Tin tức

Khi nào cần đi xét nghiệm tuyến giáp?

Ngày 19/06/2019
ThS. BS Trịnh Thị Quế, Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Ngày nay, bệnh ung thư tuyến giáp đã trở nên khá phổ biến, chiếm tới 90% số ca mắc bệnh ung thư các tuyến nội tiết. Do vậy, việc tầm soát, xét nghiệm tuyến giáp, kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm là cách tốt nhất phát hiện những thay đổi bất thường của cơ thể.

1. Tuyến giáp là gì? Khi nào cần đi xét nghiệm tuyến giáp?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có nhiều chức năng quan trọng, là tuyến tiết ra hormone giáp trạng Thyroxine (T4) và tri – thyronine (T3). Tuyến giáp nằm ở vị trí trước cổ, tiếp giáp với khí quản.

Nếu bạn thấy thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như: khó chịu trong cổ, nuốt khó, khàn giọng, ho dai dẳng,.... thì hãy nên cân nhắc đi xét nghiệm tuyến giáp càng sớm càng tốt. Với bệnh tuyến giáp được bác sĩ khuyến cáo nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần. Thông thường khi kiểm tra nội tiết, bác sĩ chỉ định bệnh nhân khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết để tầm soát và phát hiện sớm.

xét nghiệm tuyến giáp cần được thực hiện sớm nếu nghi ngờ mắc các bệnh lý về tuyến giáp

Với bệnh tuyến giáp bác sĩ khuyến cáo nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần.

2. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh về tuyến giáp

2.1. Bệnh cường giáp ( còn gọi là Basedow)

Biểu hiện của bệnh cường giáp:

  • Ăn nhiều nhưng không tăng cân, thể trạng luôn gầy.

  • Huyết áp tăng, tay run, da ẩm, đổ mồ hôi nhiều.

  • Mạch đập nhanh, tim đập nhanh.

  • Không chịu được thời tiết nóng.

  • Mắt lồi.

xét nghiệm tuyến giáp cần thực hiện sớm nhằm phát hiện các bệnh lý về tuyến giáp

Mắc bệnh về tuyến giáp khiến cho cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

2.2. Bệnh nhược giáp

Biểu hiện của bệnh nhược giáp:

- Giảm nhu động ruột.

- Giảm nhịp tim, giảm cung lượng tim.

- Huyết áp có thể tăng hoặc giảm.

- Giảm chức năng thận.

- Trầm cảm.

- Ngủ nhiều.

3. Có những loại xét nghiệm tuyến giáp nào?

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành các xét nghiệm tuyến giáp khác nhau:

3.1. Siêu âm tuyến giáp

Đây là phương pháp đầu tiên được dùng trong xét nghiệm tuyến giáp. Siêu âm tuyến giáp là sử dụng sóng âm để quan sát hình ảnh tuyến giáp hiển thị trên màn hình. Từ đây bác sĩ có thể quan sát được rõ vị trí và kích thước của các nhân tuyến giáp. Siêu âm tuyến giáp là một kỹ thuật đơn giản có thể thực hiện được ở các phòng khám, bệnh viện có trang bị máy siêu âm.

Siêu âm tuyến giáp cũng định hướng chẩn đoán được bệnh ung thư tuyến giáp.

3.2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp tốt nhất để đánh giá chức năng tuyến giáp bao gồm các xét nghiệm: TSH, T3, FT3, T4, FT4 hoặc một số kháng thể kháng tuyến giáp như Anti TG, Anti TPO. TSH (hormone kích thích tuyến giáp TSH do tuyến yên sản xuất) có vai trò kích thích tuyến giáp sản xuất và bài tiết ra hormone tuyến T3, T4. Căn cứ vào chỉ số TSH, bác sĩ có thể đánh giá được tuyến giáp của bạn có đang hoạt động quá mức hay không; chẩn đoán bệnh nhân đang bị cường giáp, bình giáp hay suy giáp để từ đó đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất.

T3, T4 do tuyến giáp sản xuất ra dưới sự kiểm soát của TSH. T3, T4 thực hiện các chức năng chuyển hóa trong cơ thể:

- Anti TG, Anti TPO: dùng để chẩn đoán các bệnh tuyến giáp tự miễn

- Tg, Calcitonin dùng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp

xét nghiệm tuyến giáp cần thực hiện sớm nhằm phát hiện kịp thời các bệnh lý ở tuyến giáp

Xét nghiệm máu để nhằm xác định mức hormone TSH (hormone kích thích tuyến giáp) ở trong máu.

3.3. Kiểm tra độ tập trung I - ỐT

Để đánh giá được độ tập trung I - ỐT của tuyến giáp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một lượng dung dịch I - ỐT nhất định. Nếu tuyến giáp có độ tập trung I - ỐT cao chứng tỏ bạn đang mắc bệnh cường giáp do tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến. Nếu tuyến giáp có độ tập trung I - ỐT thấp cho thấy đây là dấu hiệu suy giáp vì tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến.

3.4. Xạ hình tuyến giáp

Đây là xét nghiệm tuyến giáp mà bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một liều lượng rất nhỏ I - ỐT  phóng xạ (I131) để kiểm tra sự hấp thu của tế bào tuyến giáp. I - ỐT phóng xạ sau khi vào cơ thể sẽ được bắt giữ bởi các tế bào tuyến giáp. Các chất phóng xạ này sẽ được theo dõi và ghi lại bởi hình ảnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh này để đánh giá các cấu trúc bất thường trong tuyến giáp và tính chất của các khối nhân giáp.

3.5. Sinh thiết tuyến giáp

Nếu nghi ngờ nhân tuyến giáp có các tế bào ác tính, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định làm sinh thiết tuyến giáp bằng phương pháp chọc hút tế bào kim nhỏ. Bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết tuyến giáp bằng cách: gây tê vùng cổ, sau đó lấy 1 chiếc kim rất nhỏ chọc vào tuyến giáp để lấy ra một số tế bào và dịch trong nhân. Sau đó quan sát các tế bào này dưới kính hiển vi xem chúng có bình thường hay không.

xét nghiệm tuyến giáp cần thực hiện sớm nhằm phát hiện các bệnh lý về tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở vị trí trước cổ, tiếp giáp với khí quản.

Xét nghiệm tuyến giáp bằng phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán chính xác ung thư tuyến giáp. Và thường chỉ được áp dụng với những bệnh nhân có các nhân giáp có kích thước > 1cm, các nhân giáp có hình ảnh xạ hình hoặc siêu âm bất thường.

4. Lưu ý trước khi tiến hành làm xét nghiệm tuyến giáp

Để kết quả xét nghiệm tuyến giáp chính xác, bệnh nhân cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

Hạn chế ăn các chất giàu đạm, đồ ngọt, nước uống có cồn, chất kích thích như cafe, rượu, bia,.... trước ngày tiến hành xét nghiệm tuyến giáp.

5. Xét nghiệm tuyến giáp ở đâu tốt nhất?

“Xét nghiệm tuyến giáp ở đâu tốt nhất?” vốn là nỗi băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân bị mắc bệnh tuyến giáp khi tìm địa chỉ để khám chữa bệnh. Theo lời khuyên của bác sĩ, để có kết quả xét nghiệm tuyến giáp chính xác nhất, bạn nên đến khám tại những cơ sở y tế khám chữa bệnh chuyên khoa đầu ngành, uy tín về chuyên ngành nội tiết.

Với hơn 23 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh, quy tụ nhiều chuyên gia ung bướu hàng đầu cả nước, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đang là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân bị tuyến giáp trong khu vực và trên cả nước đến thăm khám và điều trị.

Khi đến làm xét nghiệm tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đảm bảo qúy khách sẽ hài lòng với quy trình khoa học, nhanh gọn, khép kín từ khâu tổ chức lấy máu xét nghiệm cho đến siêu âm và tư vấn chẩn đoán bệnh. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện nay đã liên kết với hơn 20 bệnh viện đầu ngành trên cả nước, giúp giải quyết nhanh chóng cho những trường hợp chẩn đoán, cần điều trị chuyên sâu.

Không chỉ chính xác trong các xét nghiệm tuyến giáp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn là địa chỉ tin cậy cung cấp cấp đầy đủ các kỹ thuật chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh lý tuyến giáp như điều trị nang cồn tuyến giáp, đặc biệt là kỹ thuật u lành tuyến giáp lành bằng đốt sóng cao tần RFA. Đây là kỹ thuật hiện đại nhất trong điều trị bệnh lý tuyến giáp với những ưu điểm vượt trội như: không để lại sẹo ngang vùng cổ, không để lại biến chứng, thời gian phục hồi nhanh, bệnh nhân về ngay trong ngày,…

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.