi thêm với bác sĩ.

2.3. Bệnh lao phổi

Một trong những bệnh lý thường gây kèm theo khạc đờm kéo dài là bệnh lao phổi, đặc điểm là đờm có màu trắng đục như sữa, đôi khi lẫn máu màu đỏ tươi, đờm màu vàng khi bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nếu bệnh biến chứng thành áp xe phổi, khi ho mủ có thể vỡ ra, chảy ra ngoài cùng đờm. Nhận biết dễ dàng trong đờm có mủ bằng mùi hôi rất khó chịu.

Nếu nguyên nhân do lao phổi hoặc áp xe phổi, cần điều trị càng sớm càng tốt, có thể phải phẫu thuật loại bỏ ổ áp xe phòng ngừa suy hô hấp. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, lao phổi có thể gây suy giảm chức năng hô hấp vĩnh viễn hoặc biến chứng gây tử vong.

Cẩn thận ho kéo dài kèm khạc đờm do bệnh lao phổi khó điều trị

Cẩn thận ho kéo dài kèm khạc đờm do bệnh lao phổi khó điều trị

2.4. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính liên quan đến sự co hẹp đường thở, khiến trao đổi không khí kém đi, không khí cùng tác nhân gây hại tích tụ trong phổi và đường thở. Cơ thể thường phản ứng tự nhiên bằng ho khạc đờm để loại bỏ nguy cơ gây bệnh này. Đặc điểm đờm ho trong bệnh lý này thường có màu trắng, thường gặp ở người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, có thói quen hút thuốc lá,… 

Cần điều trị sớm tránh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tiến triển thành bệnh khí phế thũng, gây ho khạc đờm kéo dài và dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

2.5. Bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản thường là biến chứng do viêm phế quản không được điều trị dứt điểm, mô bị giãn rất khó phục hồi dẫn đến hoạt động hô hấp bị ảnh hưởng. Người bệnh thường bị ho kéo dài, xuất nhiều dịch tiết, nhất là vào ban đêm do tư thế nằm khiến đờm ứ đọng đường hô hấp.

Giãn phế quản là bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, điều trị chậm trễ bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng như: áp xe phổi, bội nhiễm tái phát, mủ phế quản, mủ màng phổi, khí phế thũng, xơ phổi,…

Giãn phế quản là bệnh đường hô hấp nguy hiểm gây ho khạc đờm kéo dài

Giãn phế quản là bệnh đường hô hấp nguy hiểm gây ho khạc đờm kéo dài

Đặc điểm nhận biết ho lâu ngày do bệnh giãn phế quản là cơn ho thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Đờm có đặc điểm là màu trắng đục, thường đóng thành khuôn như mủ.

Như vậy, ho lâu ngày kèm theo khạc đờm có nguy hiểm không phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên đặc điểm, tần suất cơn ho và dịch đờm, bác sĩ có thể dự đoán được nguyên nhân bệnh lý. Tuy nhiên cần xét nghiệm chính xác để điều trị từ nguyên nhân, từ đó tình trạng ho khạc đờm kéo dài mới được cải thiện.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ