Tin tức

Hội chứng đau thần kinh trung ương đến từ nguyên nhân nào?

Ngày 10/01/2023
Hội chứng đau thần kinh trung ương xuất hiện khi có dấu hiệu về sự tổn thương của dây thần kinh hay hệ thần kinh. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác đau cùng các biểu hiện với từng cấp độ khác nhau ở hệ thần kinh trung ương (tủy sống và não). 

1. Hội chứng đau thần kinh trung ương nghĩa là gì?

Hệ thần kinh trung ương nằm trong hệ thần kinh có chức năng chính là tiếp nhận và xử lý, hợp nhất các thông tin lại với nhau để điều khiển về hành vi của cơ thể. Trong đó, bộ phần thần kinh trung ương chiếm tỷ lệ lớn ở hệ thần kinh. Gồm có não và tủy sống nằm tại khoang lưng. Ngoài ra, khoang sọ chủ yếu chứa não, khoang xương sống chủ yếu chưa tủy sống.

Hội chứng đau thần kinh trung ương xảy ra khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương. Người bệnh sẽ cảm thấy đau với những biểu hiện cấp độ khác nhau của hệ thần kinh trung ương (tủy sống và não).

Hội chứng đau thần kinh trung ương không phải là bệnh lý có tính chất riêng biệt. Đây là thuật ngữ chung để chỉ tình trạng tổn thương hoặc rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương đảm trách (sự nhạy cảm hóa trung ương).

Hội chứng đau dây thần kinh trung ương gây tác động mạnh đến não bộ

Hội chứng đau dây thần kinh trung ương gây tác động mạnh đến não bộ

2. Yếu tố chính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

Tại hệ thống của thần kinh trung ương bao gồm nhiều lớp sừng bảo vệ. Tại đó, hộp sọ có nhiệm vụ bảo vệ bộ não, khung xương trong cột sống có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống được phủ một lớp mỏng. Tất cả được đệm bởi chất lỏng trong suốt có tên gọi là dịch não tủy.

Tuy nhiên, có những trường hợp mọi thứ không đi đúng hướng với hệ thần kinh trung ương tương tự với bất cứ bộ phận khác trên cơ thể. Nếu có một rối loạn không may “phá” hỏng nó thì sẽ gây tác động trực tiếp tới sự giao tiếp giữa bộ não, tủy sống và toàn bộ cơ thể. Từ đó hình thành nên hội chứng đau thần kinh trung ương với các rối loạn điển hình xuất phát từ nguyên nhân:

  • Gặp hiện tượng nhiễm trùng như viêm não hoặc viêm màng não;

  • Bắt gặp những vấn đề làm ảnh hưởng đến thể chất như là bị đa chấn thương, bại liệt cột sống hay hội chứng về ống cổ tay;

  • Những tình trạng bệnh phổ biến như bệnh Alzheimer, Parkinson, đa xơ cứng;

  • Xuất hiện vấn đề chung về mạch máu, hiện tượng đột quỵ, tai biến mạch máu não xảy ra thoáng qua (TIAs) hay bị tụ máu dưới thành phần màng cứng (đặc biệt khi có máu tụ ở bên ngoài vỏ não và nhất là gặp chấn thương về đầu nghiêm trọng);

  • Ung thư: Có thể làm đau dây thần kinh theo nhiều cách như khối u có thể đẩy lùi và đè bẹp dây thần kinh. Qua đó, bệnh ung thư dễ làm cho người bệnh bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết nạp vào trong cơ thể. Từ đó, tác động xấu, không tốt lên hệ chức năng của thần kinh trung ương. Trong đó, điều trị hóa trị và xạ trị cũng là căn nguyên dẫn tới hội chứng đau thần kinh trung ương;

  • Rối loạn tủy xương: Xuất hiện protein bất thường trong máu, bệnh ung thư xương, ung thư hạch bạch huyết, bệnh hiếm gặp amyloidosis;

  • Bệnh truyền nhiễm: Những bệnh truyền nhiễm có khả năng tác động không tốt đến dây thần kinh trung ương trong cơ thể gồm bệnh Lyme, virus herpes, virus HIV, viêm gan C.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến dây thần kinh trung ương

Có rất nhiều yếu tố tác động đến dây thần kinh trung ương

3. Biểu hiện của hội chứng đau thần kinh trung ương

Hội chứng đau thần kinh trung ương có thể bắt gặp các biểu hiện thường thấy dưới đây:

  • Cảm giác đau tự phát (đau không có sự kích thích): Người bệnh thấy đau như bị đạn bắn, đâm hay giống như bị điện giật, tê hay cảm thấy đau như “kim châm”;

  • Đau do kích thích: Gia tăng sự đau đớn bởi các cơn đau gây kích thích thông thường như kim châm và nhiệt;

  • Khó ngủ, giấc ngủ không sâu, gặp các vấn đề lo âu, trầm cảm vì giấc ngủ bị xáo trộn và tình trạng đau dây thần kinh diễn ra thường xuyên.

Hội chứng đau dây thần kinh trung ương khiến người bệnh mất ngủ triền miên

Hội chứng đau dây thần kinh trung ương khiến người bệnh mất ngủ triền miên

4. Biện pháp điều trị hội chứng đau thần kinh trung ương

Với nhiều trường hợp, đau hệ thần kinh trung ương không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có không ít phương pháp giúp giảm bớt các triệu chứng đau của người bệnh. Bởi mức độ tổn thương do hội chứng đau thần kinh trung ương thường tăng dần và cần đến sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa nhằm tìm ra triệu chứng để trị liệu kịp thời.

Bằng cách đó mới giúp bệnh nhân giảm được cơn đau cùng ảnh hưởng không có lợi cho hệ thần kinh trung ương dẫn tới tổn thương vĩnh viễn. Thông thường, mục tiêu trước tiên của việc chữa trị là giải quyết tận gốc tiềm ẩn của cơn đau thần kinh hoặc tổn thương thần kinh. Sau đây là quá trình điều trị để bạn tham khảo bao gồm:

  • Cân bằng lượng đường trong máu của những người mắc bệnh tiểu đường;

  • Hạn chế tối đa hiện tượng thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của người bệnh;

  • Thay đổi thuốc nếu thuốc đó gây tổn thương cho hệ thần kinh trung ương;

  • Cấp thuốc điều trị bệnh tự miễn cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc giúp giảm thiểu các cơn đau thần kinh được chúng tôi giới thiệu trong phần tiếp theo sau đây.

5. Thuốc giảm đau dành cho hệ thần kinh trung ương

Thuốc giảm đau dành cho hội chứng đau thần kinh trung ương giúp hạn chế đau đớn bằng cách gắn vào protein được gọi là thụ thể opioid trên tế bào thần kinh trong não, tủy sống, ruột cùng các cơ quan khác trong cơ thể.

Mặc dù chúng giúp giảm đau hiệu quả nhưng opioid có rủi ro và tính gây nghiện cao. Do đó, để tránh tác dụng phụ và yếu tố gây nghiện, bạn chỉ nên sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Sau đây là các loại thuốc giảm đau hệ thần kinh trung ương:

  • Thuốc codein và tramadol thuộc nhóm opioid giúp điều trị cơn đau từ trung bình đến nặng. Tác dụng phụ của thuốc gây cảm giác không mong muốn cho người bệnh như buồn ngủ, buồn nôn, nôn, chóng mặt, táo bón. Phụ nữ mang thai không được dùng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ;

  • Thuốc giảm đau opioid mạnh như oxycodone, fentanyl, morphin chỉ định trong các cơn đau nặng, khó điều trị, đặc biệt là ung thư. Thuốc điều trị hội chứng đau thần kinh trung ương này được chia vào nhóm thuốc gây nghiện nên được quản lý chặt chẽ, chỉ dùng khi bác sĩ kê đơn chỉ định.

6. Làm sao để có một hệ thần kinh khỏe mạnh?

Cũng giống các bộ phận khác trong cơ thể, não của bạn cần ngủ đủ để nghỉ ngơi nên bạn cần có một lịch trình ngủ đều đặn (ngủ đủ 8 tiếng và ngủ sớm trước 11h đêm). Đồng thời, thiết lập một chế độ ăn uống khỏe mạnh cũng giúp bạn đẩy lùi nguy cơ mắc hội chứng đau thần kinh trung ương. Trong đó, bạn nên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu axit béo omega-3 có trong cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích.

Ngoài ra, căng thẳng cũng tác động lớn đến hệ thần kinh, dưới đây là các cách điều chỉnh cảm xúc hiệu quả như:

  • Nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức, thức quá khuya;

  • Dành thời gian chất lượng bên gia đình, người thân xung quanh;

  • Tập bài thiền hoặc yoga cùng hoạt động bổ ích bạn yêu thích.

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày

Trên đây, là những thông tin hữu ích về hội chứng đau thần kinh trung ương . Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã có thêm hiểu biết về bệnh lý ác tính này. Để đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn vui lòng bấm số hotline: 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ