Tin tức
Lên danh sách các loại trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
- 26/10/2022 | Tư vấn các mẹ địa chỉ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Mê Linh uy tín
- 21/09/2022 | Mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn hay không?
- 12/09/2022 | Chia sẻ kinh nghiệm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu
1. Tìm hiểu chung về bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý xảy ra khi mức đường trong máu tăng cao ở người phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Bệnh thường được phát hiện trong tuần thai thứ 24 - 28. Nhưng nếu không được kiểm soát tốt bệnh hoàn toàn có khả năng tiến triển thành đái tháo đường type 2 trong tương lai và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Tuyến tụy là nơi sản sinh ra insulin có chức năng hỗ trợ đưa glucose từ máu vận chuyển đến các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng phục vụ các hoạt động sống trong cơ thể. Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai, nhau thai sẽ tiết ra hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone có tác dụng kháng lại insulin khiến đường tăng cao trong máu, để cân bằng lượng đường này tuyến tụy sẽ giải phóng thêm insulin nhưng trong nhiều trường hợp, thai phụ không tiết đủ lượng insulin cần thiết. Do vậy mẹ bầu dễ mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ.
2. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện triệu chứng gì?
Xét nghiệm lượng đường có trong máu là phương pháp hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định cho các mẹ bầu từ tuần thai 24 - 28 để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh xét nghiệm, mẹ bầu cũng có thể dựa trên những triệu chứng sau để biết được bản thân có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ hay không:
-
Khát nước liên tục và muốn uống nhiều nước hơn bình thường cho dù đã bổ sung đủ nước mỗi ngày, không ăn mặn hay làm việc gì nặng nhọc;
-
Nhanh có cảm giác đói và có xu hướng ăn nhiều hơn;
-
Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng;
-
Đi tiểu nhiều lần;
-
Khô miệng.
3. Trái cây tươi đem lại lợi ích gì đối với cơ thể mẹ bầu bị tiểu đường?
Trái cây rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là đem lại nhiều ích lợi đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Khi thêm trái cây vào thực đơn ăn uống hàng ngày, các mẹ sẽ được cung cấp thêm các dưỡng chất thiết yếu sau:
-
Lượng chất xơ dồi dào: chất xơ chứa trong các loại hoa quả tươi vì là có nguồn gốc từ thực vật nên sẽ không bị các enzyme tiêu hóa phân hủy hoàn toàn. Điều này có tác dụng ngăn chặn lượng đường tăng cao đột biến và giảm cholesterol dư thừa trong máu, đồng thời tạo cảm giác no lâu khiến mẹ bầu sẽ giảm cơn thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý;
-
Vitamin và khoáng chất cần thiết: axit folic và vitamin C đặc biệt được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt giúp tăng chức năng tuần hoàn não, nhanh lành vết thương và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra một số loại quả như cam, dưa, chuối, mơ còn chứa nhiều kali có tác dụng giảm huyết áp, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường;
-
Chất chống oxy hóa: anthocyanins là một dạng chất chống oxy hóa có trong các loại quả mọng, nho đỏ và anh đào giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương, làm chậm sự phát triển của các bệnh lý mạn tính nhất là bệnh tim mạch. Một số loại trái cây giàu chất chống oxy hóa đó là sung, đào, lê, cam, mơ, ổi, dưa đỏ, xoài và đu đủ,...
Trái cây chứa một lượng chất xơ và vitamin dồi dào rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu
4. Danh sách các loại trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường xảy ra trong quá trình mang thai có thể xuất phát từ chế độ ăn uống bất hợp lý hoặc sự rối loạn trong bài tiết hormone. Vì vậy mẹ bầu cần kiểm soát tốt lượng đường tiêu thụ hàng ngày để tránh dư thừa quá nhiều đường trong máu. Các loại trái cây cũng là thực phẩm chứa nhiều đường nên mặc dù rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu nhưng không phải loại quả nào cũng phù hợp cho những thai phụ bị tiểu đường.
Sau đây là tổng hợp các loại quả mẹ bầu nên ăn để phòng tránh cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ:
-
Quả kiwi: đây là loại quả chứa ít đường và cực ít calo, bên cạnh đó kiwi còn giàu chất dinh dưỡng nên chính là loại quả mà các mẹ bầu nên đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Kiwi đặc biệt giúp cải thiện lượng đường trong máu, hạn chế tình trạng khát nước do bệnh lý này gây ra;
-
Bưởi: cùi bưởi có chứa một loại chất có công dụng tương tự như insulin nên những mẹ bầu ăn bưởi là sự lựa chọn phù hợp. Không chỉ có vậy, bưởi còn giúp hạ huyết áp và phòng ngừa nguy cơ tăng lipid trong máu ở phụ nữ có thai;
-
Táo: chất crom chứa trong táo có một công dụng không ngờ đó là giúp cải thiện độ nhạy của insulin trong cơ thể những thai phụ bị tiểu đường. Không chỉ có vậy, táo còn có nhiều axit giúp trung hòa hàm lượng đường huyết nên mẹ bầu có thể duy trì thói quen ăn từ 1 - 2 quả táo mỗi ngày;
-
Anh đào: đây là loại trái cây có bị chua ngọt, hàm lượng đường thấp nên khá phù hợp để xuất hiện trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của thai phụ, nhất là các mẹ đang phải đối mặt với chứng
-
Dâu tây: loại quả này chứa rất ít đường nên mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể nhâm nhi loại quả này trong các bữa phụ. Bên cạnh đó dâu tây cũng giàu kali với công dụng giảm tình trạng khô miệng, khát nước do tiểu đường gây ra.
Mặc dù trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng mẹ bầu bị tiểu đường cần lưu ý lựa chọn loại trái cây phù hợp
Khẩu phần trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường theo như khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng là nên tiêu thụ từ 2 - 4 phần/ngày, mỗi khẩu phần tương đương với:
-
½ chén (hay 170g) trái cây thái nhỏ, có thể được đóng hộp hay nấu chín;
-
1 trái cây có kích thước vừa (cam, chuối hoặc táo);
-
180ml (¾ cốc) nước ép hoa quả.
Hướng dẫn mẹ bầu sử dụng trái cây đúng cách:
-
Các mẹ nên bỏ vỏ và ăn toàn bộ trái cây thay vì chỉ uống nước ép vì phần thịt quả mới là bộ phận chứa nhiều chất xơ nhất;
-
Ưu tiên lựa chọn trái cây tươi vì sẽ bảo tồn chất dinh dưỡng chứa trong các loại quả và an toàn hơn so với loại trái cây đóng hộp, sấy khô, trái cây đông lạnh hoặc đã qua chế biến, tẩm ướp gia vị;
-
Khi dùng nước ép trái cây bạn không nên cho thêm đường.
Hy vọng rằng với danh sách những loại trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường trên đây sẽ giúp bạn có thêm cho mình các loại quả bổ dưỡng trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề tiểu đường thai kỳ, bệnh lý liên quan đến sản khoa hoặc chế độ chăm sóc, dinh dưỡng trong suốt thời gian mang thai thì hãy đặt lịch khám tại Chuyên khoa Sản phụ khoa của MEDLATEC ngay hôm nay qua tổng đài 1900 56 56 56. Tổng đài viên luôn sẵn sàng giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn kỹ lưỡng về các dịch vụ thăm khám tại viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!