Tin tức
Tiêm vắc xin có cần thiết không và có những mũi tiêm nào?
- 20/11/2019 | Tiêm vắc xin uốn ván khi mang thai - Mẹ yên tâm trong suốt thai kỳ
- 11/11/2019 | Các mũi tiêm vắc xin phổ biến và địa chỉ tiêm chủng uy tín hàng đầu hiện nay
- 15/02/2020 | Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay
- 22/11/2019 | Vắc xin VAT là gì và những ai nên tiêm vắc xin VAT?
- 14/11/2019 | Tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella: độ tuổi tiêm, chi phí và các thông tin khác
1. Vắc xin là gì?
Vắc xin (hay vaccine) thực chất là các chế phẩm sinh học có chứa các kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh hoặc các vi sinh vật khác nhưng có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh.
Vắc xin được bào chế với độ an toàn cao, không gây hại cho cơ thể, ngược lại còn kích thích cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh bằng cách sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu.
Vắc xin giúp kích thích khả năng miễn dịch với mầm bệnh
Vắc xin được chia thành 5 loại chính:
- Vắc xin giải độc tố: được bào chế từ ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách khử tính độc nhưng giữ lại tính kháng nguyên như vắc xin uốn ván, vắc xin bạch cầu,...
- Vắc xin bất hoạt: được điều chế từ các vi sinh vật gây bệnh (đã chết) như vắc xin tả, vắc xin viêm não Nhật Bản, vắc xin ho gà,...
- Vắc xin sống giảm độc lực: có nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc giống với vi sinh vật gây bệnh. Những vi sinh vật này trước khi điều chế thành vắc xin sẽ được làm giảm độc lực để không còn khả năng gây bệnh nữa. Ví dụ như vắc xin sởi, vắc xin BCG sống,...
- Vắc xin tách chiết: chứa kháng nguyên được tách chiết từ các vi sinh vật. Ví dụ như kháng nguyên polysaccharid của phế cầu hoặc của cầu khuẩn màng não,...
- Vắc xin tái tổ hợp: với sự hỗ trợ của công nghệ sinh học hiện đại, gen của kháng nguyên vi sinh vật được mã hóa, tách và tái tổ hợp vào một dòng tế bào thích hợp nào đó (như E. coli). Ví dụ như vắc xin thương hàn, vắc xin tả,...
2. Tiêm vắc xin có những lợi ích gì?
Có thể nói, vắc xin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Những lợi ích có thể kể đến của việc tiêm phòng vắc xin như:
- Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: thủy đậu, viêm não Nhật Bản, rubella, sởi, uốn ván, ho gà, bại liệt,... Từ đó giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong ở người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Tiêm vắc xin giúp phòng ngừa các bệnh lây nhiễm hiệu quả
- Đây là biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế những di chứng nặng nề do bệnh gây ra.
- Tiêm phòng vắc xin giúp mọi người có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đặc biệt là trẻ nhỏ, việc tiêm ngừa vắc xin đầy đủ tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện, góp phần vào công cuộc đảm bảo và nâng cao chất lượng dân số cũng như sức khỏe cộng đồng.
- Tiêm phòng vắc xin không chỉ có ý nghĩa quan trọng với một cá thể mà còn là hành động chung tay đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tránh để dịch bệnh lây lan và phát triển.
3. Những ai nên tiêm vắc xin và nên tiêm khi nào?
Với những lợi ích mà tiêm phòng vắc xin có thể mang lại cho cá nhân và cộng đồng như đã nhắc đến ở trên thì bất cứ ai cũng nên tiêm. Đặc biệt là ở những đối tượng cơ thể đang trong giai đoạn nhạy cảm, dễ mắc bệnh như trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh và có nguy cơ lây nhiễm cao (như y bác sĩ, nhân viên y tế,...).
Một trong những yếu tố có khả năng quyết định đến hiệu quả phòng bệnh của vắc xin chính là thời gian tiêm. Mọi người khi có ý định tiêm phòng vắc xin cần lưu ý:
- Tiêm trước khi bệnh dịch diễn ra để có thời gian cho cơ thể thích ứng với vắc xin, sau đó mới có thể hình thành cơ chế miễn dịch với mầm bệnh.
- Tùy từng loại vắc xin mà sẽ có thời gian tiêm nhắc lại khác nhau. Người tiêm cần tham khảo và nhận sự tư vấn của bác sĩ để có thể nắm rõ về lịch trình tiêm phòng của mình. Như vậy mới việc tiêm vắc xin phòng bệnh mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
- Cũng như vậy, mỗi loại vắc xin sẽ có khoảng cách về thời điểm tiêm phòng khác nhau. Người tiêm cần lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ để tránh rơi vào tình trạng các mũi tiêm chồng chéo có thể dẫn đến phản ứng không mong muốn.
4. Một số mũi vắc xin phổ biến
Phụ thuộc vào từng loại bệnh cũng như độ tuổi của người tiêm mà bác sĩ sẽ lựa chọn mũi tiêm sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Một số mũi tiêm vắc xin phổ biến có thể kể đến như:
- Vắc xin thủy đậu.
- Vắc xin uốn ván.
Tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai
- Vắc xin phòng ngừa viêm gan B.
- Vắc xin viêm não Nhật Bản.
- Vắc xin phòng lao.
- Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung.
5. Địa chỉ tiêm vắc xin an toàn, chất lượng
Do nhu cầu tiêm vắc xin tăng cao nên ngày càng xuất hiện nhiều các cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ tiêm chủng. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cần được thực hiện tại các địa chỉ có uy tín, chất lượng mới có thể đảm bảo hiệu quả cũng như hạn chế tối đa các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên tiêm vắc xin ở đâu thì hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với nhiều năm kinh nghiệm y khoa nói chung và trong lĩnh vực tiêm chủng nói riêng, MEDLATEC luôn đảm bảo đặt lợi ích và sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
Đội ngũ y bác sỹ giàu chuyên môn cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, MEDLATEC hiện được đánh giá rất cao và tin tưởng từ phía khách hàng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ tiêm chủng uy tín
Tiêm vắc xin chính là vì sức khỏe của chính bạn và của cộng đồng. Liên hệ ngay với hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn về các gói dịch vụ chất lượng nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!