Tin tức

Làm sao để phát hiện vi khuẩn gây bệnh lao màng phổi?

Ngày 06/08/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Một trong số các thể lao ngoài phổi phổ biến là lao màng phổi. Mặc dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu tác nhân gây bệnh có biểu hiện kháng thuốc thì vẫn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Nhằm giúp độc giả có thêm thông tin, chúng tôi xin tư vấn phương pháp chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh lao màng phổi được áp dụng phổ biến hiện nay qua bài viết sau.

1. Tìm hiểu về bệnh lao màng phổi 

Sơ lược

Chỉ xếp sau lao hạch bạch huyết, tình trạng lao ở màng phổi là căn bệnh gặp nhiều nhất trong các dạng lao ngoài phổi (khoảng 25 - 27%), chiếm khoảng 5% trong tất cả các thể lao. Bệnh hình thành các hạt lao giống bã đậu trên màng phổi sau khi trải qua giai đoạn sơ nhiễm rồi sau đó theo máu lan ra các cơ quan khác. Trường hợp lao ở màng phổi kết hợp cùng với lao hạch, lao màng tim, lao màng bụng sẽ được gọi là lao đa màng. 

Bệnh lao màng phổi là một dạng phổ biến của thể lao ngoài phổi do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra

Bệnh lao màng phổi là một dạng phổ biến của thể lao ngoài phổi do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra

Đối tượng nguy cơ

Lao màng phổi được xem là nguyên nhân hàng đầu hiện nay dẫn đến tràn dịch màng phổi, chiếm khoảng từ 50 - 70%. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, tuy nhiên gặp nhiều nhất là người trẻ đang trong độ tuổi từ 16 - 30. Nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ phát sinh bệnh mà bạn cần phải chú ý: 

  • Tất cả các trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh lao. Trong vòng 1 tháng hoặc 1 năm sau khi sinh, nếu trẻ đạt trọng lượng hơn 2kg thì bạn nên tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhé. 

Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ dưới 1 năm tuổi là cách bảo vệ sức khỏe con em bạn khỏi vi khuẩn lao

Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ dưới 1 năm tuổi là cách bảo vệ sức khỏe con em bạn khỏi vi khuẩn lao

  • Trẻ bị lao sơ nhiễm nhưng không được phát hiện và điều trị, sau một thời gian mầm bệnh tiến triển sang giai đoạn toàn phát. 

  • Người có tiếp xúc với bệnh nhân bị lao màng phổi hay lao phổi, người thường xuyên chăm sóc cho người bị bệnh hoặc nhân viên bệnh viện khoa lao.

  • Người đã từng bị bệnh có khả năng tái phát sau một thời gian điều trị. 

  • Người có sức đề kháng yếu hoặc mắc các bệnh miễn dịch như HIV, lupus ban đỏ hệ thống,...

  • Ngoài ra, những nơi có thời tiết thay đổi khiến người bị cảm lạnh đột ngột hoặc có các chấn thương ở lồng ngực do tai nạn, va chạm,... cũng thuộc nhóm đối tượng nguy cơ nhiễm khuẩn lao.

2. Biểu hiện của người bệnh khi bị nhiễm khuẩn lao 

Khi bị nhiễm khuẩn lao, người bệnh có thể có những biểu hiện khác nhau theo từng giai đoạn của lao từ sơ nhiễm cho đến toàn phát. Bệnh thường diễn biến trong thời gian từ 1 tuần cho đến một vài tháng sau đó.

Giai đoạn sơ nhiễm

Một số bệnh nhân ở giai đoạn này không có bất kỳ một biểu hiện nào. Đây là thời điểm vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, khu trú và phát triển ở các phần ngoại vi của phổi. Lúc này hệ miễn dịch sẽ huy động đội ngũ gồm các đại thực bào, bạch cầu trung tính,... di chuyển đến để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu sức đề kháng mạnh, người bệnh có thể đẩy bệnh về tình trạng bệnh tiềm ẩn. Tức là vẫn có vi khuẩn trong người nhưng chúng không chuyển hóa thành dạng gây bệnh. 

Còn nếu hệ miễn dịch của cơ thể không đủ sức chiến thắng tác nhân gây bệnh thì sẽ chuyển dần sang giai đoạn toàn phát. Trường hợp người đang nhiễm khuẩn giai đoạn sơ nhiễm không đủ sức chống chọi với vi khuẩn có thể có các triệu chứng như: 

  • Khoảng 30% người bệnh sốt nhẹ, thường vào buổi chiều tối, các cơn đau ngực diễn ra liên tục và âm ỉ, ho khan, ho nhiều khi nằm hoặc lúc gần sáng. 

  • Khoảng 50% bệnh nhân có biểu hiện của đợt cấp như đau tức ngực đột ngột, các cơn co thắt dữ dội, người bệnh sốt cao trên 39 độ C, vẫn mồ hôi nhiều, khó thở tăng dần theo các cơn đau. 

Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện của đợt cấp sẽ sốt cao trên 390 C

Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện của đợt cấp sẽ sốt cao trên 390 C 

Giai đoạn toàn phát 

Trường hợp này thường những bệnh nhân không vượt qua được giai đoạn sơ nhiễm hoặc những trường hợp mang mầm bệnh tiềm ẩn bùng phát sau một thời gian khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi chuyển sang giai đoạn này, bệnh nhân có những biểu hiện như: 

  • Cơ thể sụt ký nghiêm trọng, người gầy guộc, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, tinh thần suy sụp. 

  • Sốt liên tục trên 38 độ C, mạch đập nhanh, thở gấp, huyết áp hạ. 

  • Ho khan theo từng cơn hoặc ho có đờm, ho dữ dội, ho nhiều khi nằm, đột ngột thay đổi tư thế. 

  • Các cơn đau tức ngực kèm theo khó thở sẽ tăng dần. 

  • Người bệnh còn có thể thấy buồn nôn, nôn ra dịch và lượng nước tiểu giảm.

3. Vi khuẩn gây bệnh và xét nghiệm tìm vi khuẩn lao 

Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis 

Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao màng phổi. Chúng thuộc họ Mycobacteriaceae, là nhóm vi khuẩn ái khí hoàn toàn với nồng độ oxy cao, có khả năng kháng cồn, kháng acid.

Khả năng gây bệnh của vi khuẩn sẽ phụ thuộc vào lượng độc tố do chúng sản sinh ra và sức đề kháng của cơ thể.

Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao 

Một trong những phương pháp được áp dụng để chẩn đoán lao màng phổi là tiến hành các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao dựa trên các đặc tính của chúng như soi trực tiếp bằng kính hiển vi sau khi nhuộm, nuôi cấy trong môi trường giàu dinh dưỡng, hoặc phân tích chuỗi polymerase với kỹ thuật PCR,...

  • Soi trực tiếp vi khuẩn dưới kính hiển vi sẽ thấy khả năng bắt màu đặc biệt của nó. Nếu là nhuộm Gram thì thấy vi khuẩn bắt màu baso nhưng không bị acid tẩy. Còn nếu nhuộm Ziehl Neelsen thì thấy rõ đặc tính kháng acid của vi khuẩn.

  • Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng, chúng sẽ biến đổi thành dạng sợi nằm độc lập hoặc tập hợp. Các trực khuẩn lao có tính kị thủy nên chúng phát triển khá chậm và thường dính liền với nhau trong môi trường lỏng. Các môi trường đặc thường được dùng để nuôi cấy bao gồm Lowenstein, Ogawa, Sauton,...

Nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để phát hiện trực khuẩn lao

Nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để phát hiện trực khuẩn lao

  • Kỹ thuật PCR phân tích chuỗi polymerase hoặc xét nghiệm Xpert - MTB đều là phương pháp áp dụng công nghệ hiện đại và cho biết kết quả chính xác nhất. Đồng thời, tính kháng thuốc của vi khuẩn cũng được thể hiện rõ thông qua các kỹ thuật này, nhờ đó mà các bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc chỉ định thuốc điều trị cho bệnh nhân.

Các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ và kinh nghiệm làm phòng thí nghiệm cũng như các trang thiết bị hiện đại. Do đó mà không phải cơ sở nào cũng triển khai dịch vụ này. Nếu bạn chưa biết nên lựa chọn nơi nào để kiểm tra lao màng phổi và thực hiện các xét nghiệm nói trên thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là một gợi ý thích hợp dành cho bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay thông qua địa chỉ hotline: 1900 565656 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ