Tin tức
Khối u ở bụng - Nguyên nhân do đâu?
- 19/11/2021 | Giải đáp băn khoăn khi nào cần nội soi ổ bụng
- 20/03/2023 | Ung thư di căn ổ bụng: triệu chứng và lời khuyên của bác sĩ
- 27/03/2023 | Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng trong các trường hợp nào?
1. Nguyên nhân dẫn đến hình thành
khối u ở bụng
Sự phát triển bất thường của các mô cơ quan bên trong khoang bụng sẽ có thể dẫn đến sự xuất hiện của khối u. Các yếu tố dẫn đến sự hình thành khối u ở bụng rất đa dạng, có thể phân loại dựa theo bản chất hoặc vị trí trong khoang bụng.
Nguyên nhân theo bản chất khối u
Theo bản chất, u nổi ở bụng có thể do:
● Có bất thường ở cơ quan trong ổ bụng: gan to, lách to, tắc ruột, túi mật to, chướng bụng, táo bón, khối ruột thừa,...
● Có khối u trong ổ bụng: u lành tính như polyp dạ dày, đại tràng, u gan lành tính,... U ác tính như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
● Một số bất thường sản khoa: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, chửa ngoài tử cung.
Sự xuất hiện của khối u bất thường trong ổ bụng có thể do bệnh lý
Nguyên nhân theo vị trí ổ bụng
Ổ bụng được chia thành 9 phần, tùy theo từng vị trí hình thành của khối u mà cảnh báo các bệnh lý khác nhau:
● Hạ sườn phải: Khối u xuất hiện ở hạ sườn phải có thể do gan to, viêm gan, u gan, viêm túi mật, u thận, thận ứ nước,...
● Mạng sườn phải: Sự xuất hiện của khối u có thể do gan to, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, viêm ruột thừa, thoát vị bẹn, thận ứ nước, u thận, viêm túi mật,...
● Hố chậu phải: Có thể bị một trong những bệnh như nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh về ruột non, ruột già, thận ứ nước, ung thư buồng trứng, tinh hoàn ẩn,…
● Hạ sườn trái: Có thể nghi ngờ những bệnh như lách to, ung thư dạ dày, đại tràng, áp xe, u thận, thận ứ nước, u sợi tế bào thần kinh, nhiễm trùng do virus, vi khuẩn,…
● Mạng sườn trái: Có thể do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, u dạ dày, đại tràng, áp xe hoặc thận ứ nước, u thận,...
● Hố chậu trái: Sờ thấy khối u vùng hạ sườn bên trái có thể do nhiễm trùng, ung thư thận, buồng trứng, ruột hoặc phình động mạch chủ bụng,...
● Thượng vị: Có thể do các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc gan, túi mật, trong đó phổ biến là viêm loét hay ung thư dạ dày.
● Vùng rốn: Có thể do các vấn đề liên quan đến dạ dày, tá tràng, viêm tụy, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm đại tràng,...
● Hạ vị: Nếu sờ thấy khối u bất thường ở vùng hạ vị có thể do xoắn nang buồng trứng, viêm đại tràng, thoát vị bẹn, viêm nhiễm phụ khoa, áp xe hạ vị, thai ngoài tử cung, tắc ruột,....
Vị trí của khối u ở ổ bụng cảnh báo những bệnh lý khác nhau
2. Những triệu chứng khi có khối u ở bụng
Tùy theo từng trường hợp mà triệu chứng khi trong bụng có khối u sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một số biểu hiện thường gặp mà bạn không nên bỏ qua là:
● Sờ nắn vùng bụng thấy có khối u hoặc sưng to hơn bình thường.
● Đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, căng tức.
● Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón, khó tiêu.
● Buồn nôn, nôn mửa, sốt, tăng hoặc giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân.
3. Khối u ở bụng có nguy hiểm không? Cách phòng tránh là gì?
Nhiều người lo lắng không biết khối u ở bụng có nguy hiểm hay không? Tuy nhiên, câu trả lời còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Cách tốt nhất là mỗi người nên tự xây dựng cho bản thân chế độ chăm sóc và hình thành thói quen lành mạnh để hạn chế tối đa nguy cơ hình thành khối u ở bụng hay bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể.
Bụng xuất hiện khối u bất thường có nguy hiểm không?
Những trường hợp biến chứng nặng, khối u chèn ép cơ quan trong khoang bụng dẫn đến rối loạn chức năng hay phá hủy chúng. Khi đó, bệnh nhân cần được tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u càng sớm càng tốt. Nếu không thể phẫu thuật, bác sĩ có thể cân nhắc những phương pháp khác như dùng thuốc, hóa trị, xạ trị hoặc các liệu pháp khác tùy trường hợp nhằm đảm bảo hạn chế tối đa nguy hiểm cho người bệnh.
Với những khối u ác ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi, các giai đoạn sau tỉ lệ sống trên 5 năm ngày càng giảm dần, tuy nhiên có thể ngăn ngừa di căn cũng như giảm nguy cơ tái phát, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Một số trường hợp khối u lành tính không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn về chế độ chăm sóc đồng thời tái khám định kỳ để theo dõi sức khỏe.
Khối u ác tính trong ổ bụng có khả năng gây nguy hiểm cho người bệnh
Nếu khối u cấp tính trong trường hợp viêm ruột thừa hoặc chửa ngoài tử cung thì bệnh nhân cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Vì nếu xử lý quá muộn sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, khi phát hiện khối u trong ổ bụng kèm theo các dấu hiệu đặc biệt như sốt, đau bụng giữ dội, sờ thấy khối u, ra máu âm đạo bất thường,... thì cần được đến cơ sở y tế thăm khám.
Cách phòng tránh sự hình thành các khối u trong bụng
Những biện pháp dưới đây mặc dù không ngăn chặn được tuyệt đối sự hình thành của khối u nhưng có thể giảm nguy cơ bị bệnh, bao gồm:
● Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và lành mạnh, tăng cường các loại rau xanh, củ quả trong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế các loại thực phẩm giàu đường, dầu mỡ, chất béo bão hòa, muối, chất bảo quản, đồ chế biến sẵn,…
● Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, đốt cháy các chất dư thừa trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý.
● Hạn chế đến những nơi có môi trường ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại, bức xạ,… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần phải có đồ bảo hộ phù hợp.
● Tránh xa các loại chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt,…
● Giải tỏa căng thẳng, hạn chế tình trạng áp lực kéo dài gây ảnh hưởng sức khỏe tổng thể. Có thể giúp bản thân thư giãn với những môn thể thao phù hợp thể lực, đi bộ, bơi lội, tập yoga hoặc ngồi thiền, đọc sách, du lịch,…
Kiểm tra sức khỏe định kỳ và ung thư là một trong những cách hiệu quả giúp bạn sớm phát hiện khối u ở bụng hay tại các cơ quan khác kể cả khi cơ thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe từ đó lên phương án điều trị nếu cần thiết đồng thời tư vấn cho bệnh nhân về chế độ chăm sóc phù hợp.
Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ bản thân bị khối u ở bụng hoặc muốn kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư, hãy đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Ung Bướu giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, điều trị. Đồng thời, dưới sự hỗ trợ đắc lực từ các trang thiết bị y tế hiện đại như máy chụp MRI, máy chụp CT, máy chụp X-quang, máy siêu âm,... và Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ) sẽ mang đến kết quả xét nghiệm chính xác, hỗ trợ bác sĩ đưa ra hướng điều trị hiệu quả.
Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề bất thường
Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 565656 để Tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!