Tin tức

Khi bị sốt uống nước gì và uống như thế nào để nhanh hạ sốt?

Ngày 04/08/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Hầu như ai trong chúng ta cũng biết khi sốt cần phải uống nhiều nước vì việc bổ sung nước vừa giúp độc tố bị đào thải nhanh hơn vừa giúp cơ thể đỡ kiệt sức. Tuy nhiên, sốt uống nước gì và uống như thế nào thì không phải ai cũng hiểu đúng. Cũng từ không hiểu đúng mà dễ uống sai cách, sai loại nước, khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơn sốt càng lâu hạ.

1. Những lý do gây ra sốt

Sốt là khi thân nhiệt cơ thể tăng trên 37.5 độ C do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất gồm:

- Sự tấn công của virus khiến cơ thể mệt mỏi và sốt.

- Sốt rét do ký sinh trùng gây nên khiến người bệnh bị sốt ở nhiệt độ cao, buồn nôn, ớn lạnh, đổ mồ hôi.

sốt uống nước gì

Virus là một trong những tác nhân gây ra sốt

- Sốt xuất huyết do virus Dengue gây nên triệu chứng sốt cao trên 39 độ C, mệt mỏi, đau nhức người, chán ăn, dễ xuất huyết.

- Sốt thương hàn do vi khuẩn thương hàn trong nguồn nước ô nhiễm. Người bệnh thường sốt trên 40 độ C, tiêu chảy cấp, đau bụng.

- Cảm cúm gây sốt cao, ớn lạnh, ho, chảy nước mũi, đau họng,...

- Sốt do viêm gan gây ra triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da,...

2. Khi bị sốt uống nước gì?

2.1. Vì sao khi bị sốt cần bổ sung nước cho cơ thể?

Sốt, đặc biệt là sốt cao rất dễ khiến cơ thể bị kiệt sức do mất nước, nếu không can thiệp kịp thời sẽ rất nguy hại cho sức khỏe. Sốt càng cao thì cơ thể càng mất nhiều nước, mệt mỏi và dễ bị suy nhược. Điều này được giải thích rằng: khi bị sốt, cơ thể sẽ có cơ chế tự bảo vệ bằng cách hạ nhiệt độ để làm mát bằng cách thở gấp, ra mồ hôi, hơi ẩm trên da bốc nhanh,... Lúc ấy, tất nhiên, người bệnh sẽ có nhu cầu bổ sung một lượng nước rất lớn để bù vào lượng nước mất đi từ cơ chế nêu trên. 

Thêm vào đó, nước còn được xem là chất xúc tác cần có cho nhiều loại hoạt động và phản ứng hóa học để cơ thể được vận hành đúng hiệu suất, vi khuẩn và tác nhân gây sốt nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Bởi vậy, khi bị sốt, để giúp cho quá trình phục hồi sức khỏe thì bổ sung nước luôn là việc làm cần thiết.

2.2. Uống nước như thế nào khi bị sốt?

Tham khảo sốt uống nước gì là điều nên làm nhưng người bệnh cũng cần phải biết uống nước thế nào cho đúng thì mới đạt được tác dụng như mong muốn.

- Khi bị sốt, mỗi ngày cần bù thêm cho cơ thể một lượng nước khoảng 1.5 - 2l. Có thể lựa chọn các loại sau: nước trái cây, dung dịch oresol,... để hạ nhiệt, thanh lọc cơ thể.

sốt uống nước gì

Sốt uống nước gì và uống như thế nào cần được tìm hiểu để thực hiện cho đúng

- Mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải chứ không uống dồn dập nhiều nước một lúc, tránh gây sốc.

- Khi bị sốt, nên tránh uống một số loại nước:

+ Đồ uống có cồn: khiến cơ thể háo và mất nước nhanh hơn nên tăng nguy cơ khiến cơn sốt kéo dài lên.

+ Nước lạnh: làm co mạch máu, tác động xấu đến quá trình lưu thông máu, tăng thân nhiệt, viêm họng, tăng nguy cơ đau đầu,... 

+ Nước trà xanh: làm cho não bị kích thích, tăng đường huyết nên làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.

2.3. Bị sốt uống nước gì để nhanh hạ sốt?

Khi bị sốt uống nước gì luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Nước ở đây không chỉ gồm nước lọc mà còn cần cả các loại nước trái cây nhiều dưỡng chất, các loại dung dịch vitamin và nước bù điện giải cho cơ thể.

- Nước cam

Nước cam có rất nhiều công dụng với cơ thể, nhất là những người bị sốt, điển hình như: tăng cường hệ miễn dịch để điều hòa chức năng cơ thể chống lại tác nhân gây sốt, đào thải độc tố gây sốt ra ngoài cơ thể, điều hòa nhiệt độ giúp hạ sốt dễ hơn, kích thích tiêu hóa, cung cấp nước và chất điện giải, ngăn ngừa thiếu máu,...

Vì thế, khi bị sốt, bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể tăng cường uống nước cam là điều rất nên làm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng: không uống nước cam khi đói để tránh làm gia tăng lượng axit gây tổn thương niêm mạc dạ dày, không uống nước cam cùng với các loại thuốc dễ phá hủy cấu trúc và khiến thuốc mất hoạt tính, không uống nước cam với sữa vì dễ gây đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa.

sốt uống nước gì

Các loại nước hoa quả rất tốt cho người bị sốt

- Nước từ các loại hạt đậu

Nước từ các loại đậu như: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ,... giúp cơ thể nhanh hạ nhiệt, nhanh phục hồi năng lượng và cảm thấy dễ chịu hơn. Khi nấu nên pha lẫn thêm chút muối và đường để vị nước dễ uống.

- Nước diếp cá

Rau diếp cá có tính mát nên sẽ hạ sốt rất nhanh đồng thời giảm thiểu tình trạng táo bón, giúp giải độc và tiêu đờm. Sốt uống nước gì không thể bỏ qua loại nước mát lành này bằng cách xay sống, cho thêm vài hạt muối vào uống trực tiếp hoặc cho thêm ít đường phèn và nước vo gạo vào đun sôi để uống trong ngày. Có một lưu ý nhỏ rằng, nếu sốt kèm theo hiện tượng đi ngoài thì tốt nhất không nên uống nước diếp cá bởi nó sẽ chỉ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn mà thôi.

- Nước dừa

Công dụng của nước dừa tương tự như nước oresol nên nó sẽ cung cấp vitamin C, kali và chất điện giải cho cơ thể. Nếu chưa biết bị sốt uống nước gì thì nên bổ sung ngay nước dừa vào danh sách của mình. Uống nước dừa thành nhiều lần trong ngày sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi và hạ sốt nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu sốt kèm theo đầy bụng thì không nên uống nhiều nước dừa, đặc biệt là vào buổi tối.

Biết sốt uống nước gì tuy cần thiết nhưng người bệnh cũng không nên quên uống sao cho đúng cách thì mới đạt được mục đích như mong muốn. Ngoài việc làm này người bệnh cũng cần tìm ra tác nhân gây bệnh, có phương án can thiệp đúng thì mới có thể sớm chấm dứt cơn sốt. Bất kỳ thời điểm nào cần sự hỗ trợ y tế, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng giúp bạn có những phương án tốt nhất cho sức khỏe.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ