Tin tức
Khi nào nên trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian và một số lưu ý
- 02/12/2024 | Bật mí cách trị ho có đờm tại nhà an toàn và hiệu quả
- 02/12/2024 | Cách vỗ long đờm giúp cải thiện đường hô hấp hiệu quả
- 03/12/2024 | Nuốt đờm có sao không? Giảm đờm bằng cách nào?
- 09/12/2024 | Ho đờm có mùi tanh - Biểu hiện của một số bệnh lý và cách phòng ngừa
- 10/12/2024 | Ho đờm trắng có bọt là bị làm sao?
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm
Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Thông qua phản ứng này dịch tiết cùng dị nguyên trong đường hô hấp có thể được tống ra ngoài. Tại bề mặt niêm mạc luôn được bao phủ bởi lớp nhầy có tác dụng ngăn chặn dị vật xâm nhập. Thế nhưng trong trường hợp bị vi khuẩn, tác nhân gây bệnh tấn công, lớp nhầy bao phủ lên mặt niêm mạc có xu hướng tiết ra nhiều hơn, đặc dần hình thành đờm.
Ho có đờm thường đến từ nhiều nguyên nhân
Bên cạnh đó, đờm đôi khi còn là sản phẩm của vi khuẩn, mủ, bụi bẩn,... Ho kèm theo đờm sẽ giúp giải phóng lượng dịch tiết cản trở quá trình hô hấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho đờm thường là do bệnh lý về đường hô hấp trên như viêm họng, cảm cúm, viêm xoang, viêm amidan,...hoặc viêm phế quản, bệnh lý hen phế quản, lao phổi, chứng trào ngược dạ dày thực quản, tác động của yếu tố gây dị ứng từ bên ngoài, bệnh lý phổi mạn tính,...
2. Khi nào nên trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian?
Thực tế, nhiều người vẫn áp dụng cách trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian quen thuộc như mật ong, lá hẹ, húng chanh, cam thảo,... Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ nên áp dụng tình trạng bệnh chưa chuyển biến nghiêm trọng.
Còn với bệnh lý cấp tính, mạn tính nguy hiểm, các bài thuốc trị ho đơn giản từ nguyên liệu sẵn có hầu như không phát huy hiệu quả. Thậm chí trong nhiều trường hợp, chúng chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời, khiến người bệnh chủ quan không thăm khám, chậm trễ điều trị.
Tốt nhất nếu nhận thấy triệu chứng như ho có đờm diễn biến dai dẳng quá 7 đến 10 ngày kèm tình trạng sốt cao, đau tức ngực, thở khó,... bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe. Bởi đây thường là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về phổi, phế quản, tình trạng nhiễm trùng hô hấp cần điều trị kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng hơn.
Bạn không nên áp dụng cách trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian nếu tình trạng ho kéo dài trên 7 ngày
3. Biện pháp giúp giảm triệu chứng ho đờm tại nhà
3.1. Súc miệng bằng nước muối hoặc trà xanh
3.1.1. Với nước muối sinh lý
Tác dụng chính của nước muối là giúp diệt khuẩn. Ngoài ra dung dịch này còn hỗ trợ làm dịu cơn ngứa rát họng, giúp tiêu đờm nhanh hơn. Duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng ho có đờm.
Hàng ngày, người bị ho kèm theo đờm nên súc miệng bằng nước muối sinh lý 3 đến 4 lần.
Súc miệng bằng nước muối có thể làm giảm triệu chứng ho đờm
3.1.2. Với nước trà xanh
Theo phân tích, trà xanh chứa nhiều chất chống Oxy hóa, có đặc tính chống viêm. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng trà xanh có tác dụng tương tự như thuốc giảm đau.
Nếu bị ho có đờm, không phải bệnh lý nghiêm trọng, bạn nên thử ngậm nước trà xanh và súc lại miệng sau đó.
3.2. Uống đủ nước
Uống đủ nước là cách đơn giản giúp giảm nhẹ triệu chứng ho có đờm. Bởi khi cung cấp đủ nước, dịch tiết cũng được làm loãng. Như vậy, chúng có thể nhanh chóng bị đào thải ra ngoài thông qua phản ứng ho. Bạn nên uống nước ấm kết hợp sử dụng nhiều loại trái cây giúp cung cấp vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể.
Bạn nên chú ý bổ sung đủ nước để dịch tiết được làm loãng, tống ra ngoài hiệu quả hơn
3.3. Áp dụng thói quen sinh hoạt lành mạnh
Ngoài vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý, bổ sung đủ nước, người bị ho có đờm cần phối hợp thực hiện lối sống lành mạnh, nhằm giúp triệu chứng khó chịu nhanh chóng biến mất. Cụ thể như:
- Ăn uống đủ chất giúp cơ thể nhanh phục hồi.
- Luyện tập thể dục thể thao vừa sức hàng ngày.
- Từ bỏ thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với yếu tố gây bệnh đường hô hấp như bụi bẩn, phấn hoa.
- Giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, đặc biệt là vùng cổ.
Ngoài ra, bạn cần duy trì độ ẩm không khí phù hợp xung quanh môi trường sống, tránh để không khí quá khô dẫn đến đau họng, ho đờm. Theo đó, bạn có thể dùng máy phun sương tạo ẩm nếu cần làm ẩm không khí.
4. Lưu ý khi trị ho đờm tại nhà
Để việc trị ho đờm tại nhà phát huy hiệu quả, bạn cần ghi nhớ thực hiện những lưu ý sau:
- Không tự ý sử dụng kháng sinh. Bởi kháng sinh không có tác dụng với bệnh lý liên quan đến virus như cảm lạnh, cảm cúm. Nếu dùng không đúng cách, thuốc kháng sinh dễ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Chỉ sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Trong khi dùng thuốc, bạn không uống nhiều hoặc ít hơn liều dùng quy định hoặc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Đối với trẻ nhỏ bị ho đờm, bạn nên ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn mềm, thanh mát, tránh để trẻ ăn đồ nóng.
- Với trẻ chưa được 12 tháng tuổi, bạn không nên cho trẻ dùng mật ong để trị ho đờm. Vì trong mật ong có chứa vi khuẩn Clostridium Botulinum và các chất dễ gây dị ứng.
- Nên kê cao gối khi ngủ để giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi.
- Không dùng chất gây kích thích như rượu, bia.
- Không nên sử dụng nước có ga, thực phẩm đông lạnh.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là những bộ phận như cổ, bàn tay khi nhiệt độ ngoài trời giảm thấp.
- Luôn cố gắng duy trì tinh thần thoải mái.
- Thận trọng theo dõi biểu hiện của cơ thể, thông báo kịp thời cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế nếu nhận thấy thay đổi bất thường.
Bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh để trị ho đờm nếu chưa được bác sĩ kê đơn
Nhìn chung, trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian chỉ phù hợp áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Trường hợp cơn ho kéo dài trên 7 ngày, kèm theo nhiều triệu chứng khác, tốt nhất không nên tự chữa trị tại nhà. Khi đó, bạn nên tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín như chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Nếu cần đặt lịch khám hoặc yêu cầu giải đáp chi tiết thắc mắc, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!