Tin tức

Khám phụ khoa là khám những gì - Bạn biết chưa?

Ngày 02/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khám phụ khoa là một trong những danh mục khám rất quan trọng với nữ giới. Vậy khám phụ khoa là khám những gì? Để việc thăm khám được thuận lợi và chính xác, chị em cần chuẩn bị ra sao trước khi thăm khám? Hãy cùng theo dõi các chia sẻ từ bác sĩ Sản Phụ khoa để giải đáp những thắc mắc này.

1. Khám phụ khoa là khám những gì?

Mục đích của khám phụ khoa là kiểm tra cơ quan sinh dục của nữ giới, phát hiện tình trạng viêm nhiễm cũng như các bệnh lý phụ khoa, thậm chí là ung thư. Vậy khám phụ khoa là khám những gì?

Khảo sát bệnh sử

Để nắm bắt sơ bộ tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ khảo sát bệnh sử bằng cách hỏi chu kỳ kinh nguyệt (kỳ kinh cuối, triệu chứng khi có kinh, lượng máu kinh,…), tiền sử sinh sản (đã sinh bao nhiêu lần, sinh mổ hay sinh thường, có bị sảy thai hay thai lưu chưa,…), bệnh lý phụ khoa (có bị bệnh lý viêm nhiễm hoặc bệnh lý về phần phụ chưa, điều trị như thế nào,…).

Bác sĩ khai thác thông tin và tiền sử bệnh trước khi bắt đầu thăm khám

Bác sĩ khai thác thông tin và tiền sử bệnh trước khi bắt đầu thăm khám

Khám cơ quan sinh dục ngoài

Bác sĩ sẽ kiểm tra và phát hiện những bất thường (nếu có) ở bộ phận sinh dục như gò mu, môi lớn, môi bé, âm đạo, tầng sinh môn,…

Khám cơ quan sinh dục bên trong

Đây là một trong những bước khám quan trọng giúp bạn giải đáp khám phụ khoa là khám những gì. Theo đó, bác sĩ sẽ mở rộng âm đạo bằng mỏ vịt để quan sát rõ hơn bên trong âm đạo và cổ tử cung. Trong quá trình khám, dịch âm đạo và tế bào cổ tử cung cũng được thu thập để đem đi xét nghiệm nhằm phát hiện các tác nhân gây viêm nhiễm hoặc mục đích sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung. 

Siêu âm và xét nghiệm

Siêu âm và xét nghiệm là không thể thiếu trong thăm khám phụ khoa. Đối với siêu âm phần phụ có thể được thực hiện qua 2 đường: siêu âm qua thành bụng (áp dụng với người chưa có quan hệ tình dục ) và siêu âm qua đường âm đạo. 

Đối với xét nghiệm, tùy vào kết quả các bước khám trên mà bác sĩ chỉ định các xét nghiệm phù hợp như: xét nghiệm soi dịch âm đạo, xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung, xét nghiệm nước tiểu,...

Phết tế bào âm đạo cổ tử cung là xét nghiệm quan trọng trong quá trình khám phụ khoa

Phết tế bào âm đạo cổ tử cung là xét nghiệm quan trọng trong quá trình khám phụ khoa

Tư vấn kết quả và điều trị

Kết quả xét nghiệm cùng với những thông tin thu thập được khi thăm khám lâm sàng là cơ sở để bác sĩ đưa ra chẩn đoán. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ giải thích cụ thể hơn, đồng thời, tư vấn phác đồ điều trị. Chị em cần tuân thủ lịch tái khám cũng như các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.

2. Lưu ý trước và sau khi khám phụ khoa

Ngoài thắc mắc khám phụ khoa là khám những gì, nhiều chị em còn không biết cần lưu ý những gì trước và sau khi khám phụ khoa.

Trước khi khám phụ khoa

Để việc khám được thuận lợi và không làm sai lệch kết quả khám, chị em cần thực hiện tốt các hướng dẫn sau.

  • Giữ cho vùng kín được sạch sẽ, tuy nhiên, không thụt rửa hay dùng dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh. Đặc biệt, không tự triệt lông vùng kín để tránh làm vùng kín đau hay tổn thương trong khi thăm khám.
  • Tránh quan hệ tình dục trước khi khám 2 - 3 ngày để hạn chế vi khuẩn, các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào vùng kín, làm sai kết quả các xét nghiệm. 
  • Tuyệt đối không khám phụ khoa khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt vì máu kinh vừa làm thay đổi kết quả xét nghiệm, vừa khiến bác sĩ khó khăn trong khi thăm khám, khó phân biệt với các tình trạng xuất huyết âm đạo khác. Bên cạnh đó, trong thời gian hành kinh, cổ tử cung mở rộng hơn bình thường nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và gây bệnh.
  • Mặc quần áo rộng rãi, tốt nhất là váy suông rộng. Ngoài ra, giữ tâm lý thoải mái và sẵn sàng trao đổi, trò chuyện thẳng thắn với bác sĩ, không giấu giếm tình trạng vì nếu không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, bác sĩ sẽ khó nắm bắt được tình hình để đưa ra những chẩn đoán, lời khuyên phù hợp.
  • Đối với siêu âm phần phụ qua thành bụng chị em cần uống thật nhiều nước và nhịn tiểu, để bàng quang được căng giúp quan sát tử cung, buồng trứng dễ hơn. Còn siêu âm qua đường âm đạo, chị em cần đi tiểu hết. 

Chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhưng không thụt rửa sâu

Chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhưng không thụt rửa sâu

Sau khi khám phụ khoa

Sau khi khám phụ khoa, chị em có thể cảm thấy đau ở vùng kín, có trường hợp còn bị xuất huyết âm đạo số lượng ít. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường, nếu đau không nghiêm trọng và máu chảy ít, không quá 3 ngày, chị em chỉ cần nghỉ ngơi và theo dõi. Trường hợp đau nhiều, lượng máu không thuyên giảm và kéo dài hơn 3 ngày thì nên đi khám.

Ngoài ra, việc vệ sinh chăm sóc vùng kín sau khi khám là rất quan trọng. Chị em cần rửa vùng kín nhẹ nhàng bằng nước ấm mỗi ngày, mặc quần lót rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Nếu được bác sĩ kê thuốc đặt hay thuốc uống, cần dùng đúng liều, đúng hướng dẫn.

Đặc biệt, nếu đang bị viêm nhiễm phụ khoa, chị em không được quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Nên tập trung vào việc điều trị cho dứt điểm, tránh tình trạng quan hệ làm lây nhiễm vi khuẩn, ảnh hưởng đến công tác điều trị và khiến bệnh kéo dài dai dẳng, gây biến chứng viêm mãn tính hay nghiêm trọng là ung thư.

Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị viêm nhiễm phụ khoa

Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị viêm nhiễm phụ khoa 

Chúng ta đã cùng giải đáp khám phụ khoa là khám những gì cùng những lưu ý trước và sau khi khám phụ khoa. Nếu phân vân trong việc lựa chọn địa chỉ khám, bạn hãy đến Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách có thể đặt lịch trước bằng cách gọi đến hotline 1900 56 56 56, Tổng đài viên của MEDLATEC sẽ hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.