Tin tức

Kế hoạch điều trị cho người gặp hội chứng bắp chân căng

Ngày 13/05/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Do vận động quá sức hoặc cơ bắp chịu nhiều áp lực, chúng ta có thể đối mặt với tình trạng cơ bắp chân căng cứng, vận động trở nên khó khăn. Nhìn chung, hội chứng bắp chân căng không phải vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng. Mọi người có thể tham khảo những kinh nghiệm điều trị dưới đây để cải thiện vấn đề này nhé!

1. Hội chứng bắp chân căng

Chắc hẳn mọi người đã từng đối mặt với hội chứng bắp chân căng ít nhất một lần trong đời, đây là một dạng chấn thương khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra nếu như cơ của hai bụng chân bị kéo dãn hơn bình thường, kết quả cơ bắp chân trở nên căng cứng. Nhiều bệnh nhân có thể được chẩn đoán rách một nhóm sợi cơ do tình trạng kể trên, tuy nhiên rất hiếm trường hợp bị rách mô cơ. Chính vì thế căng cơ bắp chân không phải tình trạng quá nghiêm trọng, chúng ta chỉ cần phát hiện và điều trị đúng cách thì sức khỏe sẽ được cải thiện.

Hội chứng bắp chân căng xảy ra khá phổ biến

Hội chứng bắp chân căng xảy ra khá phổ biến

Khi đối mặt với tình trạng căng cơ, tùy vào mức độ tổn thương mà bệnh nhân có thể trải qua cơn đau với mức độ khác nhau. Đối với người căng cơ mức độ 1, bạn thường cảm thấy khó chịu một chút ở khu vực bắp chân. Hầu như bệnh nhân không gặp quá nhiều khó khăn khi vận động và di chuyển. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan, bỏ qua việc theo dõi và điều trị, nếu không tổn thương có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu được chẩn đoán bị căng cơ mức độ 2, vận động của bệnh nhân chịu nhiều ảnh hưởng, mỗi khi đi bộ hoặc chạy nhảy, bạn có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu. Bên cạnh đó, dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp hội chứng bắp chân căng là bắp chân sưng và xuất hiện các vết bầm. Nghiêm trọng nhất là người bệnh căng cơ cấp độ 3, lúc này chúng ta gần như không thể đi lại và thường xuyên đối mặt với những cơn đau cơ dữ dội.

Dù tình trạng căng cơ bắp chân xảy ra ở mức độ nào đi chăng nữa, mọi người vẫn nên điều trị để phục hồi khả năng vận động, tránh những tổn thương nghiêm trọng về sau.

2. Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành hội chứng bắp chân căng

Căng cơ bắp chân là vấn đề khá phổ biến, tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu nắm được nguyên nhân gây hội chứng bắp chân căng, chúng ta có thể chủ động hơn trong sinh hoạt, vận động hàng ngày, tránh những chấn thương không đáng có.

Vận động viên thể thao thường đối mặt với tình trạng căng cơ bắp chânVận động viên thể thao thường đối mặt với tình trạng căng cơ bắp chân

Trên thực tế, hiện tượng căng cơ bắp chân thường xảy ra ở các vận động viên thể thao chuyên nghiệp, người thường xuyên vận động. Bởi vì khi họ tăng tốc độ chạy, vận động quá nhiều thì cơ bắp chân bị kéo dãn bất ngờ, dễ gây rách một số sợi cơ. Đặc biệt, chấn thương này thường xuyên xuất hiện với những người chủ quan, bỏ qua các bài tập khởi động trước khi bước vào vận động.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nam giới là đối tượng có khả năng bị căng cơ bắp chân nhiều hơn so với nữ giới. nhất là những người ngoài 40 tuổi. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, hãy cẩn trọng khi vận động quá sức. Ngoài ra, các bạn có cơ bắp chân săn chắc cũng phải đối mặt với hội chứng bắp chân căng nếu không cẩn thận khi vận động.

Dựa vào những thông tin kể trên, chúng ta nên quan tâm nhiều hơn tới vận động hàng ngày, hạn chế tối đa nguy cơ bị căng cơ bắp chân.

Chúng ta nên khởi động nhẹ nhàng trước khi vận độngChúng ta nên khởi động nhẹ nhàng trước khi vận động

3. Kế hoạch điều trị cho người bị căng cơ bắp chân

Như đã phân tích ở trên, đa phần các trường hợp căng cơ bắp chân đều không nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng. Song, chúng ta không thể chủ quan, bỏ qua việc theo dõi cũng như điều trị bệnh. Đây là cách tốt nhất để xóa tan cảm giác khó chịu ở bắp chân và giúp mọi người vận động thoải mái hơn.

Để cải thiện hội chứng bắp chân căng, trước tiên bác sĩ cần xác định mức độ tổn thương rồi đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Chính vì thế, bệnh nhân nên phối hợp với bác sĩ, nêu rõ các triệu chứng mình đang gặp phải.

3.1. Điều trị tại nhà

Đối với bệnh nhân căng cơ bắp chân mức độ nhẹ, chúng ta chỉ cần tích cực điều trị tại nhà, sau một thời gian ngắn cơn đau sẽ được cải thiện đáng kể. 

Cụ thể, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, tạm dừng vận động như đi lại, chạy nhảy, điều này hỗ trợ giảm thiểu tối đa tổn thương xảy ra với bắp chân. Bên cạnh đó, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nên quấn băng cố định vùng bắp chân bị tổn thương. Nhờ vậy, tình trạng sưng tấy sẽ được giảm thiểu đáng kể. Bên cạnh đó, khi nằm nghỉ ngơi, người bệnh có thể đặt chân nâng lên cao hơn tim để tạo cảm giác thoải mái.

Chườm lạnh cải thiện tình trạng sưng tấy khá tốtChườm lạnh cải thiện tình trạng sưng tấy khá tốt

Khi điều trị tại nhà, chúng ta nên áp dụng phương pháp áp nhiệt với mục đích kéo dãn cơ. Mọi người có thể tham khảo và thực hiện chườm nóng và chườm lạnh để cải thiện tình trạng sưng tấy và đau cơ.

3.2. Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Nếu điều trị hội chứng bắp chân căng tại nhà không đem lại hiệu quả, người bệnh cần điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Đa phần bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc chống viêm nhằm kiểm soát cơn đau, đồng thời làm chậm quá trình viêm. Một số thuốc chống viêm được sử dụng khá phổ biến như: Ibuprofen hoặc Motrin. Đây là những dược phẩm kê đơn, chính vì thế bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng.

Đặc biệt, các bài tập vật lý trị liệu cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị căng cơ bắp chân. Chúng ta cần thực sự kiên trì trong quá trình điều trị thì mới nhận được những thay đổi tốt.

4. Địa chỉ điều trị hội chứng bắp chân căng

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín và được đánh giá cao bởi chất lượng điều trị hội chứng bắp chân căng. Tính tới nay, bệnh viện đã hoạt động được 26 năm và quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với bệnh nhân. Nếu bạn đang quan tâm tới dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Quý khách hàng hãy liên lạc tổng đài 1900 56 5656 để được tư vấn, hướng dẫn.

Bạn nên điều trị hội chứng bắp chân căng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bạn nên điều trị hội chứng bắp chân căng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Nhìn chung hội chứng bắp chân căng không đe dọa trực tiếp tới tính mạng hay sức khỏe, tuy nhiên chúng ta vẫn cần điều trị để có thể sinh hoạt bình thường trở lại. Tùy vào mức độ tổn thương của sợi cơ, mô cơ bắp chân, chúng ta sẽ áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.