Tin tức
Mách bạn cách hết bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ
- 15/02/2021 | Bỏ túi ngay các phương pháp trị nghẹt mũi hiệu quả tức thì
- 12/11/2021 | Cách trị nghẹt mũi cực đơn giản và hiệu quả bất ngờ
- 15/02/2023 | Tìm hiểu nguyên nhân gây nghẹt mũi nhưng không có nước mũi
- 13/04/2022 | Trẻ nghẹt mũi ban đêm bố mẹ cần xử lý ra sao?
- 03/08/2022 | Những cách trị nghẹt mũi cho bà bầu đơn giản, hiệu quả
1. Nghẹt mũi khó thở khi ngủ là gì?
Rất nhiều người bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Đây là tình trạng dịch nhầy tiết ra nhiều và bị tắc nghẽn trong mũi, nhưng cũng có thể là do viêm nhiễm mạch máu ở niêm mạc mũi. Lúc này, khi nằm xuống, người bệnh sẽ cảm thấy nghẹt mũi, khó thở ở một hoặc cả hai bên mũi, dẫn đến không thể ngủ được hay ngủ chập chờn không sâu giấc.
Không ít người bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
2. Tại sao bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ, bao gồm:
Viêm nhiễm ở mũi
Tình trạng viêm nhiễm ở mũi do cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA, đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, mỹ phẩm,… thì bạn sẽ hắt xì, chảy nước mũi, nghẹt mũi,…
Dị vật trong mũi
Bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ có thể do có dị vật trong mũi. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em, các bé vui chơi và cho đồ chơi vào trong mũi rồi bị mắc kẹt trong đó, không chỉ gây nghẹt mũi, khó thở mà còn làm viêm tại vị trí đồ chơi mắc kẹt, rất nguy hiểm.
Tai nạn, chấn thương mũi
Tai nạn, chấn thương xảy ra khi làm việc, lái xe có thể làm tổn thương vùng mũi, cụ thể là khiến mũi bị phù nề, lệch vách ngăn. Trong quá trình điều trị, bạn có thể bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ hoặc bất cứ lúc nào.
Chấn thương ở mũi làm mũi chảy máu, phù nề, lệch vách ngăn,… gây ra nghẹt mũi
Môi trường sống không đảm bảo
Môi trường sống, đặc biệt là phòng ngủ không đảm bảo cũng có thể khiến bạn bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ. Chẳng hạn như phòng ốc không được vệ sinh thường xuyên nên tích tụ nhiều bụi bẩn, sử dụng điều hòa nhưng không có biện pháp cân bằng độ ẩm khiến không khí bị khô. Điều này khiến bạn bị dị ứng, nghẹt mũi và khó thở mỗi khi nằm ngủ.
3. Bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ phải làm sao?
Nghẹt mũi khó thở khi ngủ có thể làm bạn khó chịu, thậm chí là mất ngủ. Sáng hôm u, cơ thể uể oải, mệt mỏi vì ngủ không đủ giấc, lâu dài gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy nên làm gì với tình trạng bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ?
Uống nhiều nước
Nếu bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ do dịch nhầy trong mũi đặc và nhiều, bạn hãy tăng cường uống nước, đặc biệt là nước ấm. Nước ấm làm loãng dịch nhầy và giúp dịch nhầy được đào thải ra ngoài hiệu quả hơn. Song song với uống nước, bạn có thể dùng thức ăn loãng và ấm như như canh, cháo, súp, nước luộc rau để trị nghẹt mũi. Lưu ý là nên ăn thức ăn loãng và uống nhiều nước vào ban ngày, tránh vào buổi tối để giấc ngủ không bị gián đoạn do buồn tiểu liên tục.
Uống nước ấm giúp làm loãng dịch mũi, giảm nghẹt mũi khó thở
Không uống cà phê
Một trong những tác dụng của cà phê là lợi tiểu, vì vậy, uống cà phê sẽ khiến cơ thể bị mất nước nên dịch nhầy trong mũi sẽ càng đặc hơn, tình trạng nghẹt mũi khó thở càng thêm nghiêm trọng. Đó là lý do bạn không được uống cà phê, nhất là sau 2 giờ chiều để tránh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ về đêm.
Dùng nước muối sinh lý
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, rửa mũi hoặc xông mũi nhiều lần trong ngày và trước khi đi ngủ, giúp làm loãng và loại bỏ dịch nhầy hiệu quả. Ngoài ra, nước muối còn có tác dụng giảm viêm, sưng, ngứa và khó chịu ở mũi.
Tắm nước ấm
Tắm hoặc xông hơi bằng nước ấm giúp hơi nước đi vào trong mũi, làm loãng dịch nhầy. Ngoài ra, tắm nước ấm còn là cách thư giãn, xua tan mệt mỏi và căng thẳng. Do đó, nếu bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ thì bạn hãy tắm nước ấm vào buổi tối để tình trạng được cải thiện.
Gối cao đầu khi ngủ
Tình trạng nghẹt mũi khó thở khi ngủ về đêm sẽ thuyên giảm rõ rệt nếu bạn gối cao đầu khi ngủ. Theo đó, hãy để cho phần đầu và cổ của bạn tạo thành một góc chênh 15 độ so với giường. Bằng cách này, dịch nhầy trong mũi sẽ dễ dàng chảy xuống họng và đào thải ra ngoài qua hệ bài tiết.
Đừng quên gối cao đầu để tránh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ
Dọn dẹp phòng ngủ
Nếu bị nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng thì bạn cần dọn dẹp phòng ngủ thường xuyên, thay chăn ga gối nệm 2 - 3 lần/ tuần và mở cửa sổ phòng ngủ rộng thoáng. Việc này giúp bụi bẩn và vi khuẩn không bị tích tụ, gây ngứa mũi, nghẹt mũi. Ngoài ra, cần vệ sinh điều hòa sạch sẽ và khi dùng điều hòa thì cần có thêm giải pháp giúp cân bằng độ ẩm trong phòng.
Uống thuốc
Trường hợp nghẹt mũi khó thở khi ngủ do bệnh lý về hô hấp và tình trạng kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ thì bạn cần sử dụng thuốc, thường là những loại thuốc xịt mũi để làm thông mũi hoặc thuốc kháng histamin. Nếu viêm hô hấp do vi khuẩn và bị bội nhiễm thì phải dùng kháng sinh.
Đặc biệt, trong các trường hợp dưới đây, bạn cần đi khám nhanh chóng để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị:
- Tiền sử mắc bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Nghẹt mũi, chảy mũi kèm theo ho hơn 1 tuần.
- Sốt cao và đau đầu, đau vùng xoang.
- Dịch mũi đặc, có màu xanh hoặc vàng.
- Nghẹt mũi gây mất ngủ kéo dài dẫn đến suy nhược.
- Chảy mũi, nghẹt mũi sau khi bị chấn thương
Nếu cần tư vấn sức khỏe hoặc có nhu cầu khám và điều trị bệnh tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện để được Tổng đài viên hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!