Tin tức

Mách bạn cách khắc phục mẻ răng để lấy lại nụ cười tỏa nắng

Ngày 05/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Mẻ răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như do vấp ngã, tai nạn hoặc vô tình cắn phải những vật cứng. Không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng những chiếc răng bị mẻ khiến nhiều người không thể tự tin trong giao tiếp. 

1. Mẻ răng có thể gây ra những hậu quả gì?

Răng gồm có 3 lớp đó là men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, lớp ngoài cùng bao bọc răng chính là men răng. Đặc điểm của men răng là rất cứng để thực hiện chức năng bảo vệ các mô bên trong. 

Mẻ răng khiến người bệnh mất tự tin

Mẻ răng khiến người bệnh mất tự tin

Tuy nhiên, khi bạn bị va đập mạnh vào răng thì việc tổn thương men răng là điều không tránh khỏi. Trong đó, răng bị vỡ một phần thì được gọi là hiện tượng mẻ răng, sứt răng. 

Mức độ mẻ khác nhau sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Khi mẻ răng, ngà răng và tủy răng bị lộ ra ngoài khiến người bệnh sẽ bị ê buốt răng, nhất là khi ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này gây ra những bất tiện trong chế độ ăn uống của người bệnh. Hơn nữa, quá trình vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn bình thường. 

Phần mặt trước của răng cửa hay vùng cạnh cắn thường có nguy cơ va đập cao hơn do đó nguy cơ bị mẻ cũng cao hơn những vị trí răng còn lại. Hơn nữa, khi bị mẻ, răng sẽ trở nên sắc nhọn hơn và dễ tác động và gây tổn thương cho những mô mềm trong miệng. Ngoài ra, mẻ răng cũng chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên trong miệng tấn công vào răng, từ đó tăng các nguy cơ bệnh lý như sâu răng và  viêm tủy,… Nếu không khắc phục kịp thời tình trạng này có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn. 

Bên cạnh đó, những người bị mẻ, sứt răng thường rất e ngại khi giao tiếp với mọi người xung quanh, gây ra những bất lợi trong công việc và cuộc sống. Vì thế, bất cứ ai bị mẻ răng cũng nên lựa chọn những biện pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất. 

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng sứt mẻ răng?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng sứt mẻ răng là do những tác động mạnh vào răng của người bệnh. Cụ thể như sau: 

- Gặp phải những chấn thương do va đập bên ngoài khiến răng của bạn bị sứt mẻ. Khi bị va đập, người bệnh còn phải chịu cảm giác ê buốt răng vô cùng khó chịu. 

- Cắn phải một số đồ vật cứng như đũa, đá, chai,…

- Đã có tiền sử về các bệnh răng miệng. 

- Khi cơ thể bị thiếu khoáng chất khiến răng cũng có nguy cơ bị thiếu canxi, flour, và các khoáng chất cũng có nguy cơ bị vỡ mẻ răng cao hơn. 

Từng mắc bệnh về răng miệng sẽ có nguy cơ mẻ răng cao hơn

Từng mắc bệnh về răng miệng sẽ có nguy cơ mẻ răng cao hơn

- Tình trạng sâu răng cũng có thể khiến cho răng bị nhức buốt, khó chịu và dễ bị mẻ hơn. 

- Một số nguyên nhân khác có thể khiến răng bị mẻ là: 

+ Ăn nhiều đồ ngọt, các thực phẩm có hàm lượng đường cao, thực phẩm có hàm lượng axit cao như cam, chanh hay các loại đồ uống có gas,... sẽ gây bào mòn và sứt mẻ răng. 

+ Thói quen nghiến răng cũng có thể gây hại men răng và khiến răng yếu hơn vì khi nghiến răng, 2 hàm răng của bạn sẽ siết chặt vào nhau.  

3. Những phương pháp khắc phục tình trạng mẻ răng

Ở những vị trí khác nhau thì cách xử lý tình trạng mẻ răng cũng khác nhau. Nếu như bước xử lý ban đầu hiệu quả thì việc điều trị sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn: 

3.1. Hướng dẫn xử lý ban đầu

- Ngay khi xảy ra va đập dẫn đến sứt mẻ răng, bạn nên lấy hết những mảng răng đã bị mẻ hoặc gãy đựng vào hộp khô và sạch. Vệ sinh phần răng còn lại bằng nước ấm. Có thể chườm lạnh để ngăn ngừa sưng tấy vùng vừa bị va đập. Sau đó đến các chuyên khoa Răng hàm mặt để được các bác sĩ nha khoa xử trí phần răng bị mẻ. 

- Trong trường hợp chưa thể điều trị phần răng bị mẻ ngay, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng theo những cách dưới đây: 

+ Súc miệng bằng nước muối ấm. 

+ Hạn chế đồ ăn quá cứng hoặc đồ ăn có tính axit cao. 

+ Không nên cố gắng nhai ở bên răng bị mẻ để tránh tình trạng càng thêm nghiêm trọng. 

Dán sứ veneer cho răng bị mẻ

Dán sứ veneer cho răng bị mẻ

3.2. Một số phương pháp điều trị mẻ răng

Tùy vào từng mức độ mẻ và từng trường hợp bệnh nhân khác nhau, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là những phương pháp phổ biến nhất: 

- Hàn răng: Các nha sĩ có thể dùng nhựa composite resin để thay thế phần răng mẻ nhờ vào tác động ánh sáng cực tím. Loại ánh sáng đặc biệt này có tác dụng làm khô và và cứng phần răng cần hàn, giúp răng phục hồi lại hình dạng như ban đầu. Phương pháp này có thể duy trì trong một năm. Khi thực hiện hàn răng, bác sĩ sẽ không tiến hành mài răng nên bệnh nhân không hề có cảm giác đau đớn. 

- Dán sứ Veneer: Sau khi làm nhám 1 phần mỏng ở phần men răng, bác sĩ sẽ tạo miếng dán sứ và cố định nó vào răng. Miếng dán sứ này có thể dùng trong 30 năm và có tính thẩm mỹ cao, giúp người sử dụng cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

mẻ răng  Bọc răng sứ có độ bên cao và đảm bảo thẩm mỹ

- Bọc răng sứ: Bác sĩ sẽ loại bỏ tổ chức xung quanh răng, lấy mẫu răng và sau đó sẽ lắp cố định nó vào hàm răng. Phương pháp này có độ bền cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người bệnh có thể bị đau buốt nếu không sử dụng thuốc gây tê. 

Hi vọng những kiến thức về tình trạng mẻ răng và cách khắc phục trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Để được tư vấn chi tiết hoặc đặt lịch khám sức khỏe răng miệng, bạn hãy liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56. 

Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ nhiều bác sĩ có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ,… Hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng là một ưu thế của MEDLATEC để cung cấp dịch vụ y tế chất lượng. Việc can thiệp và điều trị sớm các bệnh về răng miệng sẽ giúp người bệnh tự tin hơn, nâng cao chất lượng sống và tiết kiệm chi phí điều trị. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.