Tin tức
Hội chứng DRESS và 4 dấu hiệu nhận biết thường gặp
- 12/01/2022 | Vị trí nổi mụn nói lên điều gì - bác sĩ Da liễu tư vấn cụ thể
- 06/09/2021 | Chuyên gia da liễu tư vấn: Lăn kim có trị được rạn da không?
- 11/05/2021 | Chuyên gia Da liễu chỉ ra các dấu hiệu bị viêm da điển hình
1. Hội chứng DRESS - thông tin cơ bản
Hội chứng DRESS còn được gọi là hội chứng phát ban do thuốc, đặc trưng với tình trạng tăng bạch cầu ái toan gây nhiều triệu chứng toàn thân. Đây được đánh giá là một trong những tình trạng dị ứng thuốc nghiêm trọng nhất, gây tổn thương toàn cơ thể, đặc biệt là da và cơ quan nội tạng nguy hiểm nếu không can thiệp kịp thời.
Hội chứng DRESS là phản ứng dị ứng nguy hiểm
Khác với nhiều dạng dị ứng thuốc khác, hội chứng DRESS thường diễn biến thầm lặng trong khoảng 2 - 3 tuần sau khi dùng thuốc. Sau đó, người bệnh mới thấy triệu chứng xuất hiện và mới phát hiện ra, lúc này hầu hết hội chứng DRESS đã ảnh hưởng đến da cùng với cơ quan nội tạng.
Tỉ lệ mắc hội chứng DRESS được thống kê rơi vào khoảng 1/1000 - 1/10.000 ca bệnh, thường xảy ra ở những người sử dụng 1 loại thuốc lạ lần đầu tiên. Ngoài ra, tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới, nhiều trường hợp nặng dẫn đến tử vong chiếm đến khoảng 8 - 10% số người mắc.
2. Hội chứng DRESS và dấu hiệu nhận biết
Do hội chứng DRESS diễn biến âm thầm nên rất khó để phát hiện bệnh sớm, đến khi triệu chứng xảy ra, tình trạng bệnh xấu đi nhanh chóng. Triệu chứng xuất hiện dồn dập nếu không được điều trị sớm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Hội chứng DRESS thường không gây triệu chứng rõ ràng
Triệu chứng lâm sàng mà người mắc hội chứng DRESS gặp phải là thể hiện của các dạng tổn thương da, nội tạng hay các cơ quan khác, cụ thể bao gồm:
2.1. Triệu chứng dị ứng nặng ở da
Triệu chứng dị ứng do hội chứng DRESS gây ra trên da bao gồm: phát ban đỏ dần chuyển thành dạng mụn nước, đầu tiên xuất hiện trên mặt sau đó lan xuống các vùng da người và cả hai chân. Khi đó, triệu chứng dị ứng có thể còn gây phù nề mặt.
2.2. Triệu chứng sốt
Sốt do hội chứng DRESS thường từ sốt cao đến rất cao, trung bình từ 38 - 40 độ C. Cơn sốt kéo dài và không thể hạ sốt bằng các loại thuốc uống thông thường.
2.3. Xét nghiệm huyết học bất thường
Khi xét nghiệm huyết học, kết quả ở bệnh nhân bị hội chứng DRESS sẽ thấy các bất thường gồm: bạch cầu ái toan tăng, bạch cầu lympho tăng,...
2.4. Triệu chứng tổn thương nội tạng
Khi hội chứng DRESS xuất hiện với các triệu chứng tổn thương nội tạng, tình trạng bệnh thường ở giai đoạn nguy cấp cần can thiệp sớm như: gan, thận, phổi,...
Hội chứng DRESS có thể gây tổn thương nội tạng nặng
Thông thường, triệu chứng tổn thương bên trong xuất hiện muộn hơn so với các triệu chứng ngoài da hay tổn thương bên ngoài. Nếu các triệu chứng này xuất hiện sau khi người bệnh uống thuốc lạ 2 - 3 tuần thì cần chú ý đi khám, hội chứng DRESS có thể gây dị ứng dai dẳng, tái phát nhiều lần và nguy hiểm đến tính mạng.
3. Nguyên nhân nào gây hội chứng DRESS?
Thực tế, hội chứng DRESS là tình trạng dị ứng thuốc nên nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể có phản ứng tự miễn quá mức với thành phần của thuốc. Các loại thuốc thường liên quan đến hội chứng DRESS bao gồm:
-
Thuốc chống viêm không như Steroid, Paracetamol,...
-
Nhóm thuốc chữa bệnh động kinh như: carbamazepine, phenytoin, phenobarbital,...
-
Nhóm thuốc ức chế men chuyển, thuốc kháng sinh hoặc thuốc uống canxi.
-
Yếu tố HLA-B5801.
Ngoài thuốc thì các nhà khoa học cũng đã tìm ra mối quan hệ đặc biệt giữa virus herpes (nhất là nhóm HHV6, HHV 7 và EBV), đây được coi là nhân tố kích hoạt hội chứng DRESS ở người có cơ địa dị ứng thuốc. Hoạt động của virus cũng gây nên các cơn tái phát hội chứng DRESS thường xuyên cả khi người bệnh đã dừng thuốc.
Hội chứng DRESS có liên quan đến hoạt động của virus Herpes
Vì thế ở người mắc hội chứng DRESS, cần điều trị nhiễm virus herpes kết hợp để tránh bệnh nặng hơn hoặc gây dị ứng với nhiều loại thuốc khác.
3. Điều trị hội chứng DRESS thế nào?
Điều trị hội chứng DRESS như thế nào còn phụ thuộc vào triệu chứng cũng như mức độ tổn thương bệnh. Cụ thể như sau:
3.1. Người bệnh chưa có tổn thương nội tạng nặng
Khi hội chứng DRESS chưa gây tổn thương nội tạng nặng, đây là tình trạng bệnh nhẹ nên có thể điều trị bằng cách dùng corticosteroid tại chỗ nhóm vừa hoặc nhóm mạnh. Sử dụng thuốc trên các vùng da dị ứng từ 2 - 3 lần mỗi ngày, kéo dài khoảng 1 tuần là có thể kiểm soát bệnh. Tuy nhiên trong và sau điều trị, vẫn cần kiểm tra xem có tổn thương nội tạng nặng hay không, nhất là phổi, thận và gan.
3.2. Người bệnh bị tổn thương nội tạng nặng
Nếu bị tổn thương gan nặng: cần hạn chế dùng thuốc đào thải qua gan hoặc gây hại cho cơ quan nội tạng này. Trong trường hợp nguy hiểm không thể giải quyết bằng thuốc, bắt buộc phải phẫu thuật ghép gan.
Nếu bị tổn thương phổi hoặc thận nặng: cần sử dụng corticosteroid toàn thân liều từ trung bình đến cao cho đến khi triệu chứng lâm sàng được cải thiện. Khi đó sẽ tiếp tục dùng thuốc nhưng giảm liều lượng thuốc cho đến khi kiểm soát bệnh hoàn toàn.
Có thể cần điều trị corticosteroid cho người mắc hội chứng DRESS
Bên cạnh điều trị những thương tổn gặp phải, bệnh nhân bị hội chứng DRESS cần đặc biệt lưu ý:
-
Dừng ngay các loại thuốc đang sử dụng nếu nghi ngờ là nguyên nhân gây hội chứng DRESS, nếu không xác định được có thể dừng từng nhóm thuốc để kiểm tra.
-
Chống nhiễm khuẩn bởi giai đoạn này hệ miễn dịch của người bệnh yếu, nếu nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng.
-
Bù nước, điện giải cùng dinh dưỡng phù hợp tùy theo tình trạng bệnh, theo dõi và kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là các xét nghiệm đánh giá tổn thương nội tạng.
Như vậy, hội chứng DRESS là tình trạng dị ứng thuốc nặng gây triệu chứng toàn thân, điển hình là tổn thương da và nội tạng. Bệnh nhân cần được dừng thuốc và điều trị kịp thời, nếu không tổn thương nội tạng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!