Tin tức

Khi nào cần tiến hành siêu âm ổ bụng và ưu điểm của phương pháp này

Ngày 23/08/2019
BS. Trần Văn Thụ, Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Siêu âm ổ bụng là một phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được sử dụng khá bổ biến hiện nay, nhằm phát hiện hiện các dấu hiệu bất thường của các các quan trong ổ bụng. 

1. Siêu âm ổ bụng là gì?

Siêu âm ổ bụng là một trong những phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường được các bác sĩ sử dụng nhằm kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc được sử dụng để đánh giá tình trạng các bệnh lý đã biết trước. 

Siêu âm bụng có thể đánh giá được các tổn thương ở các cơ quan như: hệ tiết niệu (bàng quang,thận, niệu quản), gan, mật, lách, tụy hệ sinh dục (buồng trứng ở nữ, tử cung,  tuyến tiền liệt ở nam).

Ngoài ra, siêu âm bụng còn giúp đánh giá một số bệnh lý về đường tiêu hóa như: các khối u lớn ở các cơ quan trong ổ bụng, viêm ruột thừa, đánh giá được lượng dịch ở trong ổ bụng và khoang màng phổi ở các bệnh như: xơ gan cổ chướng,...

Siêu âm bụng là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng phổ biến

Siêu âm bụng là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng phổ biến

2. Siêu âm ổ bụng có nguy hiểm không?

Siêu âm bụng là rất cần thiết để phát hiện tổn thương cũng như các dấu hiệu bất thường ở các cơ quan bên trong bụng. Siêu âm không giống như X quang, không sử dụng các phóng xạ ion hóa. 

Vì vậy chúng an toàn và hoàn toàn không gây hại tới sức khỏe của con người. Tất cả mọi người đều có thể thực hiện siêu âm. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng da, mô mềm ở xung quanh vùng siêu ẩm thì nên hạn chế siêu âm ổ bụng.

Tất cả các trường hợp, bệnh nhân đều có thể siêu âm bụng

Tất cả các trường hợp, bệnh nhân đều có thể siêu âm bụng

3. Khi nào cần tiến hành siêu âm ổ bụng?

Tiến hành siêu âm khi khám sức khỏe định kỳ. Vì đây là một phương pháp chẩn đoán thường quy trong khám sức khỏe định kỳ. Tất cả mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, là những người mắc bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ 3 đến 6 tháng/lần.

Ngoài ra, một số trường hợp sau đây cần đi siêu âm: sờ thấy hoặc nghi ngờ có khối trong ổ bụng, đau bụng, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài.

4. Mục đích của việc siêu âm ổ bụng

Siêu âm được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra sức khỏe định kỳ và phát hiện các bệnh lý đã được chẩn đoán trước thông qua các dấu hiệu bất thường nhận thấy được ở người bệnh. Phương pháp siêu âm diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Siêu âm ổ bụng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện ra các bệnh như:

- Các bệnh lý về gan: xơ gan, gan xơ hóa, viêm gan mãn tính, ung thư gan.

- Các bệnh về túi mật: sỏi mật, viêm túi mật.

- Các bệnh như: Viêm tuyến tụy, lá lách to.

- Các bệnh về hệ tiết niệu: sỏi thận,ung thư bàng quang, tắc nghẽn thận,  niệu quản.

- Các bệnh về hệ sinh dục: buồng trứng, tử cung, tiền liệt tuyến.

- Các bệnh về hệ tiêu hóa: đau dạ dày, viêm ruột thừa, cục máu đông,  các khối u.

- Ngoài ra, siêu âm còn giúp phát hiện một số bệnh lý khác như: các bệnh phình động mạch chủ bụng.

- Đánh giá  lượng dịch tích tụ trong bụng, trong khoang màng phổi và màng ngoài tim.

Siêu âm giúp đánh giá và chẩn đoán rất nhiều bệnh liên quan tới các cơ quan, nội tạng trong cơ thể

Siêu âm giúp đánh giá và chẩn đoán rất nhiều bệnh liên quan tới các cơ quan, nội tạng trong cơ thể

5. Đối tượng nào cần thực hiện siêu âm ổ bụng?

Thường thì không có trường hợp nào là không thể siêu âm ổ bụng. Những người đi khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ được siêu âm. Tuy nhiên những đối tượng sau đây cần thiết phải siêu âm để có thể đánh giá và phát hiện bệnh kịp thời:

Các đối tượng siêu âm bao gồm cả nam lẫn nữ, những người có nguy cơ mắc bệnh, khi thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu mà MEDLATEC nêu trên. 

Những dấu hiệu đó liên quan đến các bệnh về hệ sinh dục nữ gan, mật, hệ tiết niệu, tuyến tiền liệt nam... Việc siêu âm sẽ giúp kiểm tra các bộ phận, cơ quan này một cách toàn diện nhất.

6. Cần làm gì trước khi tiến hành siêu âm ổ bụng?

Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả siêu âm. Vì vậy, để có được kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần phải lưu ý: Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân nên nhịn ăn từ 6 đến 8 tiếng để có thể đánh giá bệnh một cách chính xác, nhất là những bệnh lý về túi mật, đường mật.  Đặc biệt là những người béo phì, nên hạn chế ăn những đồ ăn khó tiêu, thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, dễ gây đầy bụng để có được kết quả chính xác nhất.

  • Tốt nhất là bạn nên thực hiện siêu âm vào buổi sáng. Bởi trước thời điểm điểm đó, bạn sẽ có ít nhất 6 tiếng để ngủ.

  • Ngoài nhịn ăn trước khi siêu âm bụng, thì người bệnh còn phải nhịn tiểu trước khi siêu âm, hoặc để trong tình trạng buồn tiểu nhưng không đi. Việc nhịn tiểu sẽ làm căng bàng quang, giúp cho kết quả siêu âm chính xác hơn, khi cần siêu âm bụng để đánh giá các cấu trúc của bàng quang, tử cung và tuyến tiền liệt...

  • Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều nước để mắc tiểu trước khi khám. Vì việc này sẽ làm giãn dạ dày và quai ruột, có thể làm giảm độ chính xác của kết quả siêu âm.

Bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi tiến hành siêu âm ổ bụng

Bệnh nhân cần nhịn ăn từ 6 – 8 giờ trước khi tiến hành siêu âm ổ bụng

Khi siêu âm bụng, bệnh nhân cần nằm trên giường khám và để lộ vùng bụng bằng cách kéo áo lên ngang ngực và kéo quần xuống thấp ngang xương mu.

Khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ bôi lên bụng bệnh nhân một lớp gel. Sau đó sử dụng thiết bị đầu dò cho tiếp xúc với vùng bụng, thiết bị này sẽ phát ra sóng âm có tần số cao và thu lại hình ảnh hiển thị trên màn hình. Từ hình ảnh này mà các bác sĩ sẽ đưa ra được những đánh giá về tình trạng bệnh.

Hi vọng những lưu ý và thông tin về siêu âm ổ bụng trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về siêu âm hay bất kỳ bệnh lý nào khác, liên hệ với  MEDLATEC để được hỗ trợ tư vấn thêm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ