Tin tức
Lịch tiêm chủng cho bé theo khuyến cáo mới nhất
- 07/09/2020 | Khám phá lợi ích, tầm quan trọng của tiêm chủng
- 20/07/2020 | Tác dụng của vắc xin phế cầu và lịch tiêm chủng cho bé
- 24/08/2020 | Ưu đãi Gói tiêm chủng dành cho phụ nữ chuẩn bị mang thai tại MEDLATEC
1. Mức độ quan trọng của tiêm vắc xin cho bé
Sức đề kháng yếu sẽ làm giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Độ tuổi này thường chưa hình thành đủ các kháng nguyên cần thiết để tự phòng tránh các loại virus gây bệnh. Trong khi đó, các tác nhân gây bệnh xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Vì thế Bộ Y tế có khuyến cáo nên tiêm đúng loại vắc xin, vào đúng độ tuổi thích hợp. Đơn giản nhất để không bỏ sót bất kỳ mũi tiêm nào là theo dõi lịch tiêm chủng cho bé. Đây sẽ là biện pháp bảo vệ tốt nhất giúp bé tránh khỏi các loại bệnh nguy hiểm. Vắc xin sẽ giúp trẻ nâng cao hệ thống miễn dịch, giống như lớp khiêng cứng cáp bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn mang mầm bệnh. Từ đó trẻ sẽ thoải mái vui chơi và phát triển mà không phải lo mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm.
2. Lịch tiêm chủng cho bé theo khuyến cáo
Như đã nói ở trên, tùy vào độ tuổi mà bé sẽ được tiêm những loại vắc xin phù hợp. Dưới đây là thông tin về lịch tiêm chủng cho bé theo từng độ tuổi:
Ở trẻ sơ sinh:
-
Vắc xin Viêm gan B (VGB): đây là vắc xin phòng bệnh Viêm gan B. VGB thường được tiêm trong 24h sau khi em bé chào đời, tiêm 1 mũi sớm nhất có thể.
-
Vắc xin bệnh Lao (BCG): đây là vắc xin giúp trẻ không bị bệnh lao. BCG nên tiêm càng sớm càng tốt.
Mỗi loại vắc xin đều có thời điểm tiêm riêng biệt tùy theo độ tuổi của trẻ
Trẻ em 2 tháng tuổi:
-
Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 (vắc xin 5 trong 1) và uống vắc xin bại liệt lần 1. Hoặc tiêm vacxin 6 trong 1 phòng 6 bệnh trên.
-
Tiêm vắc xin nhiễm khuẩn phế cầu. (PCV)
-
Vắc xin Rota: đây là vắc xin giúp ngừa tiêu chảy do virus Rotavirus.
Trẻ em 3 tháng tuổi:
-
Tiêm vacxin phế cầu mũi 2.
-
Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 mũi 2 + Uống vắc xin bại liệt lần 2. Hoặc tiêm mũi 6 trong 1.
-
Vắc xin Rota: đây là vắc xin giúp ngừa tiêu chảy do virus Rotavirus, uống liều 2.
Trẻ em 4 tháng tuổi:
-
Tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3 + Uống vắc xin bại liệt lần 3. Hoặc tiêm mũi 6 trong 1.
-
Vắc xin phế cầu khuẩn cầu phổi (PCV): đây là vắc xin phòng nhiễm bệnh phế cầu khuẩn liên hợp, tiêm mũi thứ 3.
Trẻ em trên 6 tháng tuổi:
-
Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể tiêm viêm màng não B + C. Tiêm phòng cúm mùa 2 mũi.
-
Trẻ 9 tháng tiêm phòng mũi sởi đơn.
-
Trên 12 tháng: tiêm viêm não nhật bản, viêm màng não A + C, thủy đậu.
-
Trẻ 18 tháng: tiêm nhắc mũi bạch hầu - ho gà - uốn ván, sởi quai bị - rubella, mũi phế cầu nhắc.
Trẻ em từ 12 - 24 tháng:
-
Tiêm phòng viêm gan A lần 1.
-
Vắc xin tả 2 lần uống.
-
Vắc xin cúm: đây là vắc xin phòng bệnh cúm (vắc xin cúm bất hoạt Influenza).
Trẻ em từ 3 - 5 tuổi:
-
Tiêm thương hàn, sau đó nhắc lại sau mỗi 3 năm.
-
Tiêm các loại vắc xin sau đây mỗi loại 1 mũi: sởi, quai bị, sởi Đức.
-
Vắc xin cúm: đây là vắc xin phòng bệnh cúm (vắc xin cúm bất hoạt Influenza).
3. Các biểu hiện có thể xảy ra sau khi bé tiêm chủng
Sau khi tiêm chủng, bé có thể sẽ gặp những phản ứng sau: khóc quấy, sốt, đau hoặc đỏ vùng bị tiêm, chán ăn,... Đây là những biểu hiện thông thường của cơ thể khi gặp các kháng thể mới tiến vào, bạn không cần lo lắng vì các biểu hiện này sẽ nhanh chóng biến mất.
Biểu hiện dễ thấy nhất ở trẻ sau khi tiêm phòng là lên cơn sốt
Nhiều phụ huynh lo lắng về những phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra với trẻ sau khi tiêm phòng. Những trường hợp đó rất hy hữu xảy ra, tỉ lệ gặp phải trường hợp đó là 1/1 triệu liều vắc xin ở trẻ. Do đó, các mẹ cần phải lý trí và tìm hiểu rõ về nguồn gốc vắc xin, nguy cơ mắc bệnh, các trường hợp phòng tránh, lịch tiêm chủng cho bé,... khi ra quyết định có nên đưa bé đi tiêm chủng không.
4. Những lưu ý khi đặt lịch tiêm chủng cho bé
Tham khảo lịch tiêm chủng cho bé chúng tôi đã cung cấp hoặc nếu chắc chắn hơn hãy đến thẳng các bệnh viện, trung tâm y tế có dịch vụ tiêm phòng đáng tin cậy như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để hỏi chính xác các loại vắc xin mà con của bạn đang cần tiêm.
Bố mẹ có thể yên tâm đưa trẻ đến tiêm chủng tại các cơ sở của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Khi đặt lịch tiêm chủng cho bé bạn hãy thông báo cho bác sĩ nếu bé có gặp các tình trạng sức khỏe dưới đây:
-
Trẻ bị dị ứng với vắc xin đã tiêm.
-
Trẻ bị dị ứng với trứng. Trường hợp trẻ dị ứng với trứng thì không nên tiêm vắc xin bệnh cúm.
-
Trẻ gặp các biểu hiện đau hoặc đỏ, sưng, nhức, bị sốt thấp hơn 40.5°C vùng da tiêm vắc xin ho gà.
-
Trẻ bị cảm lạnh, tiêu chảy hoặc ho nhưng không có dấu hiệu sốt.
-
Trẻ có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm.
-
Trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh.
-
Gia đình có tiền sử đột tử ở trẻ sơ sinh hoặc bệnh động kinh.
-
Trẻ gặp vấn đề ở hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trường hợp này trẻ không nên tiêm các vắc xin như vắc xin thủy đậu, sởi hoặc bại liệt bởi các vắc xin này có chứa virus sống. Khi sức đề kháng quá yếu các virus sống này có thể biến đổi trở thành nguyên nhân gây bệnh tức thì.
Chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về các loại vắc xin, độ tuổi thích hợp tiêm vắc xin và trả lời câu hỏi đặt lịch tiêm chủng cho bé như thế nào cho đúng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích trước khi bạn đưa trẻ đi tiêm chủng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!