Tin tức
Mắt bị nhòe mờ nguyên nhân do đâu và cách điều trị
- 23/09/2022 | Viêm bờ mi mắt có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
- 26/09/2022 | Các giai đoạn của bệnh đau mắt hột và cách xử lý khi mắc bệnh
- 26/09/2022 | Liên tục bị chói mắt là dấu hiệu của bệnh lý gì?
1. Mắt bị nhòe mờ do nguyên nhân nào?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây tình trạng mắt bị nhòe mờ cùng các triệu chứng đi kèm khác, cần xác định chính xác nguyên nhân để điều trị hiệu quả.
Mắt bị nhòe mờ là dấu hiệu giảm thị lực
1.1. Do thiếu máu não cục bộ
Thiếu máu não cục bộ là tình trạng đột quỵ ngắn, gây ra nhiều triệu chứng trong đó có suy giảm thị lực, mắt nhìn mờ, choáng váng. Tình trạng này thường gặp ở các đối tượng như: tăng huyết áp, nghiện rượu hoặc thuốc lá, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh tiểu đường, người ít hoạt động thể chất,...
Người bệnh khi bị thiếu máu não cục bộ có thể nhìn mờ một hoặc cả hai bên mắt, sau đó sẽ hồi phục khi cơn bệnh qua đi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát bất cứ lúc nào nên việc đi khám và điều trị phòng ngừa là rất quan trọng.
Mắt bị nhòe mờ là một dấu hiệu trong cơn đột quỵ
1.2. Đột quỵ
Khi đột quỵ xảy ra, phần não không được nuôi dưỡng đủ máu và oxy sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có mắt. Người bệnh thường không thể kiểm soát thị lực, dẫn đến mờ hoặc mất thị lực hoàn toàn cả hai bên mắt. Triệu chứng khác đi kèm trong cơn đột quỵ có thể gặp như: méo mặt, yếu một bên cơ thể, mất khả năng nói,...
1.3. Bong võng mạc
Do tổn thương hoặc nguyên nhân nào đó khiến võng mạc tách ra xa khỏi phía sau của mắt, từ đó mất liên hệ với dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng. Bong võng mạc một phần sẽ khiến bạn bị mờ, giảm thị lực, xuất hiện theo từng vùng hoặc ở dạng các đốm đen trước mắt.
Bong võng mạc cần được điều trị sớm để hồi phục, nếu không mô võng mạc không được nuôi dưỡng trong thời gian dài có thể không hồi phục được, gây mất thị lực vĩnh viễn.
1.4. Thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng của mắt khiến các mạch máu phát triển bất thường, có thể rò rỉ máu cùng chất lỏng vào điểm vàng. Kết quả là thị lực của người bệnh bị ảnh hưởng, có thể mờ hoặc mất thị lực ở vùng trung tâm, xung quanh có thể vẫn nhìn mờ.
Đây cũng là tình trạng nghiêm trọng cần được can thiệp điều trị sớm, nếu không biến chứng có thể xuất hiện ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn.
Tổn thương giác mạc ảnh hưởng đến thị lực người bệnh
1.5. Tổn thương giác mạc
Khi giác mạc bị trầy xước, tổn thương do vật thể lạ hoặc tác động dụi mắt quá mạnh cũng gây ra triệu chứng giảm thị lực, mờ mắt. Người bệnh cảm thấy như có vật gì trong mắt gây khó chịu và che tầm nhìn.
1.6. Đường huyết cao
Ít ai biết rằng, khi đường huyết tăng quá cao, mạch máu nhỏ ở mắt có thể bị ảnh hưởng vỡ ra, ảnh hưởng tới khả năng nhìn. Vì thế, một trong những biến chứng cần phòng ngừa ở người bệnh tiểu đường là mất thị lực.
1.7. Viêm dây thần kinh thị giác
Dây thần kinh thị giác có vai trò kết nối mắt với não bộ, từ đó truyền tín hiệu thông tin hình ảnh mà mắt thu được. Bệnh đa xa cứng hoặc phản ứng tự miễn quá mức của cơ thể có thể gây viêm dây thần kinh thị giác, làm giảm thị lực của bên mắt mắc bệnh.
1.8. Viêm mống mắt
Viêm mống mắt có thể là kết quả của phản ứng tự miễn dịch hoặc biến chứng nhiễm trùng ở mắt, vừa gây đau đớn khó chịu vừa tăng nhạy cảm của mắt với ánh sáng. Những người mắc chứng viêm mống mắt thường có tình trạng sợ ánh sáng, suy giảm thị lực.
Viêm mống mắt có thể là nguyên nhân khiến mắt nhòe mờ
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác khiến mắt bị nhòe mờ nên để xác định nguyên nhân chính xác, bác sĩ cần khám, kiểm tra triệu chứng đi kèm và làm các xét nghiệm liên quan.
2. Mắt bị nhòe mờ khi nào nguy hiểm?
Mắt bị nhòe mờ có thể chỉ là tình trạng tạm thời có thể khắc phục được khi nghỉ ngơi, dùng thuốc nhỏ mắt,...Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho thấy bệnh lý về mắt nghiêm trọng, có thể làm tổn thương mắt, mất thị lực vĩnh viễn.
Vậy cần nhận biết dấu hiệu nguy hiểm để đưa người bệnh tới cơ sở y tế sớm nhất nếu mắt nhìn mờ đi kèm với các triệu chứng sau:
-
Đau nhức mắt.
-
Chảy máu từ mắt.
-
Chấn thương ở mắt.
-
Thay đổi tầm nhìn đột ngột.
-
Có các dấu hiệu của cơn đột quỵ như: khó nói, khó phát âm, xệ mặt, yếu một bên người,...
-
Giảm thị lực nhanh, chỉ xảy ra ở 1 bên mắt và không có dấu hiệu hồi phục.
-
Tình trạng mờ mắt xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường hoặc mắc bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, sau điều trị ung thư,...
Các trường hợp trên cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm nhất, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh để can thiệp điều trị thích hợp.
3. Phương pháp điều trị tình trạng mắt nhòe mờ
Nguyên nhân bệnh lý khác nhau thì cách điều trị cũng khác nhau, mục tiêu là bảo vệ mắt và hồi phục tình trạng mắt nhòe mờ.
-
Nếu là đột quỵ, bệnh nhân cần được xử lý thông mạch máu tắc để hạn chế tối đa tổn thương các tế bào não.
-
Với trường hợp mắt nhòe mờ do bong, rách võng mạc thì cần phẫu thuật xử lý sớm, tránh mất thị lực vĩnh viễn,...
Mỗi nguyên nhân gây mắt nhòe mờ thì cách điều trị lại khác nhau, do vậy không thể áp dụng uống thuốc hay điều trị theo cách của người khác, người bệnh cần đến trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa.
Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn khi có về đề về mắt cần thăm khám và điều trị. Chuyên khoa sở hữu những ưu điểm như:
-
Hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm trong nghề, tậm tâm với bệnh nhân.
-
Cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại, tiên tiến.
-
Quy trình thăm khám nhanh gọn, tiết kiệm thời gian chờ đợi.
Nếu đang gặp tình trạng mắt bị nhòe mờ cần hỗ trợ, hãy liên hệ với các chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!