Tin tức
Các phương pháp xét nghiệm tuyến giáp phổ biến hiện nay
1. Tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết có nhiều chức năng quan trọng, nằm ở trước cổ và tiếp giáp với vùng khí quản. Tuyến giáp tiết ra 2 hormone là T3 (trithyronine) và T4 (thyroxine), các hormone này đều có tác dụng trong các kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
Hình ảnh tuyến giáp ở cơ thể người
2. Khi nào cần xét nghiệm tuyến giáp?
Nếu vùng cổ của bạn gặp một số triệu chứng như sau thì nên đến các cơ sở y tế để được các bác sỹ tư vấn về tình trạng sức khỏe của bản thân:
- Khó chịu trong cổ, việc nuốt khó khăn.
- Giọng bị khàn trong thời gian dài.
- Ho dai dẳng không dứt.
Nếu cần thiết, bác sỹ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình hình sức khỏe.
Tần suất xét nghiệm tuyến giáp tốt nhất là 6 tháng/1 lần.
3. Các triệu chứng lâm sàng của các bệnh lý về tuyến giáp
3.1. Bệnh suy giáp
- Nhịp tim và cung lượng tim giảm.
- Suy giảm chức năng thận.
- Có hiện tượng trầm cảm và ngủ nhiều.
- Huyết áp bất thường.
- Nhu động ruột giảm xuống.
3.2. Bệnh cường giáp
- Huyết áp tăng, mạch và tim đập nhanh.
- Tay run, ra nhiều mồ hôi.
- Ăn nhiều nhưng không tăng cân.
- Không chịu đựng được thời tiết nóng.
- Mắt lồi ra có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Mắt lồi ở bệnh cường giáp
4. Những phương pháp xét nghiệm tuyến giáp
Tùy từng tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà được bác sĩ chỉ định các loại xét nghiệm khác nhau. Dưới đây là các phương pháp phổ biến để kiểm tra tuyến giáp.
4.1. Phương pháp siêu âm tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp là phương pháp đầu tiên được chỉ định để kiểm tra tuyến giáp. Dựa vào hình ảnh trực quan mà bác sĩ có thể quan sát được vị trí kích thước của các nhân tuyến giáp.
Siêu âm tuyến giáp là phương pháp đơn giản nhất có thể thực hiện được ở hầu hết các trung tâm ý tế có trang bị máy siêu âm.
4.2. Phương pháp xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu để chẩn đoán và kiểm tra các chức năng tuyến giáp là một phương pháp được đánh giá cao bởi độ nhạy và tính chính xác. Các thông số cần xác định sau khi xét nghiệm là T3, T4, FT3, FT4, TSH (hormone kích thích tuyến giáp).
Dựa vào chỉ số hormone kích thích tuyến giáp mà ta có thể đánh giá được chức năng của tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không. Bệnh cường giáp và suy giáp được chẩn đoán thông qua xét nghiệm TSH này.
Hoặc ta có thể thực hiện xét nghiệm một số kháng thể như Anti TPO hoặc Anti TG để chẩn đoán các bệnh về tuyến giáp tự miễn.
Xét nghiệm tuyến giáp bằng xét nghiệm máu
4.3. Kiểm tra độ tập trung của iod
Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một lượng iod nhất định trước khi thực hiện kiểm tra
Nếu tuyến giáp có độ tập trung iod cao thì bạn đang bị bệnh cường giáp và ngược lại. Nguyên nhân là do tuyến giáp sản xuất ra nhiều hoặc ít các hormone tuyến giáp.
4.4. Xạ hình tuyến giáp
Bệnh nhân được sử dụng một liều lượng iod phóng xạ rất nhỏ (I131) để kiểm tra sự hấp thu của các tế bào tuyến giáp. Các iod phóng xạ này sau khi vào cơ thể sẽ bị bao vây bởi các tế bào tuyến giáp.
Tiến hành theo dõi các chất phóng xạ này để ghi lại những hình ảnh phục vụ cho công tác chẩn đoán. Nhờ vào đây để đưa ra nhận xét các cấu trúc bất thường về tuyến giáp và nhân giáp một cách trực quan.
4.5. Sinh thiết tuyến giáp
Thực hiện sinh thiết tuyến giáp khi nghi ngờ có khối u ác tính.
Đầu tiên gây tê vùng cổ rồi tiến hành chọc hút các tế bào tuyến giáp của bạn bằng kim nhỏ. Sau khi lấy một số tế bào và dịch nhân của tuyến giáp bác sĩ sẽ cho soi dưới kính hiển vi để phát hiện những điểm bất thường.
Đây là phương pháp dùng trong xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến giáp, tuy nhiên phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân có kích thước khối u lớn hơn 1cm.
5. Ý nghĩa một số chỉ số xét nghiệm tuyến giáp
5.1. Chỉ số bình thường ở người khỏe mạnh
Ở người bình thường, các chỉ số TSH, T3, T4, FT3, FT4 đều trong ngưỡng tham chiếu, khi các chỉ số này nằm ngoài ngưỡng này sẽ được coi là bất thường.
Chỉ số T4 ở người bình thường
5.2. Chỉ số bất thường
- Nếu kết quả xét nghiệm TSH cao và FT4 thấp, kết quả này cảnh báo tình trạng suy giáp.
- TSH thấp và FT4 tăng: cường giáp.
- TSH thấp và FT4 thấp: tình trạng suy giáp thứ phát có liên quan đến tuyến yên. Tuy nhiên nguyên nhân cũng có thể là một số phản ứng khác của cơ thể ngoài tuyến giáp.
- TSH tăng nhẹ và FT4 không thay đổi: cần kết hợp khám lâm sàng để chẩn đoán thêm.
Ngoài ra kết quả xét nghiệm còn phụ thuộc vào một số yếu tố như thời gian xét nghiệm khác nhau, điều kiện môi trường khác nhau, sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp,...
6. Thực hiện xét nghiệm tuyến giáp ở đâu?
Các bệnh về tuyến giáp hầu như lành tính tuy nhiên không chữa trị kịp thời thì nó gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Để kết quả xét nghiệm tuyến giáp chính xác, cần tìm đến trung tâm hoặc cơ sở y tế lớn có trang thiết bị hiện đại.
Với đội ngũ bác sĩ khám chữa bệnh đều là các chuyên gia đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm, cùng với đó là thiết bị vật tư phòng xét nghiệm được trang bị hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, MEDLATEC là địa chỉ tin tưởng của nhiều bệnh nhân muốn thực hiện các xét nghiệm tuyến giáp và nhiều loại xét nghiệm khác.
Thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp tại MEDLATEC
Hãy đến với Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC để được trải nghiệm quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp hiện đại và khoa học.
Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!