Tin tức

Lý giải: Vì sao mẹ bầu bị phù chân và 1 số thông tin liên quan

Ngày 25/05/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khá nhiều chị em thắc mắc vì sao mẹ bầu bị phù chân? Thực tế, khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, nhất là hệ thống tĩnh mạch. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phù chân ở sản phụ. Bên cạnh đó, mức độ phù nề chân ở mỗi mẹ bầu thường khác nhau tùy vào tháng tuổi, vị trí của thai nhi và cơ địa của sản phụ. 

1. Thời điểm dễ bị phù chân ở mẹ bầu

Trong y khoa, phù chân khi mang thai được xem là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể sản phụ. Vậy vì sao mẹ bầu bị phù chân? Hiện tượng phù chân có thể nảy sinh bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ nhưng phổ biến nhất là tháng thứ 8, tháng thứ 9. Vì đây là thời điểm thai nhi phát triển lớn với trọng lượng ngày một tăng cao khiến cho các tĩnh mạch dưới bị chèn ép và cản trở quá trình máu lưu thông, dẫn đến hiện tượng phù nề. 

vì sao mẹ bầu bị phù chân

Tình trạng phù nề chân khi mang thai

Tình trạng phù chân ở sản phụ thường biểu hiện rõ rệt nhất ở vùng cổ chân dọc xuống bàn chân. Mặc dù hiện tượng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây cản trở trong quá trình vận động và sinh hoạt của thai phụ. Đối với những chị em lần đầu mang thai thường dễ bị phù chân nặng do tác động của tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Đây cũng là một bệnh lý thường xảy ra khi nồng độ hormone tăng cao kèm theo sự gia tăng lượng máu trong cơ thể. 

2. Vì sao mẹ bầu bị phù chân?

Ngoài những vấn đề liên quan đến sức khỏe thai nhi khi mang thai thì các chị em còn thắc mắc vì sao mẹ bầu bị phù chân? Mặc dù, tình trạng này không gây nguy hiểm đến sự phát triển của bào thai nhưng chúng thường khiến sản phụ cảm thấy khó chịu. Vậy nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là gì? Theo bác sĩ, phù chân là một phản ứng sinh lý của cơ thể thường xuất hiện do một số yếu tố dưới đây:

2.1. Sự gián đoạn hoặc cản trở máu trở về tim

Khi thai nhi phát triển cũng đồng nghĩa với việc bào thai ngày một lớn hơn và chiếm lấy một phần lớn thể tích ổ bụng. Bên cạnh đó, sự gia tăng trọng lượng của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực cho ổ bụng và dẫn đến tình trạng ứ trệ, chèn ép ở các tĩnh mạch dưới. Vì thế, quá trình vận chuyển máu trở về tim thường bị gián đoạn hoặc lưu thông kém dẫn đến tình trạng phù chân.

Giải đáp: Vì sao mẹ bầu bị phù chân?

Giải đáp: Vì sao mẹ bầu bị phù chân?

2.2. Những thay đổi trong máu

Để tạo điều kiện thuận lợi cho bào phát triển, cơ thể mẹ bầu cần phải tăng cường sản xuất máu. Theo một số nghiên cứu cho thấy, lượng máu cơ thể sản phụ sản xuất thêm được ước tính cao hơn 50% so với bình thường. Trong khi đó, sự gia tăng lưu lượng máu cũng khiến cho thành mạch chịu thêm nhiều áp lực và gây ra tình trạng sưng phù ở các chi dưới, nhất là ở chân.

2.3. Rối loạn nội tiết

Trong thời kỳ mang thai, trọng lượng cơ thể của các chị em phụ nữ có thể tăng thêm từ 10kg đến 20kg. Sự gia tăng cân nặng một cách đột ngột cũng khiến cho đôi chân của sản phụ chịu nhiều sức ép và dẫn đến tình trạng phù nề. Bên cạnh đó, nội tiết tố của phụ nữ thường thay đổi khi mang thai khiến cho lưu lượng máu trong cơ thể chủ yếu dồn vào hai bàn chân. Nếu trong chế độ ăn uống của mẹ bầu thiếu hàm lượng Kali và thừa hàm lượng muối cũng có thể khiến đôi chân trở nên phù nề hoặc cảm giác nặng nề hơn.

2.4. Thói quen trong sinh hoạt

Việc đi giày, dép không phù hợp với kích cỡ chân cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi vận động. Những loại giày, dép cao gót thường dồn trọng lượng cơ thể xuống chân nhiều hơn nên dễ dẫn đến tình trạng sưng tĩnh mạch và phù nề chân. Ngoài ra, khi đứng hoặc ngồi quá lâu cũng góp phần làm cho triệu chứng sưng phù chân trở nên nặng nề hơn.

3. Bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngoài việc lý giải vì sao mẹ bầu bị phù chân thì bác sĩ còn chia sẻ với chị em một số vấn đề bất thường liên quan đến tình trạng này. Thực tế, phần lớn các bạn nữ lần đầu làm mẹ đều cảm thấy lo lắng vì không biết hiện tượng phù chân có gây nguy hiểm đến thai nhi không? 

Theo bác sĩ, tình trạng này hoàn toàn không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chúng thường gây ra cảm giác khó chịu khi mẹ bầu phải vận động, sinh hoạt hằng ngày và gây áp lực lên một số bộ phận khác. Điển hình như thận vì lượng chất lỏng trong cơ thể mẹ bầu tăng cao, khiến thận phải tăng cường làm việc nhiều hơn. 

Phù chân cảnh báo biến chứng <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/tien-san-giat-la-gi-cach-chan-doan-tien-san-giat-s74-n19837'  title ='tiền sản giật'>tiền sản giật</a>

Phù chân cảnh báo biến chứng tiền sản giật

Trong trường hợp chất lỏng tập trung sẽ gây cản trở sự lưu thông máu ở phần chân khiến cho khả năng hoạt động của tim bị ảnh hưởng. Ngoài ra, phù chân còn được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước tình trạng tiền sản giật (một hội chứng rất nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé). Vì thế, các mẹ bầu không nên chủ quan khi hiện tượng phù chân xảy ra kèm theo những biểu hiện bất thường như đau đầu, nôn mửa, thị giác kém, mặt và tay sưng phù. 

4. Phân biệt phù chân sinh lý và phù chân bất thường

Hiện tượng phù chân trong thời kỳ mang thai không phải là biểu hiện hiếm gặp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, tình trạng này còn được xem là dấu hiệu cảnh báo một bất thường nào đó của sức khỏe. Do đó, bên cạnh tìm hiểu vì sao mẹ bầu bị phù chân thì chị em cũng nên nắm rõ các biểu hiện để dễ dàng nhận biết tình trạng phù chân là bình thường hay bất thường. 

Vậy biểu hiện phù chân sinh lý và phù chân bệnh lý thường được phân biệt như thế nào? Để giúp các mẹ bầu dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, dưới đây là một số gợi ý chi tiết nhất:

4.1. Phù chân sinh lý

Tình trạng phù chân ở sản phụ được xem là biểu hiện sinh lý bình thường khi:

Đặc điểm tình trạng phù chân sinh lý khi mang thai

Đặc điểm tình trạng phù chân sinh lý khi mang thai

  • Hiện tượng phù chân chủ yếu xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ, cụ thể là từ tuần tuổi thứ 28 đến tuần tuổi thứ 42.

  • Tình trạng phù nề chân thường biểu hiện nặng nề hơn vào thời điểm cuối ngày.

  • Cả hai bên chân đều có biểu hiện sưng phù.

  • Triệu chứng thường thuyên giảm sau khi ngủ hoặc nghỉ ngơi.

4.2. Phù chân bất thường

Trong một số trường hợp, phù chân cũng được xem là một biểu hiện cảnh báo một biến chứng nào đó sắp xảy ra. Do đó, mẹ bầu nên chú ý và theo dõi hiện tượng phù nề ở chân để nhận diện bệnh dễ dàng. Theo bác sĩ, tình trạng phù chân bất thường sẽ kèm theo một số biểu hiện như:

  • Tình trạng phù chân ngày một nặng nề, một số trường hợp xuất hiện dấu ấn lõm trên mu bàn chân khi dùng ngón tay ấn lên vùng phù. Hiện tượng này thường được lý giải do da đàn hồi chậm.

  • Ngoài vùng chân thì mặt và tay cũng có biểu hiện phù nề.

Mặt và tay có biểu hiện sưng phù giống chân

Mặt và tay có biểu hiện sưng phù giống chân

  • Triệu chứng này hoàn toàn không thuyên giảm mặc dù thai phụ đã hạn chế đi lại, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.

  • Phù chân cảnh báo biến chứng tiền sản giật ở thai phụ. Đây là một biến chứng khá nguy hiểm với tỷ lệ gây tử vong cho cả bé và mẹ rất cao. 

  • Phù chân kèm theo một số biểu hiện bất thường khác như khó thở, đau đầu, mắt mờ, chóng mặt,...

Với những chia sẻ của bài viết, bạn đọc đã được giải đáp chi tiết vì sao mẹ bầu bị phù chân. Ngoài ra, các chị em cũng được trang bị thêm một số kiến thức để dễ dàng nhận diện tình trạng phù chân là bình thường hay bất thường khi mang thai nhằm phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.