Tin tức
Mang vớ giãn tĩnh mạch bao lâu và lời khuyên từ bác sĩ điều trị?
- 25/07/2022 | Gợi ý các bài tập suy giãn tĩnh mạch ở đa dạng tư thế
- 23/07/2024 | Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser: Không cần mổ mở - Không cần lưu viện - Đảm...
- 01/10/2023 | Các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân cần được tham khảo ngay!
- 17/12/2024 | Suy giãn tĩnh mạch chi dưới: Chi tiết phương pháp chẩn đoán và phòng ngừa
1. Khi nào cần mang vớ giãn tĩnh mạch?
Trước khi đưa ra lời giải đáp cho thắc mắc “người bệnh cần mang vớ giãn tĩnh mạch bao lâu”, MEDLATEC sẽ cung cấp một vài thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch và những trường hợp nên điều trị bệnh bằng phương pháp mang loại vớ đặc biệt này.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh
Bệnh suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi các tĩnh mạch ngoại biên bị suy yếu và giãn nở, làm máu ứ đọng và khiến tĩnh mạch nổi rõ dưới da, từ đó gây rối loạn tuần hoàn máu. Dùng vớ y khoa là cách điều trị bệnh khá phổ biến.
Loại vớ này khác với những loại vớ thông thường, nó có thể tạo ra áp lực ở nhiều mức độ khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ lựa chọn loại vớ phù hợp cho người bệnh. Tác dụng của loại vớ này là giúp người bệnh giảm đau nhức chân và giảm phù chân, phòng ngừa sự tiến triển của bệnh.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch thường được chỉ định mang vớ y khoa từ giai đoạn sớm. Dưới đây là những thời điểm người bệnh nên sử dụng vớ y khoa:
- Sử dụng khi đi lại, khi phải đứng và ngồi nhiều, hay khi đang trong thời gian làm việc. Khi đi ngủ, bạn nên cởi tất. Nếu dùng tất trong giai đoạn này, tất sẽ không mang lại tác dụng và còn có thể khiến bạn khó chịu khi ngủ.
- Mang vớ khi tập thể dục: Nếu bạn cảm thấy việc tập luyện, đi nhiều khiến bạn bị đau bắp chân thì có thể mang loại vớ chuyên dụng này. Ngược lại, nếu không cảm thấy đau thì không cần mang vớ khi bạn tập thể dục.
Để vớ y khoa có tác dụng hiệu quả nhất, người bệnh có thể thực hiện những bài tập đơn giản ngay trong khi đang làm việc. Những bài tập đơn giản trong thời gian ngắn có thể giúp lưu thông máu lên và cải thiện tình trạng ứ đọng máu ở chân.
Ngược lại, với những trường hợp ít vận động, ít tập luyện và thường xuyên phải ngồi hay đứng quá lâu, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân mang loại vớ phù hợp hơn.
- Nếu người bệnh đã đã được điều trị bằng laser hoặc sóng radio, bác sĩ cũng sẽ chỉ định loại vớ phù hợp với người bệnh.
2. Cách mang vớ y khoa cho người suy giãn tĩnh mạch
Việc mang vớ y khoa cũng không có gì khác biệt so với những loại vớ thông thường. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên chú ý từng chi tiết nhỏ nhất để mang vớ đúng cách, giúp vớ phát huy hiệu quả điều trị tốt nhất.
Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể về cách mang vớ:
- Cách 1: Người bệnh dùng 2 tay để nắm 2 bên miệng vớ và nhẹ nhàng kéo vớ lên. Lưu ý cần kéo vớ qua khỏi bàn chân càng cao càng tốt. Sau đó, chỉnh sửa và kéo lại những đoạn vớ bị gấp.
Bạn cần mang vớ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ
- Cách 2: Lộn trái vớ đến vị trí gót, sau đó đưa bàn chân vào. Tiếp đó, kéo vớ lên sao cho bàn chân và gót chân ngay đúng vị trí gót vớ, rồi từ từ dùng tay nắm hai bên miệng vớ kéo lên nhẹ nhàng.
Nếu người bệnh đã lớn tuổi và bị đau cơ, đau khớp, khó khăn khi cúi để mang vớ, người bệnh có thể tham khảo khung hỗ trợ do nhà sản xuất thiết kế để việc mang vớ được dễ dàng hơn.
3. Cần mang vớ giãn tĩnh mạch bao lâu?
Thông thường, việc mang vớ giãn tĩnh mạch sẽ cho hiệu quả rất nhanh chóng, thậm chí, bệnh nhân còn có thể thấy rõ hiệu quả vào cuối ngày đầu tiên. Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể thấy hiệu quả sau vài ngày sử dụng vớ, cảm giác đau nhức chân được cải thiện rất rất rõ ràng.
Rất khó để trả lời câu hỏi “mang vớ giãn tĩnh mạch bao lâu”. Câu trả lời phụ thuộc nhiều vào mức độ bệnh, độ đàn hồi của tĩnh mạch và bắp chân của bạn phục hồi như thế nào,...
Trong trường hợp người bệnh phát hiện và điều trị muộn, điều trị không đúng cách, tĩnh mạch đã dãn vĩnh viễn và gần như không thể co lại được thì quá trình điều trị bệnh sẽ kéo dài hơn.
Ngược lại những trường hợp phát hiện bệnh sớm, mang vớ từ giai đoạn sớm, đồng thời tĩnh mạch còn khả năng đàn hồi thì bệnh nhân có thể phục hồi rất tốt và thời gian mang vớ cũng có thể ngắn hơn.
Người bệnh cần hiểu rõ rằng, việc mang vớ có thể giúp tất cả các trường hợp bệnh nhân cải thiện được những triệu chứng của bệnh, chẳng hạn như phù chân hay đau chân dù bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ.
4. Hướng dẫn cách bảo quản vớ y khoa
Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn bảo quản tất hiệu quả:
- Nên tháo bỏ các loại trang sức đeo tay trước khi mang vớ để tránh làm xước, rách vớ.
- Nên giặt vớ bằng tay và dùng loại bột giặt ít chất tẩy. Không nên giặt chung với các loại quần áo khác.
- Chỉ nên dùng vớ khi đã khô hoàn toàn.
- Sau mỗi 6 tháng, bạn nên thay vớ một lần để đảm bảo vớ đang mang phù hợp với kích cỡ chân và đảm bảo hiệu quả của áp lực điều trị.
Một số bệnh nhân có thể lo ngại về biến chứng của vớ y khoa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người bệnh không cần lo lắng quá mức. Loại vớ đặc biệt này rất an toàn khi sử dụng trong thời gian dài. Điều quan trọng là bạn nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh cần đi khám sớm ngay khi có triệu chứng bất thường
Hi vọng rằng, qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ về vớ giãn tĩnh mạch và tìm ra câu trả lời cho thắc mắc “mang vớ tĩnh mạch bao lâu”. Để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết hơn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
