Tin tức

Bệnh hen suyễn là gì? Cách nhận biết những dấu hiệu bệnh

Ngày 21/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Hen suyễn là một trong những chứng bệnh khá phổ biến có liên quan đến đường hô hấp. Bệnh hen suyễn mặc dù không quá nguy hiểm, thế nhưng có rất nhiều người bệnh chủ quan không điều trị khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một vài thông tin cơ bản liên quan đến bệnh lý mà bạn cần nắm rõ để bảo vệ sức khỏe của mình ở trạng thái tốt nhất. 

1. Bệnh hen suyễn là gì? Những triệu chứng của bệnh

Bệnh hen suyễn còn được biết đến với một cái tên khác là bệnh hen phế quản. Đây là một dạng bệnh lý mạn tính liên quan đến hệ hô hấp. Khi những cơn hen suyễn bắt đầu xuất hiện phần niêm mạc của ống phế quản sẽ có dấu hiệu sưng, bị viêm nhiễm và rất dễ bị kích ứng. Những tác động như sự co thắt hay viêm nhiễm sẽ khiến cho những đường dẫn khí dần dần bị thu hẹp lại. Vì vậy, lưu lượng không khí trao đổi ở phổi cũng sẽ bị giảm đi đáng kể. 

Tổng quan về chứng bệnh hen suyễn

Tổng quan về chứng bệnh hen suyễn

Khi chứng phù nề ngày càng nghiêm trọng hơn thì đường ống dẫn khí cũng sẽ thu nhỏ lại. Khi đó, người bệnh cũng sẽ đối diện với những triệu chứng như khò khè hay khó thở cực kỳ khó chịu. 

Một vài triệu chứng phổ biến, nhận diện điển hình của bệnh như:

  • Ho nhiều (đặc biệt là vào buổi khuya hoặc sáng sớm).

  • Khi thở có tiếng khò khè hoặc tiếng rít.

  • Hụt hơi.

  • Có cảm giác đau, tức ngực hoặc nặng ngực.

  • Khó ngủ do khó thở.

2. Phân loại chứng bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn được các bác sĩ sắp xếp theo cấp bậc dựa vào tình trạng nặng dần của các triệu chứng, cụ thể:

  • Những cơn hen nhẹ xuất hiện dưới 2 lần/tuần. Những triệu chứng xảy ra vào ban đêm ít hơn hai lần/tháng. Người bệnh ít bị lên các cơn hen. 

  • Những cơn hen suyễn nhẹ diễn ra dai dẳng: Chúng có thể xuất hiện với tần suất khoảng 3 - 6 lần/tuần. Những triệu chứng ban đêm thường là 3 - 4 lần/tháng. Những cơn hen suyễn lúc này có thể làm ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. 

Bệnh được phân loại dựa trên cấp độ 

Bệnh được phân loại dựa trên cấp độ 

  • Các cơn hen dai dẳng ở mức độ vừa phải: Những triệu chứng này sẽ có khoảng 3 - 6 lần/tuần. Các triệu chứng xuất hiện ban đêm có tần suất khoảng 3 - 4 lần/tháng. Những cơn hen suyễn có thể khiến cho những hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng. 

  • Những cơn hen dai dẳng ở cấp độ nặng: Các triệu chứng có thể diễn ra liên tục dù là ngày hay đêm. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế các hoạt động nặng để tránh làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mình. 

3. Bệnh hen suyễn xuất hiện do những nguyên nhân nào?

Thông thường, chứng bệnh hen suyễn xuất hiện là vì những nguyên nhân điển hình sau đây:

  • Do những căn bệnh nhiễm trùng ví dụ như bệnh viêm xoang, bệnh cảm lạnh hoặc chứng bệnh cúm.

  • Những tác nhân gây nên tình trạng dị ứng ví dụ như phấn hoa, các loại nấm mốc, lông chó, mèo hoặc bụi mịn,...

  • Các hoạt chất có khả năng gây kích ứng như nước hoa, dung dịch vệ sinh hoặc các loại hóa chất.

  • Môi trường không khí bị ô nhiễm.

  • Do nhiệt độ lạnh hoặc thời tiết đột ngột thay đổi (điển hình như độ ẩm).

  • Chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể là nguyên nhân khiến những cơn hen suyễn xuất hiện.

  • Những cảm xúc quá mạnh như bị lo lắng, cười hoặc bị căng thẳng quá mức cũng là nguyên nhân gây bệnh.

  • Bị dị ứng với một thành phần nào đó của thuốc.

  • Bị dị ứng với các chất bảo quản thực phẩm là sulfites.

Nguyên nhân của những cơn hen suyễn

Nguyên nhân của những cơn hen suyễn

4. Cách thức chẩn đoán bệnh hen suyễn

Khi nhận thấy bản thân xuất hiện một số dấu hiệu, triệu chứng của bệnh hen suyễn, bạn cần đến tìm bác sĩ ngay lập tức. Thông qua những triệu chứng, tiền sử bệnh án cùng với một vài bài kiểm tra, bác sĩ có thể xác định được bạn có đang mắc phải chứng bệnh này hay không. 

4.1. Cận lâm sàng

Một số phương pháp cận lâm sàng có thể được chỉ định để đánh giá tình trạng hen phế quản:

  • Phép đo xoắn ốc: Đây là một bài kiểm tra tương đối đơn giản nhằm xác định lượng khi mà người bệnh thổi ra với tốc độ nhanh hay chậm. 

  • Lưu lượng đỉnh: Giúp bác sĩ chẩn đoán xác định cơn hen phế quản cũng như mức độ của cơn hen để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

  • Thử nghiệm oxit nitric thở ra: Người bệnh sẽ được chỉ định vào trong một đầu ống được nối với một máy đo lượng nitric oxide có ở trong hơi thể. Nếu nồng độ đo được ở mức cao thì có nghĩa là đường thở của người bệnh đã có dấu hiệu viêm. 

Những phương pháp chẩn đoán bệnh được áp dụng

Những phương pháp chẩn đoán bệnh được áp dụng

4.2. Những bài kiểm tra khác

Bên cạnh một số phương pháp cận lâm sàng kiểm tra sức khỏe của phổi ở trên, người bệnh cũng có thể được kiểm tra, xác định thông qua những cách thức sau đây:

  • Chụp X-quang phổi giúp bác sĩ quan sát hình ảnh phổi của bệnh nhân, đánh giá tình trạng viêm phế quản, viêm phổi, hoặc tìm các khối u phổi chèn ép lòng phế quản,... 

  • CT lồng ngực: Chụp CT phổi giúp bác sĩ đánh giá toàn diện hình ảnh của phổi, từ đó tìm ra các vi tổn thương trong phổi, các tổn thương viêm, giãn phế nang, nốt mờ nhỏ,... trong phổi.

  • Test dị ứng: Xét nghiệm này có thể thực hiện đối với máu hoặc da. Thông qua thử nghiệm có thể xác định được bạn bị dị ứng với yếu tố nào. Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây dị ứng, bệnh sẽ được điều trị đúng cách để ngăn chặn các chứng hen suyễn xuất hiện. 

  • Kiểm tra bạch cầu ái toan ở trong đờm: Xác định được mức độ của những tế bào bạch cầu có ở trong hỗn hợp nước bọt và đờm khi người bệnh ho.

5. Gợi ý một số biện pháp phòng bệnh 

Cho đến hiện tại, vẫn chưa có một giải pháp nào cụ thể có thể điều trị khỏi hoàn toàn được chứng bệnh hen suyễn. Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh và hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng một số giải pháp để hạn chế và phòng ngừa bệnh sau đây:

Phòng ngừa đúng cách để kiểm soát bệnh

Phòng ngừa đúng cách để kiểm soát bệnh

  • Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng khiến những cơn hen suyễn xuất hiện.

  • Thường xuyên rèn luyện, tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

  • Đảm bảo cân nặng ở mức phù hợp.

  • Tập luyện những bài tập thở nhằm hạn chế những triệu chứng hen suyễn và cũng là cách để hạn sử dụng thuốc ít hơn.

Người bệnh có thể tập luyện yoga, châm cứu, bổ sung thêm vitamin C để nâng cao sức đề kháng,... Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện trước với bác sĩ điều trị của mình về cách thức chữa trị và phòng bệnh tại nhà. Điều này nhằm giúp bạn xác định được tình trạng bệnh hiện tại của mình có phù hợp với phương án chữa trị này hay không. Lưu ý, bạn không nên tự ý áp dụng các phương pháp điều trị khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng bệnh hen suyễn có thể khiến cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng. Nếu không được can thiệp kịp thời, sức khỏe của bạn có thể ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Vậy nên, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Hô Hấp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ thông qua số điện thoại 1900 56 56 56. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.