Tin tức

Hội chứng chuyển hóa và nguy biến khôn lường

Ngày 06/01/2015
ThS. Nguyễn Xuân Lục
Có nhiều mối nguy hiểm do hội chứng chuyển hóa như tăng huyết áp, tăng insulin, tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ.


Ðề kháng insulin gây hội chứng chuyển hóa

Nhiều nghiên cứu cho thấy: hội chứng chuyển hóa (HCCH) do cơ thể đề kháng với insulin - là một hormon do tuyến tụy tiết ra có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Bình thường, thức ăn được tiêu hóa biến thành đường glucosse và được cơ thể sử dụng làm nguồn năng lượng. Đường glucose vào được trong tế bào là nhờ hormon insulin. Nếu cơ thể có đề kháng insulin, glucose không thể vào tế bào, khi đó cơ thể phản ứng bằng cách sản suất nhiều hơn insulin, làm cho nồng độ insulin tăng cao trong máu. Khi nồng độ insulin trong máu tăng lên sẽ làm tăng triglycerrid máu và các chất béo khác. Các yếu tố đó ảnh hưởng tới thận và làm cho huyết áp tăng, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường... tăng.

Các nhà chuyên môn cũng cho biết, có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là: tuổi, ở lứa tuổi 20, tỷ lệ mắc bệnh dưới 10%; tỷ lệ này tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60; chủng tộc: người dân ở các nước châu Á có nguy cơ mắc HCCH cao hơn các chủng tộc khác; người béo phì mắc các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, buồng trứng đa nang…


Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh

Người mắc HCCH thường xuất hiện các triệu chứng: tăng huyết áp; tăng insulin làm rối loạn dung nạp glucose; tăng nồng độ chất béo triglycerides; giảm cholesterol tốt HDL; bị béo phì.

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới, người mắc bệnh sẽ gồm 3 trong 5 dấu hiệu sau: có béo bụng, vòng eo trên 102cm ở nam và trên 88cm ở nữ; tăng triglyceride máu trên 150mg/dl; nồng độ HDL-c dưới 40mg/dl ở nam và dưới 50mg/dl ở nữ; huyết áp trên 130/85mmHg; đường huyết lúc đói trên 110mg/dl.

Người châu Á trong đó có Việt Nam mắc bệnh gồm các tiêu chuẩn: vòng eo trên 90cm ở nam và trên 80cm ở nữ; đường huyết lúc đói trên 110mg/dl hoặc bị bệnh đái tháo đường; HDL-C dưới 40mg/dl ở nam và dưới 50mg/dL ở nữ; triglyceride trên 150mg/dl; huyết áp trên 130/85 mmHg hoặc đang điều trị tăng huyết áp.

Bệnh gây xơ vữa động mạch

Các nghiên cứu cho biết: những rối loạn về chuyển hóa thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não và tử vong. Bệnh gây ra tình trạng xơ vữa mạnh ở các mạch máu lớn và nhỏ, trong đó những vùng thường gặp xơ vữa động mạch là: cung động mạch chủ, động mạch vành; động mạch lớn ngoài sọ như gốc của động mạch cảnh trong, động mạch cột sống, động mạch dưới đòn; động mạch lớn trong sọ gồm: đoạn xa của động mạch cảnh trong, động mạch cột sống; đoạn gần của động mạch não giữa, đoạn giữa của động mạch thân nền và xơ vữa động mạch rải rác. Biến chứng phình mạch hay gặp ở động mạch thân nền, động mạch cảnh trong và các bệnh động mạch nhỏ.

Các tổn thương phối hợp trong HCCH

HCCH có thể gây ra các tổn thương phối hợp với nhau như: tình trạng béo phì làm tăng đề kháng insulin; bệnh đái tháo đường týp 2 và tăng huyết áp, vì đái tháo đường và tăng huyết áp đều là yếu tố gây ra bệnh động mạch vành và các tổn thương vữa xơ động mạch.

Nhiều nghiên cứu cho thấy: đề kháng insulin/tăng insulin máu có liên quan với việc xuất hiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, như tăng triglyceride máu, giảm HDL-c, tăng huyết áp, béo bụng...

Biện pháp phòng bệnh

HCCH ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe và nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, để phòng ngừa các mối nguy hiểm và đột quỵ cần phải khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Đồng thời thực hiện các biện pháp để phòng bệnh gồm:

Có chế độ ăn uống hợp lý, thực phẩm cần đủ 4 nhóm chất: đạm (thịt, cá, trứng, sữa...); bột đường (cơm, cháo, phở, bún, bánh mỳ, bánh ngọt...); béo: chất béo trong cá tôm cua, hải sản, dầu thực vật); vitamin và khoáng chất: rau, củ, quả các loại. Tránh hoặc hạn chế uống rượu bia. Điều trị tích cực các bệnh: tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Tập thể dục đều đặn từ 30-45 phút mỗi ngày với cường độ vừa sức.


Loại bỏ các yếu tố gây xơ vữa động mạch như: tránh béo phì; bỏ hút thuốc lá, thuốc lào; tránh mọi căng thẳng; phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn...

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.