Tin tức
Làm gì khi trẻ bị khò khè - vấn đề cha mẹ nào cũng cần nắm rõ
- 04/05/2021 | Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm?
- 05/04/2021 | Hiện tượng thở khò khè xuất phát từ nguyên nhân nào?
- 06/05/2021 | Thở khò khè có thể cảnh báo những bệnh đường hô hấp nào?
1. Tại sao trẻ em thường bị thở khò khè?
Bệnh lý đường hô hấp nói chung là nhóm bệnh lý thường gặp nhất, đặc biệt ở trẻ nhỏ do hệ hô hấp hở, tiếp xúc trực tiếp với không khí môi trường và trao đổi liên tục. Vì thế đường thở cũng đồng thời tiếp nhận nhiều bụi bẩn, tác nhân gây kích ứng hay vi sinh vật từ môi trường sống nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Mặc dù hệ hô hấp gồm nhiều lớp bảo vệ ngăn ngừa tổn thương từ vi sinh vật và tác nhân môi trường song nguy cơ mắc bệnh vẫn rất cao.
Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp chưa phát triển toàn diện nên dễ mắc bệnh hơn
Bệnh lý đường hô hấp thường làm tăng tiết dịch nhầy, có thể kèm theo xác vi khuẩn và bạch cầu khiến dịch nhầy chuyển sang màu vàng, xanh và đặc sệt. Do đó, dịch nhầy này dễ gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tình trạng thở khò khè, khó thở, thở nặng nề,…
Đặc biệt tình trạng thở khò khè này rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 - 3 tuổi, khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Nguyên nhân được lý giải là do ở những năm đầu đời này, hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện. Cụ thể là phế quản có kích thước còn nhỏ, nhạy cảm với tác động nên dễ bị sưng viêm, co thắt, phù nề và tiết dịch. Khi dịch tiết nhiều, nó dễ gây nghẽn tắc đường thở và cuối cùng gây ra tình trạng thở khò khè.
Có đến 30 - 40% trẻ bú mẹ bị thở khò khè
Theo thống kê, có đến 30 - 40% trẻ trong giai đoạn bú mẹ gặp phải tình trạng thở khò khè này ít nhất 1 lần. Ở trẻ lớn hơn thì nguy cơ thấp hơn, song dấu hiệu thở khò khè thường do nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm nên cần đặc biệt lưu ý. Người lớn vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nhưng ít khi bị thở khò khè, nếu có cũng là dấu hiệu bệnh lý nặng.
2. Phân biệt thở khò khè với khó thở do tắc mũi
Không ít bậc phụ huynh gặp khó khăn để phân biệt tình trạng khó thở, thở khò khè cũng như nhiều vấn đề về đường thở khác. Để nghe rõ nhất tiếng thở bất thường ở trẻ, cha mẹ cần áp sát tai vào gần miệng trẻ, sẽ thấy tiếng thở có âm sắc trầm, nặng nề, nhất là khi thở ra kéo dài và gắng sức.
Nếu gặp khó khăn trong phân biệt tiếng thở này, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên nhi. Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá phát hiện để thăm khám thực thể (sử dụng ống nghe chuyên dụng ).
Nghe rõ tiếng thở của trẻ là điều quan trọng đầu tiên để bạn phân biệt thở khò khè với tình trạng khó thở do tắc nghẽn mũi, đường thở. Thực tế, hầu hết trường hợp thở khò khè đều nghiêm trọng hơn so với khó thở do tắc nghẽn mũi nên cần đường biệt lưu ý.
Tiếng thở khò khè của trẻ có thể nghe thấy rõ
Để phân biệt dễ dàng hơn, có một cách đơn giản là bạn sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi hoặc dung dịch làm sạch mũi chuyên dụng. Nếu đường mũi được làm sạch dễ dàng, trở về bình thường không còn thở khò khè nữa thì nguyên nhân là do nghẹt mũi. Điều quan trọng là thường xuyên theo dõi, quan sát dấu hiệu của trẻ để kịp thời phát hiện trẻ thở khò khè.
3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị khò khè?
Còn khá nhiều bậc phụ huynh chủ quan khi con nhỏ của mình có triệu chứng bất thường thở khò khè, nghĩ rằng đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng và có thể chữa khỏi bằng việc rửa mũi. Thực tế, nếu khó thở do ngạt mũi, chỉ cần làm thông đường mũi thì hoạt động hô hấp của trẻ sẽ trở về bình thường. Còn nếu thở khò khè rõ ràng, nhất là đi kèm với triệu chứng nặng như tím tái, khó thở, rối loạn tri giác,… thì cần được biệt lưu ý.
Nhất là khi triệu chứng thở khò khè xuất hiện ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, sức đề kháng của trẻ lúc này rất yếu nên nguy cơ mắc bệnh và biến chứng rất cao. Cùng với đó, khi trẻ bị thở khò khè không nên tự ý mua thuốc về cho trẻ tự dùng, cha mẹ thường tìm đến thuốc như giảm ho, tiêu đờm, kháng sinh, thuốc long đờm, kháng viêm hay trị bệnh, nếu dùng sai cách sai bệnh lý, tình trạng thở có thể trở nên trầm trọng hơn.
Nên đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu thở khò khè
Chẩn đoán nguyên nhân chính xác có vai trò quan trọng trong điều trị hiệu quả tình trạng thở khò khè. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa dù trẻ ở độ tuổi nào, có hoặc chưa có tiền sử bệnh trước đó. Các bài thuốc thảo dược có thể có tác dụng tốt song nếu dùng không đúng cách thì nguy cơ thở khò khè nặng cao hơn, biến chứng hô hấp cũng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, chăm sóc cho trẻ bị thở khò khè cần lưu ý các vấn đề sau:
Cho trẻ bú và ăn đầy đủ
Có đủ chất dinh dưỡng mới phục hồi sức khỏe, ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Vì thế dù trẻ bị khó thở, thở khò khè, cũng nên chú ý cho trẻ bú, ăn uống đầy đủ để nâng cao sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.
Cần đưa trẻ đi khám nếu thở khò khè kéo dài trên 1 tuần
Nguyên nhân khiến trẻ bị thở khò khè kéo dài có thể là dị tật đường thở, bất thường cấu trúc hoặc nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm. Các trường hợp này nếu khó khăn chẩn đoán, có thể dùng đến các phương pháp chẩn đoán hiện đại như: siêu âm, chụp X-quang, nội soi đường hô hấp, chụp CT ngực,…
Rửa mũi cho trẻ
Dịch mũi tiết nhiều do bệnh lý đường hô hấp là nguyên nhân khiến trẻ khó thở, thở khò khè hơn nên cần lưu ý thường xuyên vệ sinh đường mũi cho trẻ. Có thể dùng nước mũi sinh lý nhỏ mũi hoặc dụng cụ rửa mũi, lưu ý nên thao tác cẩn thận tránh gây tổn thương mũi trẻ.
Rửa mũi cho trẻ giúp hạn chế dịch gây tắc đường thở
Nắm được làm gì khi trẻ bị khò khè sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn. Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng bệnh, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!